ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 3) Các tín hiệu được kích hoạt do liên kết chéo của các thụ thể dành cho kháng nguyên sẽ được dẫn truyền bởi các protein làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu gắn với các thụ thể ấy. Các kháng thể IgM và IgD đóng vai trò làm thụ thể dành cho kháng nguyên trên bề mặt tế bào lympho B “trinh nữ” là các protein có cấu trúc biến đổi mạnh và có các lãnh vực nằm trong bào tương của tế bào này. Các thụ thể trên màng này có khả năng nhận diện được kháng nguyên nhưng tự chúng lại không dẫn truyền được tín hiệu. Các thụ thể này được gắn theo kiểu không đồng hoá trị vào hai protein có ký hiệu là Iga và Igb. Bộ ba bao gồm phân tử thụ thể và hai protein trên hình thành phức hợp thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên (tương tự như phức hợp thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên). Các lãnh vực nằm trong bào tương của Iga và Igb có chứa các motif hoạt hoá dựa vào tyrosine của thụ thể miễn dịch (immunoreceptor tyrosine-based activation motif - gọi tắt là motif ITAM). Các motif này có cấu trúc hằng định giống nhau và được tìm thấy trong các tiểu phần làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu của nhiều loại thụ thể hoạt hoá khác nhau trong hệ thống miễn dịch (ví dụ như CD3 và các protein z của phức hợp thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên; xem chương 5). Khi hai hoặc nhiều hơn thụ thể trên cùng một tế bào B cụm lại với nhau thì các gốc tyrosine trong các motif ITAM của Iga và Igb được phosphoryl hoá bởi enzyme kinase có gắn với phức hợp thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên. Các phosphotyrosine (tyrosine đã được phosphryl hoá) này trở thành vị trí tiếp cận cho các protein chuyển đổi (adaptor protein) là các protein tự chúng được phosphoryl hoá rồi lôi kéo một số phân tử làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu đến bên cạnh. Mặc dù ở các tế bào B thì người ta vẫn chưa biết nhiều về các thành phần trong chuỗi dẫn truyền các tín hiệu phát ra từ thụ thể như ở các tế bào T, nhưng về cơ bản thì các sự kiện của quá trình dẫn truyền tín hiệu này ở hai quần thể tế bào lympho là tương tự như nhau (xem chương 5, hình 5.14). Kết quả cuối cùng của việc dẫn truyền các tín hiệu phát ra từ thụ thể trong các tế bào B đó là sự hoạt hoá của các yếu tố phiên mã (transcription factor) có tác dụng bật mở các gene mà các sản phẩm protein do chúng mã hoá tham gia vào quá trình tăng sinh và biệt hoá của tế bào B. Một số protein quan trọng sẽ được đề cập trong phần tiếp theo. Vai trò của bổ thể trong hoạt hoá tế bào B Các tế bào lympho B có một thụ thể dành cho một protein của hệ thống bổ thể có tác dụng cung cấp các tín hiệu hoạt hoá tế bào B (Hình 10.4). Hệ thống bổ thể là một tập hợp các protein trong huyết tương khi được hoạt hoá bởi các vi sinh vật hoặc bởi kháng thể đã bám vào vi sinh vật thì bổ thể sẽ có tác dụng là các cơ chế thực hiện tạo nên sức đề kháng cho cơ thể (xem chương 8). Khi hệ thống bổ thể được hoạt hoá bởi một vi sinh vật nào đó thì vi sinh vật ấy sẽ bị phủ bởi các mảnh là sản phẩm phân cắt của protein bổ thể có nồng độ cao nhất đó là C3. Một trong những sản phẩm phân cắt của C3 là mảnh C3d. Trên bề mặt các tế bào B có thụ thể type 2 dành cho bổ thể (ký hiệu là CR2 hoặc CD21), thụ thể này sẽ gắn vào C3d. Các tế bào B đặc hiệu với các kháng nguyên của một vi sinh vật nào đó sẽ nhận diện các kháng nguyên này bằng thụ thể có bản chất là kháng thể trên bề mặt đặc hiệu với kháng nguyên đó nhưng đồng thời cũng nhận diện cả C3d đã bám vào vi sinh vật đó thông qua thụ thể CR2 dành cho bổ thể. Khi thụ thể CR2 được gắn với bổ thể sẽ làm tăng mạnh các đáp ứng hoạt hoá tế bào B bởi kháng nguyên. Vì thế các protein bổ thể đã cung cấp các tín hiệu thứ hai để hoạt hoá tế bào B, cùng với kháng nguyên (đóng vai trò là tín hiệu thứ nhất), để khởi động quá trình tăng sinh và biệt hoá của tế bào B. V ai trò này của bổ thể trong các đáp ứng miễn dịch dịch thể, một lần nữa lại minh hoạ cho thấy các vi sinh vật hoặc các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh chống vi sinh vật đã cùng với kháng nguyên cung cấp các tín hiệu cần thiết để hoạt hoá các tế bào lympho. Trong miễn dịch dịch thể thì hoạt hoá bổ thể có thể coi là yếu tố đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thành phần C3d có thể được coi là tín hiệu thứ hai cung cấp cho các tế bào lympho B, tương tự như các đồng kích thích tố mà các tế bào trình diện kháng nguyên cung cấp cho các tế bào lympho T trong các đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Hình 10.4: Vai trò hoạt hoá tế bào lympho B của protein bổ thể C3d . hoá của tế bào B. V ai trò này của bổ thể trong các đáp ứng miễn dịch dịch thể, một lần nữa lại minh hoạ cho thấy các vi sinh vật hoặc các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh chống vi sinh vật đã cùng. thiết để hoạt hoá các tế bào lympho. Trong miễn dịch dịch thể thì hoạt hoá bổ thể có thể coi là yếu tố đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thành phần C3d có thể được coi là tín hiệu thứ hai cung cấp. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 3) Các tín hiệu được kích hoạt do liên kết chéo của các thụ thể dành cho kháng nguyên sẽ được dẫn truyền bởi