Sóng cơ Nguyễn Phước Bảo Lâm. 0989 466 033 SÓNG CƠ Phương trình sóng 1. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào: A. Phương truyền sóng. B. Vận tốc truyền sóng. C. Phương dao động. D. Phương dao động và phương truyền sóng. 2. Sóng ngang truyền được trong các môi trường nào? A. Rắn và mặt thoáng chất lỏng. B. Lỏng và khí. C. Rắn, lỏng và khí. D. Khí và rắn. 3. Sóng dọc A. chỉ truyền được trong chất rắn. B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không. D. không truyền được trong chất rắn. 4. Chọn câu sai. A. Sóng cơ là những dao động đàn hồi lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian. B. Sóng ngang là sóng có phương dao động (của chất điểm ta đang xét) vuông góc với phương truyền sóng. C. Sóng cơ là dao động của mọi điểm trong một môi trường. D. Trạng thái dao động của điểm M trên phương truyền sóng tại thời điểm t giống với trạng thái dao động của nó vào thời điểm t + T (T là chu kì). 5. Chọn câu sai: Bước sóng λ của một sóng dọc A. là quãng đường truyền sóng trong một đơn vị thời gian. B. là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm cùng pha trên một phương truyền sóng. C. là quãng đường sóng truyền trong một chu kì sóng. D. là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp nhau. 6. Trên phương truyền sóng, những vị trí dao động ngược pha nhau: A. Cách nhau (2k + 1)λ. B. Cách nhau kλ. C. Cách nhau (2k + 1). D. Cách nhau k. 7. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào A. năng lượng sóng. B. tần số dao động. C. môi trường truyền sóng. D. bước sóng. 8. Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một bước sóng là A. λ = = B. f = = C. v = = D. λ = = v.f 9. Trong cùng một môi trường truyền sóng, sóng có tần số 200 Hz sẽ có gấp đôi sóng có tần số 400 Hz. Hãy tìm từ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. A. vận tốc. B. biên độ. C. bước sóng. D. tần số góc. 10. Một người ngồi trên thuyền thấy thuyền dập dềnh lên xuống tại chỗ 15 lần trong thời gian 30 giây và thấy khoảng cách giữa 4 đỉnh sóng liên tiếp bằng 18 m. Xác định vận tốc truyền sóng. A. v = 4,5 m/s. B. v = 2,25 m/s. C. v = 3 m/s. D. 12 m/s. 11. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 5 lần trong 8 giây, và thấy khoảng cách 2 ngọn sóng kế tiếp nhau là 2 m. Vận tốc truyền sóng biển là A. 1 m/s. B. 2 m/s. C. 4 m/s. D. 8 m/s. 12. Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước sóng 0,25 m. Tần số của sóng đó là A. 440 Hz. B. 27,5 Hz. C. 50 Hz. D. 220 Hz. 13. Một sóng ngang lan truyền trên một dây đàn hồi rất dài, đầu O của sợi dây dao động theo phương trình u = 3,6cos( πt) (cm), vận tốc sóng bằng 1 m/s. Phương trình dao động của một điểm M trên sợi dây cách O một đoạn 2 m là: A. u M = 3,6 cos(πt) (cm) B. u M = 3,6 cos(πt - 2) (cm) C. u M = 3,6cosπ(t – 2) (cm) D. u M = 3,6cos(πt + 2π) (cm) 14. Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng u M (t) = asin2πft thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là A. u o (t) = asinπ(ft - ) B. u o (t) = asinπ(ft + ) C. u o (t) = asin2π(ft + ) D. u o (t) = asin2π(ft - ) 15. Phương trình sóng là x = 25cos(20t + 5x) (cm), trong đó x đo bằng cm và t đo bằng giây. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Biên độ sóng là 25 cm. B. Vận tốc truyền sóng là 4 cm/s. C. Sóng truyền theo chiều dương trục x. D. Vận tốc cực đại của phần tử môi trường là 500 cm/s. 16. Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 8cos2π (mm), trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng có giá trị A. 1 m. B. 8 mm. C. 50 cm. D. 50 mm. 17. Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = cos(20t – 4x) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng trong môi trường bằng A. 5 m/s. B. 4 m/s. C. 40 cm/s. D. 50 cm/s. 18. Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = asin20πt (cm) với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2s, sóng này truyền đi được quãy đường bằng bao nhiêu lần bước sóng? A. 40 lần. B. 20 lần. C. 30 lần. D. 10 lần. 19. Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha ∆ϕ của dao động tại hai điểm M và N là A. B. C. D. 20. Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn những đoạn lần lượt là 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc A. rad B. π rad C. 2π rad D. rad Vật lý 12 1 Nguyễn Phước Bảo Lâm. 0989 466 033 Sóng cơ 21. Một sóng có tần số 200 Hz và có tốc độ lan truyền 240 m/s. Hỏi hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng phải cách nhau một khoảng là bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha bằng ? A. 0,01 m B. 0,1 m C. 0,23 m D. 0,28 m 22. Một sóng ngang truyền trên sợi dây dàn hồi rất dài với vận tốc sóng v = 0,2 m/s, chu kì dao động T = 10 s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là A. 0,5 m B. 1,5 m C. 1 m D. 2 m 23. Xét sóng truyền theo một sợi dây dài căng thẳng. Phương trình dao động tại nguồn O có dạng: u = asin4πt (cm,s), vận tốc truyền sóng là 50 cm/s. Gọi M và N là hai điểm gần O nhất lần lượt dao động cùng pha và ngược pha với O. Khoảng cách từ O đến M và N là: A. 25 cm và 75 cm. B. 25 cm và 50 cm. C. 50 cm và 25 cm. D. 25 cm và 12,5 cm. 24. Trên mặt một chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động có tần số f = 30 Hz. Vận tốc truyền sóng là một giá trị nào đó trong khoảng 1,6 m/s < v < 2,9 m/s. Biết tại điểm M cách O một khoảng 10 cm sóng tại đó luôn dao động ngược pha với dao động tại O. Giá trị của vận tốc đó là A. 2 m/s B. 3 m/s C. 2,4 m/s D. 1,6 m/s 25. Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số f = 100 Hz. Trên cùng phương truyền sóng, ta thấy hai điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha với nhau. Tính vận tốc truyền sóng. Biết vận tốc này ở khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s. A. 3,1 m/s B. 3 m/s C. 2,9 m/s D. 3,2 m/s 26. Trên mặt thoáng chất lỏng yên lặng ta gây dao động tại O để tạo sóng có phương trình u = Acos2π . Vận tốc cực đại của phân tử chất lỏng bằng 4 lần vận tốc truyền sóng khi A. λ = 4πA B. λ = π C. λ = πA D. λ = π Phản xạ sóng – Sóng dừng 27. Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng. B. một số nguyên lần bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một bước sóng. 28. Tại đầu B cố định, sóng tới và sóng phản xạ A. cùng pha. B. ngược pha. C. có pha vuông góc. D. lệch pha . 29. Tại đầu B tự do, sóng tới và sóng phản xạ A. cùng pha. B. ngược pha. C. dao động ngược chiều nhau. D. có pha vuông góc. 30. Khi đầu B cố định, điều kiện để có sóng dừng trên dây AB với chiều dài l là: (n = 1, 2, 3, ) A. l = nλ. B. l = n. C. l = . D. l = (2n +1)λ. 31. Khi đầu B tự do, điều kiện để có sóng dừng trên dây AB với chiều dài l là: (m = 1, 3, 5, ) A. l = mλ. B. l = . C. l = . D. l = m. 32. Bước sóng lớn nhất tạo ra sóng dừng của một ống có chiều dài L, một đầu hở và một đầu kín là A. 4L. B. 2L. C. L. D. . 33. Một dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là A. . B. 2L. C. L. D. . 34. Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên một sợi dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tấn số của sóng là A. . B. . C. . D. . 35. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một bước sóng. D. một phần tư bước sóng. 36. Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là A. 40 m/s. B. 80 m/s. C. 60 m/s. D. 100 m/s. 37. Một sợi dây đàn hồi AB được căng theo phương ngang, đầu A cố định, đầu B được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây. Biết tần số rung là 100 Hz và khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 1 m. Vận tốc truyền sóng trên dây là A. 20 m/s. B. 30 m/s. C. 50 m/s. D. 100 m/s. 38. Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m với hai đầu cố định, người ta thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có 2 điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Vận tốc truyền sóng trên dây là A. 16 m/s. B. 4 m/s. C. 12 m/s. D. 8 m/s. 39. Một dây đàn hồi AB có l = 1 m, đầu B cố định, đầu A gắn vào nhánh âm thoa. Khi âm thoa rung trên dây có sóng dừng. Biết rằng tần số rung của âm thoa trong khoảng từ 58 Hz đến 63 Hz và vận tốc truyền sóng là 10 m/s. Số bụng sóng trên dây là A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 40. Một dây đàn hồi OB = 1 m được căng ngang, đầu B cố định, đầu O cho dao động điều hòa với biện độ 1 cm và tần số f = 40 Hz. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 20 m/s và trên dây có sóng dừng. Số điểm trên dây dao động với biên độ 2 cm là A. 4 B. 5 C. 8 D. 10 41. Một ống sáo dài 80 cm hở hai đầu, tạo ra một sóng dừng trong ống sáo với âm là cực đại ở hai đầu ống, trong khoảng giữa ống sáo có hai nút sóng. Bước sóng λ của âm là A. 20 cm. B. 40 cm. C. 80 cm. D. 160 cm. 42. Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 11 cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4 cm. Trên dây có 2 Vật lý 12 Điện tích – Điện trường Sóng cơ Nguyễn Phước Bảo Lâm. 0989 466 033 A. 5 bụng, 4 nút. B. 4 bụng, 5 nút. C. 5 bụng, 5 nút. D. 6 bụng, 6 nút. 43. Thực hiện sóng dừng trên dây AB với đầu B tự do, khi f = 22 Hz ta đếm trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định để vẫn có 6 nút thì tần số là A. 23,2 Hz. B. 18,3 Hz. C. 20 Hz. D. 26 Hz. Giao thoa sóng 44. Chọn câu đúng: A. Hai nguồn dao động có cùng tần số là hai nguồn kết hợp. B. Hai nguồn dao động có cùng phương cùng tần số là hai nguồn kết hợp. C. Hai sóng có cùng tần số, cùng phương dao động và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp. D. Giao thoa là hiện tượng xảy ra khi hai sóng gặp nhau. 45. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng A. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số, cùng pha. B. xuất phát từ hai nguồn dao động ngược pha. C. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ. D. truyền ngược chiều nhau. 46. Chọn câu sai: A. Giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng. B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa. C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng. D. Sóng có cùng tần số, cùng phương và có độ lệch pha không thai đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp. 47. Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S 1 và S 2 . Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S 1 S 2 sẽ A. dao động với biên độ cực đại. B. dao động với biên độ cực tiểu. C. không dao động. D. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại. 48. Phát biểu nào sau đây sai? A. Giao thoa là hiện tượng đặc trưng của chuyển động sóng. B. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. C. Với hai nguồn kết hợp dao động cùng biên độ và ngược pha thì vân trung tâm là tập hợp của các điểm đứng yên (không dao động). D. Có thể ứng dụng hiện tượng sóng dừng để đo vận tốc truyền sóng trên dây. 49. Trong hiện tượng giao thoa trên mặt nước với hai nguồn kết hợp S 1 và S 2 ; khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp trên đoạn S 1 S 2 là A. λ B. C. D. 2λ 50. Trong một môi trường có giao thoa của hai sóng, những điểm dao động với biên độ tổng hợp cực đại có hiệu các khoảng cách tới hai nguồn thỏa điều kiện: A. d 2 – d 1 = k B. d 2 – d 1 = (k + )λ C. d 2 – d 1 = kλ D. d 2 – d 1 = (2k + 1)λ 51. Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đoạn MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng A. 0,3 m/s B. 0,6 m/s C. 2,4 m/s D. 1,2 m/s 52. Thực hiện giao thoa sóng cơ với hai nguồn S 1 , S 2 cùng có biên độ 1 cm, bước sóng λ = 20 cm thì điểm M cách S 1 50 cm và cách S 2 10 cm có biên độ: A. 0 B. cm C. cm D. 2 cm 53. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp S 1 và S 2 dao động với tần số 15 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Với điểm M cách hai nguồn sóng những khoảng d 1 , d 2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực đại? A. d 1 = 25 cm; d 2 = 20 cm B. d 1 = 25 cm; d 2 = 21 cm C. d 1 = 25 cm; d 2 = 22 cm D. d 1 = 20 cm; d 2 = 25 cm 54. Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 20 Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16 cm và 20 cm sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là A. 20 cm/s B. 26,7 cm/s C. 40 cm/s D. 53,4 cm/s 55. Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau A và B, cách nhau một khoảng AB = 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước. C là một điểm trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng CO = 8 cm. Biết bước sóng λ = 1,6 cm. Số điểm dao động cùng pha với nguồn có trên đoạn CO là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 56. Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S 1 , S 2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S 1 S 2 là A. 9 B. 11 C. 8 D. 5 57. Hai mũi nhọn S 1 S 2 = 8,4 cm rung với tần số f = 100 Hz, vận tốc truyền sóng 0,8 m/s. Giữa hai điểm S 1 S 2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol (không kể trung trực S 1 S 2 ) ? A. 15 B. 20 C. 25 D. 30 58. Hai nguồn sóng S 1 , S 2 dao động với phương trình u = Acos(100πt) (cm), S 1 S 2 = 13 cm, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,8 m/s. Giữa S 1 S 2 có bao nhiêu điểm đứng yên? A. 16 B. 20 C. 10 D. 19 Sóng âm 59. Chọn phát biểu sai: A. Sóng cơ có thể là sóng ngang hay sóng dọc. Vật lý 12 3 Nguyễn Phước Bảo Lâm. 0989 466 033 Sóng cơ B. Sóng truyền trên mặt nước là sóng dọc. C. Sóng âm không thể truyền trong chân không. D. Chỉ có sóng, tức là dao động được truyền đi còn các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ. 60. Sóng âm có đặc tính: A. Truyền được trong tất cả các môi trường kể cả chân không. B. Truyền trong không khí nhanh hơn chất rắn. C. Truyền trong không khí nhanh nhất. D. Âm nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz. 61. Chọn câu sai: A. Tai người cảm nhận được sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz. B. Sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là sóng siêu âm. C. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm. D. Sóng âm truyền được trong chân không nên chúng ta mới nghe được các đài phát thanh ở xa trên thế giới. 62. Cảm giác âm phụ thuộc những yếu tố nào sau đây? A. Nguồn âm và môi trường truyền âm. B. Nguồn âm và tai người nghe. C. Môi trường truyền âm và tai người nghe. D. Tai người nghe và thần kinh thị giác. 63. Một sóng cơ học có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là A. sóng siêu âm. B. âm nghe được. C. sóng hạ âm. D. chưa đủ điều kiện để kết luận. 64. Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây? A. Sóng cơ học có tần số 10 Hz. B. Sóng cơ học có tần số 30 kHz. C. Sóng cơ học có chu kì 2 µs. D. Sóng cơ học có chu kì 2 ms. 65. Sóng siêu âm A. truyền được trong chân không. B. không truyền được trong chân không. C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước. D. truyền trong nước nhanh hơn sắt. 66. Sóng siêu âm là sóng có: A. Tần số trên 20000 Hz. B. Truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm thanh thông thường. C. Chu kì lớn hơn chu kì âm thanh thông thường. D. Cường độ rất lớn có thể gây điếc vĩnh viễn. 67. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được. B. Âm nghe đực có tần số nằm trong miền từ 16 Hz đến 20000 Hz. C. Sóng âm là một sóng dọc. D. Về bản chất vật lí thì âm nghe được, siêu âm, hạ âm đều là sóng cơ học. 68. Đại lượng nào sau đây của sóng âm không chịu ảnh hưởng khi tính đàn hồi của môi trường thay đổi? A. Tần số. B. Bước sóng. C. Biên độ. D. Cường độ. 69. Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: Biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng, đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là A. bước sóng. B. biên độ sóng. C. vận tốc truyền sóng. D. tần số sóng. 70. Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì A. tần số của nó không thay đổi. B. bước sóng của nó không thay đổi. C. chu kì của nó tăng. D. bước sóng của nó giảm. 71. Chọn câu trả lời sai: A. Vận tốc truyền âm trong chân không > rắn > lỏng > khí. B. Khi một sóng cơ học lan truyền từ không khí vào nước thì tần số không đổi còn bước sóng và vận tốc truyền sóng thay đổi. C. Vận tốc truyền sóng cơ học trong một môi trường phụ thuộc vào bản chất của môi trường. D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng, truyền pha dao động. 72. Chọn phát biểu đúng: A. Âm cơ bản nghe to nhất. B. Âm cơ bản có tần số 16 Hz. C. Âm cơ bản không gây cảm giác âm và được phát đồng thời với các họa âm của nó để tạo ra âm sắc. D. Họa âm có tần số là bội số của âm cơ bản. 73. Trong sóng âm, điều nào sau đây là sai? A. Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do đồ thị dao động của âm khác nhau. B. Âm thanh do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về âm sắc. C. Cường độ âm được xác định bởi năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời gian. D. Vận tốc truyền âm tăng khi mật độ vật chất của môi trường giảm. 74. Khi hai nhạc sĩ cùng đánh một bản nhạc ở cùng một độ cao nhưng hai nhạc cụ khác nhau là đàn Piano và đàn Organ, ta vẫn phân biệt được trường hợp nào là đàn Piano và trường hợp nào là đàn Organ là do: A. Đồ thị dao động của âm khác nhau. B. Tần số và năng lượng âm khác nhau. C. Biên độ và cường độ âm khác nhau. D. Tần số và cường độ âm khác nhau. 75. Để so sánh sự vỗ cánh nhanh hay chậm của cánh con ong với cánh con muỗi, người ta có thể dựa vào đặc tính sinh lí nào của âm do cánh của chúng phát ra? A. Độ cao. B. Âm sắc. C. Cường độ âm. D. Mức cường độ âm. 76. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra. B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định. C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm. D. Âm sắc là một đặc tính của âm. 4 Vật lý 12 Điện tích – Điện trường Sóng cơ Nguyễn Phước Bảo Lâm. 0989 466 033 77. Độ to của âm là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào A. vận tốc âm. B. bước sóng và năng lượng âm. C. tần số và cường độ âm. D. vận tốc và bước sóng. 78. Đặc trưng sinh lí của sóng âm không phải là: A. Cường độ âm. B. Độ to. C. Độ cao. D. Âm sắc. 79. Chọn câu sai: A. Đại lượng đặc trưng cho độ cao của âm là tần số. B. Độ to của âm khác với cường độ âm. C. Cường độ âm là đại lượng đặc trưng cho độ to của âm. D. Đơn vị của cường độ âm là W/m 2 . 80. Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là A. Năng lượng âm. B. Mức cường độ âm. C. Cường độ âm. D. Độ to của âm. 81. Chọn câu sai: Các đặc tính sinh lí của âm là: A. Độ cao. B. Độ to. C. Âm bổng, âm trầm. D. Truyền nhanh, chậm. 82. Đặc trưng sinh lí nào sau đây của âm không phụ thuộc vào biên độ của sóng âm? A. Độ cao. B. Độ to. C. Âm sắc. D. Ngưỡng nghe. 83. Tiếng đàn organ giống hệt tiếng đàn piano vì chúng có cùng A. Độ cao. B. Tần số. C. Độ to. D. Độ cao và âm sắc. 84. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng: A. Làm tăng độ cao và độ to của âm. B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định. C. Vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra. D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn là cho tiếng đàn trong trẻo. 85. Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm thanh do lá thép phát ra là A. siêu âm. B. hạ âm. C. nhạc âm. D. âm nghe được. 86. Đơn vị đo cường độ âm là A. W/m 2 B. Ben (B). C. N/m 2 . D. W/m. 87. Chỉ ra câu sai: Âm LA của một đàn ghita và của một cái kèn có thể có cùng A. tần số. B. cường độ. C. mức cường độ. D. đồ thị dao động. 88. Mọt sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ A. tăng 4,4 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4,4 lần. 89. Một sóng âm có tần số 510 Hz lan truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s, độ lệch pha của sóng tại hai điểm có đường đi từ nguồn tới bằng 50 cm là A. rad. B. rad. C. rad. D. rad. 90. Một sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền với vận tốc 360 m/s trong không khí. Độ lệch pha giữa hai điểm cách nhau 1 m trên một phương truyền sóng là A. ∆ϕ = 0,5π rad. B. ∆ϕ = 1,5π rad. C. ∆ϕ = 2,5π rad. D. ∆ϕ = 3,5π rad. 91. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85 m. Tần số của âm là: A. f = 85 Hz. B. f = 170 Hz. C. f = 200 Hz. D. f = 255 Hz. 92. Một nhạc cụ phát âm có tần số âm cơ bản có f = 420 Hz. Một người có thể nghe được âm đến tần số cao nhất 18000 Hz. Tần số cao nhất mà người này nghe được do dụng cụ trên phát ra là A. 17640 Hz. B. 18000 Hz. C. 17000 Hz. D. 17850 Hz. 93. Một ống trụ có chiều dài 1 m. Ở một đầu ống có một pittong để thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu ống. Vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài A. l = 0,74 m. B. l = 0,50 m. C. l = 25,0 cm. D. l = 12,5 cm. 94. Một mức cường độ âm nào đó được tăng thêm 30 dB. Hỏi cường độ của âm tăng lên bao nhiêu lần ? A. 10 B. 100 C. 1000 D. 10000 95. Một âm có cường độ 10 W/m 2 sẽ gây ra nhức tai, nếu nguồn ân kích thước nhỏ S đặt cách tai một khoảng d = 1 m thì công suất P của nguồn là bao nhiêu ? A. 1,256 W. B. 12,56 W. C. 125,6 W. D. 1256 W. 96. Tại điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức cường độ âm là I A = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I 0 = 0,1 nW/m 2 . Cường độ của âm đó tại A là A. I A = 0,1 nW/m 2 . B. I A = 0,1 mW/m 2 . C. I A = 0,1 W/m 2 . D. I A = 0,1 GW/m 2 . 97. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m có cường độ âm là L A = 10 -4 W/m 2 . Biết ngưỡng nghe của âm đó là I 0 = 10 -12 W/m 2 . Mức cường độ âm tại B với NB = 10 m là A. 60 dB. B. 40 dB. C. 50 dB. D. 80 dB. 98. Khi xảy ra hiệu ứng Đốp-ple đối với một sóng âm thì tần số sóng thay đổi còn bước sóng A. không đổi khi nguồn đứng yên còn máy thu chuyển động. B. cũng thay đổi. C. không thay đổi. D. chỉ thay đổi khi cả nguồn lẫn máy thu chuyển động. 99. Trên một đường thăng nối giữa thiết bị phát âm P và thiết bị thu âm T, người ta cho thiết bị P chuyển động với vận tốc 20 m/s lại gần thiết bị T đứng yên. Biết âm do thiết bị P phát ra có tần số 1136 Hz, vận tốc âm trong không khí là 340 m/s. Tần số mà thiết bị T thu được là Vật lý 12 5 Nguyễn Phước Bảo Lâm. 0989 466 033 Sóng cơ A. 1037 Hz. B. 1207 Hz. C. 1225 Hz. D. 1215 Hz. 100. Tiếng còi có tần số 2000 Hz phát ra từ một đầu tàu xe lửa đang chuyển động xa người quan sát với vận tốc 30 m/s, vận tốc âm truyền trong không khí là 330 m/s. Lúc đó tai người nghe quan sát nghe được âm có tần số là A. 1833,3 Hz. B. 2200 Hz. C. 2030 Hz. D. 2132 Hz. 101. Người ta xác định tốc độ của một nguồn âm bằng cách sử dụng thiết bị đo tần số âm. Khi nguồn âm chuyển động thẳng đều lại gần thiết bị đang đứng yên thì thiết bị đo được tần số âm là 724 Hz, còn khi nguồn âm chuyển động thẳng đều cùng tốc độ đó ra xa thiết bị thì thiết bị đo được tần số âm là 606 Hz. Biết nguồn âm và thiết bị luôn nằm trên một đường thẳng, tần số của nguồn âm phát ra là không đổi và tốc độ truyền âm trong một trường bằng 338 m/s. Tốc độ của nguồn âm này là A. v ≈ 35 m/s. B. v ≈ 25 m/s. C. v ≈ 40 m/s. D. v ≈ 30 m/s. 6 Vật lý 12 Điện tích – Điện trường . 3,6cos( πt) (cm), vận tốc sóng bằng 1 m/s. Phương trình dao động của một điểm M trên sợi dây cách O một đoạn 2 m là: A. u M = 3,6 cos(πt) (cm) B. u M = 3,6 cos(πt - 2) (cm) C. u M = 3,6cosπ(t. là 340 m/s. Tần số mà thiết bị T thu được là Vật lý 12 5 Nguyễn Phước Bảo Lâm. 0989 466 033 Sóng cơ A. 1037 Hz. B. 120 7 Hz. C. 122 5 Hz. D. 121 5 Hz. 100. Tiếng còi có tần số 2000 Hz phát ra từ. cách tai một khoảng d = 1 m thì công suất P của nguồn là bao nhiêu ? A. 1,256 W. B. 12, 56 W. C. 125 ,6 W. D. 125 6 W. 96. Tại điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức