Một số hội chứng lâm sàng biểu hiện trên điện tâm đồ: + Hẹp van 2 lá: dày nhĩ trái, dày thất phải, rung nhĩ, cuồng nhĩ.. + Hở van động mạch chủ: tăng gánh tâm trương thất trái.. + Hẹp v
Trang 1Điện tâm đồ
(Kỳ 3)
4.11 Một số hội chứng lâm sàng biểu hiện trên điện tâm đồ:
+ Hẹp van 2 lá: dày nhĩ trái, dày thất phải, rung nhĩ, cuồng nhĩ
+ Hở van 2 lá: dày thất trái, dày nhĩ trái, có thể có rung nhĩ
+ Hở van động mạch chủ: tăng gánh tâm trương thất trái
+ Hẹp van động mạch chủ: tăng gánh tâm thu thất trái
+ Bệnh tăng huyết áp: tăng gánh tâm thu thất trái
+ Bệnh hẹp eo động mạch chủ: dày thất trái
+ Thông liên nhĩ: blốc nhánh F, tăng gánh tâm trương thất phải, dày thất phải
Trang 2+ Thông liên thất: tăng gánh tâm trương thất phải, dày thất phải
+ Còn ống động mạch: tăng gánh tâm trương thất trái, dày 2 thất
+ Phức hợp Eisenmenger: áp lực động mạch phổi tăng cao, tăng gánh tâm thu thất phải
+ Hẹp động mạch phổi: tăng gánh tâm thu thất phải, dày nhĩ phải
+ Tứ chứng Fallot: tăng gánh tâm thu thất phải, dày nhĩ phải
+ Tam chứng Fallot: dày thất phải, dày nhĩ phải
+ Bệnh Ebstein: blốc nhánh F, dày nhĩ phải, hội chứng W-P-W, PQ dài ra
+ Teo van 3 lá: trục trái (- 30o ® - 90o) Blốc nhánh trái, dày nhĩ phải + Tim sang phải:
- Sóng P âm ở D1, aVL, V5, V6 và dương ở aVR
- Phức bộ QRS, T âm ở D1; D2 có hình ảnh của D3; aVR có hình ảnh của aVL
+ Chẩn đoán mắc nhầm dây điện cực (tay phải sang tay trái)
- D1 đảo ngược: tất cả các sóng đều âm
Trang 3- D2 thành D3; aVR thành aVL và ngược lại
- aVF và các đạo trình trước tim không ảnh hưởng gì
+ Viêm màng ngoài tim:
- Cấp tính: ST chênh lên ở nhiều chuyển đạo ngoại biên và trước tim Sau 3 tuần: ST hạ xuống, T dẹt, âm
- Mãn tính: T thấp, hơi âm
+ Tâm phế mãn: P cao nhọn, trục phải, dày thất phải, rS ở V1® V6
+ Tâm phế cấp:
- Sóng S sâu D1, D2, với Q sâu D3, aVF
- ST chênh lên D3, V1, V2, V3 Sóng T âm ở V1, V2, V3 hoặc blốc nhánh F, rối loạn nhịp…
Trang 4+ Tăng kali máu:
Sóng T hẹp, cao, nhọn; QT ngắn lại Sau đó QRS giãn ra, PQ dài ra, P dẹt
+ Hạ K+ máu: sóng T dẹt, sóng U cao, đoạn ST chênh xuống
Nếu đoạn QT dài ra thì thường có giảm canxi huyết phối hợp
+ Tăng Ca++ máu:
- Đoạn ST ngắn lại, đoạn QT ngắn lại
- Sóng T tiếp liền QRS
+ Hạ Ca++ máu: đoạn ST dài ra, đoạn QT dài ra
+ Cường thần kinh giao cảm: nhịp tim nhanh, sóng P cao, sóng T thấp, đoạn ST chênh xuống nhẹ
Trang 5+ Cường phó giao cảm:
Nhịp tim chậm, sóng P thấp, sóng T cao lên và rộng ra, đoạn ST tăng chênh lên