1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

4 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 38 KB

Nội dung

Một số kinh nghiệm : Rèn kĩ năng Đọc Hiểu cho học sinh lớp 5 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 I. Phần mở đầu : Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con ngời một cách toàn diện. Nó đặt nền tảng vững chắc cho bậc học phổ thông nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân nói chung. Muốn cho thế hệ trẻ hôm nay trở thành những chủ nhân tơng lai Tài đức song toàn của non sông đất Việt thì ngay từ bậc học tiểu học các em cần đợc rèn luyện tốt. Các em không chỉ đợc cung cấp kiến thức mà còn phải đợc hình thành những phẩm chất cao đẹp. Bậc tiểu học nói riêng và các bậc học nói chung, môn Tiếng Việt với t cách là tiếng mẹ đẻ, nó vừa là đối tợng đồng thời cũng là công cụ để học sinh lĩnh hội các môn học khác. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đó là hình thành và phát triển cho học sinh bốn kĩ năng : Nghe - Nói - Đọc Viết. Vì vậy việc dạy tập đọc ngay từ tiểu học rất quan trọng. Phân môn Tập đọc ở trờng tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh bốn kĩ năng : Nghe- Nói - Đọc Viết và cuối cùng đó là sự thông hiểu văn bản. Mà muốn đạt đợc cái đích đó thì đòi hỏi ngời đọc phải hiểu , đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và nắm bắt đợc ý tởng , tâm t ,nguyện vọng , tình cảm của tác giả đã gửi gắm vào trong tác phẩm. Đọc chính là học, con ngời biết đọc chỉ có thể tự học và học mãi mãi. Điều đó cho ta thấy việc dạy Đọc có ý nghĩa quan trọng nh thế nào. Tuy nhiên, hiện nay chất lợng dạy vấn đề đọc hiểu trong phân môn Tập đọc ở tiểu học vẫn cha cao. Trong tiết tập đọc, nhiều khi giáo viên còn cha chú trọng đến khâu đọc hiểu lắm. Một số giáo viên nhận thức , cảm thụ văn bản còn hời hợt , nămg lực cảm thụ văn bản của học sinh còn hạn chế, câu hỏi ở SGK chủ yếu là câu hỏi tái hiện nên cha phát huy đợc tính sáng tạo, tích cực hoạt động của học sinh nên phần nào làm cho học sinh khó thông hiểu văn bản một cách sâu sắc. Xuất phát từ tầm quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và vấn đề dạy đọc hiểu nói riêng vì vậy mà tôi viết những dòng này mong muốn góp phần rất nhỏ năng lực của mình vào việc nâng cao hiệu quả Đọc hiểu trong giờ Tập đọc. II. Thực trạng dạy đọc hiểu ở tr ờng Tiểu học: Qua thực tế giảng dạy cũng nh việc dự giờ của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy phơng pháp giảng từ, phơng pháp liên kết, chuyển đoạn đã đ- ợc sử dụng trong khâu tìm hiểu bài để giúp các em cảm thụ văn bản cha tốt và thực tế cho thấy chất lợng đọc hiểu của các em hiện nay còn nhiều hạn chế , đa số các em chỉ biết giải thích từ bằng định nghĩa hoặc trả lời câu hỏi tái hiện một cách máy móc là nhìn vào bài trả lời , cha phát huy trí tởng tợng và sáng tạo của mình.Một số em rất ít có ý thức GV thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thu Trờng Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc -Đông Hà 1 Một số kinh nghiệm : Rèn kĩ năng Đọc Hiểu cho học sinh lớp 5 cảm thụ văn bản, hiểu bài , hiểu đợc tâm t tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm. III. Một số nguyên nhân: 1. Về phía giáo viên: - Năng lực cảm thụ văn học của mỗi giáo viên không đồng đều, thậm chí có một số giáo viên năng lực cảm thụ văn học còn hạn chế. Do đó ít nhiều ảnh hởng đến việc hớng dẫn cho học sinh trong khâu đọc hiểu. - Do quan niệm của một số giáo viên cho rằng : Đối với học sinh tiểu học, chỉ cần các em đọc thành tiếng lu loát , trôi chảy, đúng từ là đợc rồi , không cần phải hiểu sâu sắc văn bản. Hoặc do giáo viên coi nhẹ phần tìm hiểu bài, phân tích đề bài , nội dung, sử dụng phơng pháp cũ, không đổi mới để phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. 2. Về phía học sinh: - Do các em cha chuẩn bị bài ở nhà, khả năng cảm thụ cha sâu, vốn sống thực tế cha nhiều nên việc khai thác nội dung còn lúng túng. IV. Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5: - Dạy đọc hiểu ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung là hình thành và phát triển các kĩ năng để tiến hành hoạt động nhận diện ngôn ngữ , giải nghĩa và hồi đáp nhằm cảm thụ văn học. Qua chơng trình văn học, bằng kĩ năng đọc đúng , đọc diễn cảm , đọc hiểu các em sẽ nhận đợc cái hay , cái đẹp của cuộc sống qua tác phẩm Để giúp học sinh hiểu đợc văn bản một cách sâu sắc nhằm nâng cao chất lợng dạy đọc hiểu trong tiết Tập đọc, giáo viên cần lu ý một số biện pháp sau: 1. Đối với học sinh: - Với những em học sinh yếu trong khâu đọc thì giáo viên không nên yêu cầu quá cao trong khâu đọc hiểu, nên có hình thức gợi mở giúp các em tìm hiểu từ : từ, từng ý , từng đoạn; gợi mở vấn đề ngắn gọn , dễ hiểu - Với những học sinh có năng lực cảm thụ văn bản tốt, giáo viên cần quan tâm để bồi dỡng các em thành những hạt nhân của lớp. Cần dành thời gian để cả lớp cùng thảo luận, tìm hiểu ý chí vơn lên cần học tập, nguồn cảm xúc từ cuộc sống ứng dụng vào bài học. 2.Đối với giáo viên: - Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc từ việc hiểu nghĩa của từ, giáo viên phải chọn từ trung tâm để giải nghĩa cho học sinh. Việc dạy từ không chỉ giúp cho học sinh hiểu đúng nghĩa của từ mà còn giúp các em hiểu tác phẩm và nhận ra cái tài của nhà văn, nhà thơ. - Giáo viên cần tập cho học sinh biết cách tìm ra từ ngữ phản ánh hàm súc , cô đọng, chính xác. - Ngoài những câu hỏi trong SGK, giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi khác nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, đó phải la những câu hỏi chìa khóa nhằm kích thích tính tò mò , trí tởng tợng và óc sáng tạo của học sinh. Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ GV thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thu Trờng Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc -Đông Hà 2 Một số kinh nghiệm : Rèn kĩ năng Đọc Hiểu cho học sinh lớp 5 có thể làm cho trẻ nhìn thấy nhiều điều thú vị tiềm ẩn sau vỏ âm thanh của ngôn ngữ: Ví dụ : Khi dạy bài Hạt gạo làng ta,để làm cho học sinh thực sự cảm nhận hết sự vất vả , gian nan của ngời dân lao động ; tình cảm của tác giả gửi vào trong đó, GV có thể đa ra một số câu hỏi sau: 1) Trong khổ thơ 1, tác giả nghĩ về hạt gạo quê hơng nh thế nào? 2) Em có suy nghĩ gì về hạt gạo của quê hơng em? 3) Từ nào trong khổ thơ 1 đợc lặp lại nhiều lần ? Tác dụng của việc lặp từ ấy ? - Khâu hớng dẫn học sinh tìm hiểu bài rất quan trọng trong việc giúp học sinh thực hiện tốt khâu đọc hiểu. Song phần luyện đọc góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh cảm thụ sâu sắc văn bản. Bởi vậy, nguời giáo viên phải làm sao có giọng đọc hay, chuẩn, đúng, mạch lạc và diễn cảm để đọc mẫu và dạy học sinh. Để đạt đ- ợc điều này giáo viên cần phải nắm đặc trng của từng thể loại văn bản, cần chọn ngữ điệu thích hợp với từng bài đọc. Nếu giáo viên luyện đọc cho học sinh có hiệu quả tức là đã góp phần giúp các em thực hiện tốt khâu đọc hiểu. Vì có đọc hiểu tốt học sinh mới đọc diễn cảm và thể hiện đúng tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Ví dụ : Bài Hạt gạo làng ta Từ cách đọc đúng và đọc diễn cảm : nhấn giọng ở các điệp từ , điệp ngữ, cách ngắt nghỉ ở mỗi dòng thơ, khổ thơ cùng với việc hiểu các từ ngữ : vị phù sa, ngọt , bùi , đắng cay, giọt mồ hôi sa,ngoi, trút, hạt vàng làng ta, băng đạn vàng nh lúa đồng học sinh hiểu đợc nỗi khó khăn vất vả của ngời nông dân để làm ra hạt gạo trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nớc , đồng thời học sinh cũng thấy giá trị của hạt gạo , sự gắn bó của tác giả với quê hơng . Hơn thế nữa , đó là qua bài thơ nhằm giáo dục học sinh biết quý trọng hạt gạo, quý trọng súc lao động và yêu lao động. Cụ thể cách đọc nh sau: Khổ thơ 1 : đọc thong thả, nhấn mạnh từ đợc lặp lại nhiều lần. Cuối dòng 2,4,6 đọc vắt luôn sang dòng sau: Có vị phù sa Của sông Kinh Thày Khổ thơ 2 : đọc nhanh hơn, nhấn mạnh từ ngữ : có bão , có ma, giọt mồ hôi sa để diễn tả nỗi khó nhọc vất vả của ngời nông dân.Cuối dòng 4,6,8 cũng đọc vắt luôn sang dòng sau. Khổ thơ 3 : nhấn mạnh từ những năm đợc lặp lại nhiều lần . Cuối các dòng 2,4,6,8 đọc vát luôn sang dòng sau. Khổ thơ 4 : ba dòng trên đọc liền mạch. Hai dòng cuối đọc thong thả và ngắt : Em vui/ em hát Hạt /vàng / làng / ta Nếu ở mỗi bài tập đọc, giáo viên đều hớng dẫn cho học sinh cách đọc cụ thể và các em nắm đợc thì sẽ rất đễ dàng trong việc hiểu nội dung của bài. Đọc hay, hiểu tốt đó là cái đích cuối cùng mà giờ Tập đọc cần đạt và phải đạt. Làm đợc điều đó , tức là giờ dạy đã thành công. GV thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thu Trờng Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc -Đông Hà 3 Một số kinh nghiệm : Rèn kĩ năng Đọc Hiểu cho học sinh lớp 5 V. Một số l u ý đối với giáo viên: - Ngoài một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 đã nêu ở trên, muốn thực hiện tốt hơn nữa việc đọc hiểu , để từ đó các em có hứng thú học tập , nâng cao chất lợng dạy học phân môn Tập đọc, phát triển năng lực cảm thụ văn học của học sinh, giáo viên cần lu ý : + Phải thâm nhập kĩ văn bản, hiểu ý đồ của SGK. + Thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh của lớp. + Lựa chọn phơng pháp giảng từ có hiệu quả. + Sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lí. +Giọng đọc của giáo viên là giọng đọc mẫu cho nên phải chú ý đến cách đọc của từng bài +Phải có vốn sống , vốn hiểu biết nhất định về xã hội , có năng lực cảm thụ văn học tốt .Bởi vậy cho nên cần có ý thức tự học cao + Hớng dẫn học sinh cách đọc và chuẩn bị bài đọc chu đáo + Luôn xác định rằng : Học sinh là nhân vật trung tâm . Ngời giáo viên giỏi là ngời biết dạy cho học sinh cách học tốt nhất. VI. Phần kết luận và đề xuất: 1. Kết luận. - Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả phải có sự nỗ lực rất lớn từ mỗi giáo viên và mỗi học sinh. - Học sinh muốn tiếp thu khoa học phải qua con đờng nghe và đọc. Tập đọc là phân môn quan trọng dạy tốt môn học này không chỉ rèn luyện cho các em kĩ năng đọc mà còn cung cấp, phát triển vốn từ phong phú cho các em , tạo điều kịên cho các em học tốt các môn học khác. 2. Đề xuất : - Các cấp lãnh đạo chuyên môn nên chăng tổ chức hằng năm một cuộc thi Đọc diễn cảm dành cho giáo viên và học sinh. - Kiểm tra đánh giá chất lợng đồ dùng dạy học tự làm bằng hình thức tổ chức Thi làm đồ dùng dạy học trớc khi đa vào sử dụng . ( Nếu có thể ) * Với tấm lòng của một giáo viên trẻ đối với học sinh thân yêu và tình yêu văn học, tôi muốn bài viết nhỏ này đợc các đồng nghiệp và cấp trên góp ý , trao đổi. Xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày 19 tháng 5 năm 2009 Ngời viết Nguyễn Thị Anh Thu GV thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thu Trờng Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc -Đông Hà 4 . Một số kinh nghiệm : Rèn kĩ năng Đọc Hiểu cho học sinh lớp 5 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 I. Phần mở đầu. trí tởng tợng và óc sáng tạo của học sinh. Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ GV thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thu Trờng Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc -Đông Hà 2 Một số kinh nghiệm : Rèn kĩ năng. cha phát huy trí tởng tợng và sáng tạo của mình.Một số em rất ít có ý thức GV thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thu Trờng Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc -Đông Hà 1 Một số kinh nghiệm : Rèn kĩ năng Đọc Hiểu

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w