Hội chứng liệt nửa người (Kỳ 1) pptx

5 596 0
Hội chứng liệt nửa người (Kỳ 1) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội chứng liệt nửa người (Kỳ 1) Theo Dèjerine, liệt nửa người là liệt tay chân cùng một bên của cơ thể do tổn thương từ các tế bào tháp đến xináp của chúng với tế bào sừng trước tủy sống. 1. Đặc điểm lâm sàng liệt nửa người. 1.1. Khởi phát và tiến triển: + Đột ngột: thường do đột qụy não. Cũng có khi liệt được khởi đầu bởi một sự kiện rất đơn giản (sau khi tắm, nhận được một thông tin buồn phiền ). Mức độ liệt khi bắt đầu rất khác nhau, có bệnh nhân liệt hoàn toàn ngay từ đầu nhưng cũng có bệnh nhân chỉ bị liệt nhẹ. Mức độ liệt ban đầu có thể chỉ dừng lại như vậy sau giảm dần (thường trong chảy máu não, tắc mạch) nhưng cũng có khi tiến triển tuần tiến nặng dần lên hoặc nặng lên theo từng nấc trong những giờ, những ngày sau (thường do huyết khối động mạch não). + Liệt xuất hiện từ từ và tăng dần một cách chậm chạp thường gặp trong các trường hợp khối phát triển, liệt xuất hiện từ từ, tiến triển tăng dần theo kiểu bậc thang thường do các bệnh thoái hoá (xơ cột bên teo cơ ). 1.2. Các thể liệt: + Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại). + Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo các triệu chứng co cứng, tăng phản xạ gân xương, có phản xạ bệnh lý bó tháp, rung giật bàn chân, rung giật bánh chè. 1.3. Các triệu chứng kèm theo: Có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau: + Dấu hiệu quay đầu – mắt phối hợp (déviation conjugee). + Phồng má bên liệt khi thở ra do liệt dây VII trung ương (dấu hiệu hút điếu). + Những trường hợp nặng nề có thể còn thấy các kiểu rối loạn nhịp thở. + Rối loạn phản xạ gân xương và phản xạ da, có thể có phản xạ bệnh lý bó tháp. + Các động tác đồng vận (syncinésie): khi chi bên lành vận động tùy ý thì bên liệt có động tác vận động không tùy ý theo. + Rối loạn cảm giác, giác quan. + Rối loạn tâm thần. + Rối loạn thực vật. 2. Khám bệnh nhân liệt nửa người. 2.1. Quan sát: + Đối với bệnh nhân tỉnh táo: quan sát các vận động chủ động của bệnh nhân, + Đối với bệnh nhân hôn mê: quan sát thấy bàn chân bên liệt đổ sát mặt giường hơn, nửa người bên liệt có rất ít các cử động tự phát, hoặc ít vận động trong khi vật vã kích thích, quan sát dấu hiệu hút điếu 2.2. Cách khám bệnh nhân phát hiện liệt nửa người: + Khám bệnh nhân tỉnh: thực hiện tuần tự các bước sau: - Yêu cầu bệnh nhân thực hiện các vận động chủ động các chi như co, duỗi tay, chân hay nâng tay, chân khỏi mặt giường. - Kiểm tra các nghiệm pháp khám vận động: Barré (chân và tay), Mingazzini (chân), Raimiste (tay). - Những trường hợp liệt nhẹ, sức cơ của bệnh nhân còn tương đối tốt nên bệnh nhân có thể duy trì tư thế của chi tương đối lâu. Trong trường hợp đó có thể nhanh chóng xác định liệt nửa người bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác vận động chủ động chống lại sức cản do thầy thuốc gây ra. + Khám triệu chứng liệt nửa người ở bệnh nhân hôn mê: kích thích đau ở từng chi của bệnh nhân xem mức độ co duỗi các khúc chi nhanh, mạnh, dứt khoát hay chậm chạp, yếu đuối để đánh giá xem sức cơ bên nào yếu hơn, nghiệm pháp thả rơi (nâng chi của bệnh nhân lên sau đó thả cho rơi tự do, bên liệt rơi xuống giường nặng nề như một khúc gỗ), dựng bàn chân hoặc chân bệnh nhân (gấp ở khớp gối) cho đứng trên giường, bàn chân hoặc chân bên liệt không giữ được tư thế nên sẽ đổ xuống sát mặt giường. . Hội chứng liệt nửa người (Kỳ 1) Theo Dèjerine, liệt nửa người là liệt tay chân cùng một bên của cơ thể do tổn thương từ các tế. teo cơ ). 1.2. Các thể liệt: + Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại). + Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo các triệu chứng co cứng, tăng phản xạ. bên liệt đổ sát mặt giường hơn, nửa người bên liệt có rất ít các cử động tự phát, hoặc ít vận động trong khi vật vã kích thích, quan sát dấu hiệu hút điếu 2.2. Cách khám bệnh nhân phát hiện liệt

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan