Bệnh hậu môn trực tràng I. ĐẠI CƯƠNG Bệnh hậu môn trực tràng có thể là bệnh tại chỗ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ở nơi khác như: trĩ (trong tăng áp lực tĩnh mạch gánh), ngứa hậu môn (trong bệnh tăng đường máu). 1. Đặc điểm giải phẫu: - Niêm mạc: + Niêm mạc trực tràng là liên bào trụ phủ đến đáy các cột Morgagni (các cột này nối nhau ở phần đáy tạo thành van Morgagni). + Niêm mạc phần van Morgagni là liên bào hình khối (lập phương) + Từ dưới van Morgagni liên bào hình vẩy, nhiều tầng + Dưới đường da - hậu môn là liên bào da. - Cơ trực tràng: cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong - Mạch máu: + Động mạch gồm 3 nhánh: động mạch trực tràng trên, giữa và dưới + Tĩnh mạch: nối hai hệ cửa – chủ (trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa sẽ thấy giãn các vòng nối ở trực tràng). 2. Đặc điểm triệu chứng: a. Triệu chứng cơ năng - Mót đi ngoài giả, có khi chỉ có một ít phân kèm theo nhầy và máu, hoặc có cảm giác như có vật lạ trong hậu môn Bài tiết nhầy, máu, dịch mủ theo phân- Rát, tưng tức hậu môn (cảm giác đau này xuất phát từ trực tràng và đại tràng xich-ma lan xuống “cơn quặn trực tràng”). - Chảy máu trực tràng: tự chảy ra hoặc đi ngoài máu đỏ tươi, mức độ ít kèm theo với phân, hay tái phát, có khi chảy máu đơn độc không có phân. - Rối loạn lưu thống: + Táo hoặc lỏng + Táo lỏng xen kẽ + Phân hình dẹt như lá lúa (gặp trong ung thư trực tràng) b. Các triệu chứng thực thể - Tư thế khám hậu môn trực tràng + Nằm sấp, chổng mông, đùi gấp vào ngực - bụng + Nằm tư thế phụ khoa Nằm nghiêng, chân trên co - Nhìn toàn bộ vùng hậu môn xem + Có vết xước do gãi, lỗ rò, khối u, búi trĩ, sa trực tràng. + Nhìn hậu môn khi bảo bệnh nhân rặn từ nhẹ đến mạnh (như rặn ỉa). - Thăm khám trực tràng để phát hiện: + Tình trạng trương lực của cơ thắt hậu môn (thường thấy cảm giác ép chặt vào đầu ngón tay khi thăm hậu môn) + Khám rãnh trực tràng (Siloninter-hemorrhoidaire) + Tình trạng trương lực của cơ mu trực tràng + Các khối u, búi trĩ nội, polyp, cục phân rắn + Tình trạng thành bên của trực tràng + Cuối cùng là xem phân, chất nhầy, máu dính ở trên găng. Ở nữ: xem tình trạng tử cung và vách trực tràng âm đạo. Ở nam: xem tình trạng túi tinh và tiền liệt tuyến Ngoài ra còn thăm phối hợp với nắn bụng, để xem các u vùng tiểu khung. - Soi trực tràng: qua soi trực tràng đưa máy soi vào sâu 25cm sẽ xác định được tình trạng viêm loét (từng đám xung huyết, niêm mạc thô nhạt màu, hoặc các ổ loét lỗ rò (trực tràng- âm đạo, trực tràng-bàng quang), trạng thái mạch máu (búi trĩ nội ) Qua soi trực tràng kết hợp với sinh thiết để có chẩn đoán về tổ chức học - Chụp khung đại tràng có baryt: để kiểm tra hình thái của đại tràng (to, dài, vừa to vừa dài) tình trạng lưu thông, hình các khối u. . Bệnh hậu môn trực tràng I. ĐẠI CƯƠNG Bệnh hậu môn trực tràng có thể là bệnh tại chỗ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ở nơi khác như: trĩ (trong. dịch mủ theo phân- Rát, tưng tức hậu môn (cảm giác đau này xuất phát từ trực tràng và đại tràng xich-ma lan xuống “cơn quặn trực tràng ). - Chảy máu trực tràng: tự chảy ra hoặc đi ngoài máu. Nhìn toàn bộ vùng hậu môn xem + Có vết xước do gãi, lỗ rò, khối u, búi trĩ, sa trực tràng. + Nhìn hậu môn khi bảo bệnh nhân rặn từ nhẹ đến mạnh (như rặn ỉa). - Thăm khám trực tràng để phát hiện: