Con ơi, đừng sợ nhé! pdf

7 445 0
Con ơi, đừng sợ nhé! pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con ơi, đừng sợ nhé! - Phần cuối Làm trẻ con không phải dễ ăn kẹo. Làm trẻ con, còn ngây thơ, hiếu động ấy thế mà ôi thôi là nhiều sự kiện quan trọng cứ diễn ra: nào là rụng mất chiếc răng đầu tiên, rồi có em, rồi đi học. Bố mẹ sẽ giúp con thế nào đây? Lần đầu bị điểm kém Bé sẽ cởi mở hơn về điểm số của mình nếu được bạn tỏ ra thông cảm với sự xấu hổ và tức giận của Đừng mất niềm tin khi con bị điểm kém bé. Hãy cho con bạn chút thời gian trước khi đặt ra những câu hỏi giúp bé hiểu được chuyện vừa diễn ra. Bé không hiểu bài? Bé mắc những sai lầm do bất cẩn? Việc bạn cần làm là cố giữ thái độ không xét đoán, ngay cả nếu bạn biết việc bị điểm kém này hoàn toàn là do lỗi của bé đi nữa. Sau đó hãy cùng bé bàn về cách sửa chữa những sai lầm này trong tương lai, việc bạn chia sẻ một trong những thất bại của chính bạn (xếp hạng kém, bị ghi sổ đầu bài…) và cách bạn đương đầu với nó cũng có thể giúp bé nhiều. Và đừng nên mất niềm tin. Điểm kém chỉ là điểm kém thôi, nó không có nghĩa là con bạn sẽ ở lại lớp, vì thế hãy động viên bé để cho mọi thứ qua đi (nhưng tất nhiên phải nhớ rút kinh nghiệm cho lần sau). Trải nghiệm đầu tiên với cái chết Trẻ em học biết cách đau buồn bằng cách nhìn vào người lớn. Các bé cũng ý thức được nỗi buồn của cha mẹ và thường ngưng nói về người thân đã khuất để tránh không khơi lại nỗi buồn. Để bé nhìn thấy bạn bày tỏ các cảm xúc là điều hoàn toàn bình thường, và theo một cách phù hợp với độ tuổi, cũng nên cho bé tham gia vào nghi lễ tưởng niệm người đã khuất. Nhưng bé cũng cần được biết là không nên ôm mãi nỗi buồn ấy; bạn hãy tạo một cuốn album ảnh gợi nhớ lại những kỷ niệm vui vẻ, đó là một trong những hoạt động chữa trị tốt nhất cho bé. Đồng thời, khi ai đó mất đi, bé cũng thường lo sợ rằng những người khác cũng sẽ mất theo. Do đó, hãy trấn an và giải thích cho bé hiểu. Cuối cùng, nếu đó là con vật nuôi vừa mất, đừng chạy vội đi ngay mua một con khác thay thế. Dù cuối cùng rồi thì bạn cũng mua một con vật nuôi khác thôi, nhưng hãy khuyến khích bé đặt cho nó cái tên khác và ý thức được nó hoàn toàn là một con vật khác - chứ không phải là con Fido số 2. Và đừng nên làm trẻ rối lên với những từ ngữ mơ hồ. Bạn hãy thẳng thắn nói về cái chết thay vì những uyển ngư như “đã chìm vào giấc ngủ mãi mãi”, “đã đi xa”… Lần ngủ xa nhà đầu tiên Các bố mẹ nên nắm được kế hoạch của chương trình để có thể chuẩn bị cho con những gì cần thiết. Bạn cũng nên báo trước cho bé biết rằng khi đến nơi, bé có thể sẽ có chút hồi hộp và nhớ bố mẹ. Một vài phụ huynh bỏ qua bước này bởi họ không muốn làm con mình lo lắng, nhưng thật ra cùng nói chuyện về nỗi lo lắng, khiến nó trở nên một việc bình thường sẽ giúp bé rất nhiều. Sau đó hãy cho bé vài gợi ý về cách giải quyết điều đó. Vài đứa trẻ có thể sẽ muốn mang theo gối của cháu - hoặc của bố mẹ. Lần đầu tiên ngủ xa nhà cũng lo lắm chứ! (Ảnh: Inmagine) Cuối cùng, dặn bé là có thể gọi cho bạn bất cứ lúc nào, đặc biệt là trước lúc đi ngủ. Và đừng nên: Nhấn mạnh những chuyện không vui hay không hay khi bạn nhận một cú phone "đón con về đi" từ bé. Hãy nhắc đến những phần vui vẻ bé sẽ được trải qua khi ngủ xa nhà, chẳng hạn như được chơi với các bạn lâu hơn. Đêm đầu tiên với người trông trẻ mới Tương tự như thế với việc bé vẫn ở nhà, nhưng bố mẹ lại phải đi xa và phải nhờ người khác đến trông bé. Đầu tiên, hãy khiến con bạn toàn tâm toàn ý với việc ở nhà. Và trước đêm trọng đại đó, hãy giới thiệu bé với người sẽ trông bé, lên kế họach ăn, ngủ, vui chơi cho con. Bên cạnh việc cố gắng tạo cho bé cảm giác thoải mái nhất, bạn cũng phải đảm bảo rằng cả con bạn lẫn người sẽ trông giúp con bạn, hiểu những quy tắc cần thiết trong nhà và những điểm cần lưu ý của bé. Cũng sẽ rất tốt nếu bạn nói với bé bạn sẽ đi đâu và khi nào bạn về. Và đừng nên: quên gọi điện về nhà thường xuyên để cho bé thấy bạn vẫn chú ý đến bé, và rằng bạn đang ổn. Khá nhiều đứa trẻ lo lắng cho cha mẹ khi họ không có nhà, do vậy khi được nghe giọng bạn và biết rằng bạn đang có thời gian vui vẻ, bé sẽ an tâm hơn rất nhiều. Chiếc răng đầu tiên rụng mất Trải nghiệm đầu tiên này có thể khá căng thẳng. Chiếc răng lung lay! Máu! "Vài trẻ cho rằng răng gắn liền với thứ gì đó quan trọng, thứ gì đó mà chúng cần," Dustin James, một nha sĩ chuyên về thiếu nhi tại Wilsonville, Oregon, cho biết. Tại một cuộc hẹn khám răng bình thường của bé (trước khi bé bắt đầu thay răng), hãy nhờ nha sĩ giải thích thật kỹ cho bé những gì sắp diễn ra cũng như cảm giác sẽ như thế nào và tại sao lại thế. R ụng mất một cái răng rồi (Ảnh: Inmagine) Bác sĩ James đã cho những bệnh nhân nhí của mình xem các bản X-quang để các em có thể hiểu được răng mới sẽ mọc như thế nào. Sau đó đừng quên nhắc đến những bài đồng dao ngộ nghĩnh về chiếc răng, hoặc câu chuyện về Cô Tiên Răng cũng sẽ khiến bé rất thích thú. Và đừng nên: thiếu kiên nhẫn. Các bậc cha mẹ thường lo lắng hơn cả đứa trẻ về việc tại sao răng bé chưa lung lay và khi nào thì mới bắt đầu. Việc thay răng có thể xảy ra trong khoảng thời gian khi bé lên 5 đến 7 tuổi. Tốt nhất là nên để chiếc răng tự lung lay và tự rụng. . Con ơi, đừng sợ nhé! - Phần cuối Làm trẻ con không phải dễ ăn kẹo. Làm trẻ con, còn ngây thơ, hiếu động ấy thế mà ôi thôi là nhiều. cũng thường lo sợ rằng những người khác cũng sẽ mất theo. Do đó, hãy trấn an và giải thích cho bé hiểu. Cuối cùng, nếu đó là con vật nuôi vừa mất, đừng chạy vội đi ngay mua một con khác thay. cũng mua một con vật nuôi khác thôi, nhưng hãy khuyến khích bé đặt cho nó cái tên khác và ý thức được nó hoàn toàn là một con vật khác - chứ không phải là con Fido số 2. Và đừng nên làm trẻ

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan