Phần cứng Một vài nhận xét đối với sản phẩm Palm Tungsten T3 Là người đã từng sử dụng một số sản phẩm sử dụng hệ điều hành Palm OS như Palm m505, Sony Clie PEG-665/G, Sony Clie NX-70V v.v bây giờ chuyển sang dùng Palm Tungsten T3 tôi xin có một vài nhận xét cá nhân đối với sản phẩm này như sau, hy vọng những ý kiến này sẽ mang lại cho các bạn một cái nhìn tổng quát đối với thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA) này: Một bộ đầy đủ các phụ kiện của Palm Tungsten T3 Phần cứng Có rất nhiều các bài viết nói về sản phẩm T3 trên Internet nhưng theo tôi vẫn nên xem xét để có một nhận xét công bằng, khách quan đối với sản phẩm này là điều cần thiết. T3 thực sự gây ấn tượng đối với tôi về chất lượng của màn hình và speaker. Ai đã từng sở hữu một chiếc Clie đều thừa nhận rằng T3 chẳng thua kém gì Sony Clie về kích thước màn hình và độ phân giải 320x480, đặc biệt là khả năng xoay màn hình theo theo phương nằm ngang để mở rộng diện tích vùng hiển thị, điều này đặc biệt hiệu dụng khi bạn sử dụng bảng tính excel hoặc đọc tài liệu trên PDA. So sánh về mặt kích thước T3 nhỏ gọn như m505 và Palm V nhưng lại màn hình có độ lớn của Clié Thực ra, một trong những lý do vì sao tôi chọn T3 chính là vì màn hình 320x480 nhưng T3 lại có kích thước máy chỉ bằng chiêc m505, chỉ bằng một động tác đơn giản là kéo phần dưới máy để mở rộng màn hình là bạn đã đạt được kích thước màn hình như Clie NR, NX. Có thể nói màn hình T3 là một trong những loại màn hình có độ sáng tốt nhất mà tôi từng thấy trong dòng sản phẩm của Palm. Dư ới đây tôi có trình bày 1 ảnh chụp để so sánh độ sáng của T3 vói m505 ở chế độ sáng tối đa tại cùng thời điểm. Còn một ưu điểm nữa của T3, đó là speaker khá tốt, so với Sony Clie thì tiếng speaker phát ra to hơn và rõ ràng hơn, tuy nhiên bạn vẫn nên mua headphones để tận hưởng hết được giá trị của bản nhạc bạn nghe từ T3 vì Palm không cung cấp sẵn cho bạn headphones trong hộp kèm theo máy. Chiếc m505 đã được bật đèn nền khi chụp bức hình này! Vỏ của chiếc T3 cũng là một yếu tố đáng giá, ngoài việc thi ết kế bằng kim loại khá chắc chắn và đẹp, phía dưới là phần sạc điện và các tiếp điểm để đồng bộ dữ liệu giống như của dòng Pocket PC iPAQ, chiếc bút và khe cắm bút có lò xo co giãn giống như Pocket PC, bút của T3 đủ nặng, cầm khá vừa tay và có đầu bút tốt, bạn có thể dùng ngay đầu bút này để chọc vào lỗ reset đằng sau máy mà không phải vặn đầu bút ra như các dòng Sony Clie và Palm trước đó. T3 cũng vẫn kế thừa được các phần cứng và phụ kiện trước đó, bạn có thẻ sử dụng đế cradle cũ của các dòng Palm trước đó như n505, m515 và charger cũng dùng chung được. Ngoài ra, c ũng giống như các dòng Tungsten trước như T1 và T2 thì T3 cũng built- in Bluetooth, hồng ngoại IrDA và phím 5 hướng v.v Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng Bluetooth của T3 hoạt động rất tốt và ổn định với các thiết bị sẵn có nh ư T68i, T610 và đặc biệt là khả năng đồng bộ sync qua bluetooth rất tốt (với điều kiện l à PC của bạn cũng hỗ trợ Bluetooth). Còn về bộ nhớ RAM thì sao? Khi cầm trên tay chiếc T3, việc đầu tiên của tôi sau khi xem xét màn hình là kiểm tra bộ nhớ của RAM, có thể nói với bộ nhớ 64MB RAM (khoảng 52MB RAM dành cho ứng dụng), bạn có thể nạp đủ các ứng dụng cần thiết cho một chiếc PDA mà không phải lo lắng nhiều lắm đến dung luợng bộ nhớ, tuy nhiên theo tôi bạn nên mua thêm card SD để bổ sung bộ nhớ và nhất là có thể tận dụng khả năng chơi MP3, ghi âm của chiếc T3 mà bạn có. Một tính năng hữu ích nữa là tính năng “key-lock” giống như của điện thoại di động. Đểbật tính năng này bạn phải ấn nút power của máy trong khoảng hơn 2 giây và T3 sẽ khóa các phím trên Palm để tránh trường hợp vô ý bật máy khi ấn phải các nút trên thân máy.