1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề KT Sinh_10 HK II_13

3 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 50 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2009-2010 Môn: Sinh học Khối 10 – BAN TỰ NHIÊN Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Đề I: Câu 1: (2 điểm) Thế nào là vi sinh vật? Đặc điểm chung của vi sinh vật là gì? Câu 2 : (3 điểm) Nêu sự xâm nhập và phát triển của phagơ trong tế bào chủ ? Câu 3 : (2 điểm) Nêu những ứng dụng của virút trong thực tiễn. Cho ví dụ minh họa. Câu 4: (3điểm) Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dich? Vai trò của miễn dịch. Hết ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2009-2010 Môn: Sinh học Khối 10 – BAN TỰ NHIÊN Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Đề II: Câu 1: (2 điểm) Thế nào là vi rút? Nêu cấu tạo chung của virút? Câu 2: (3 điểm) Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục. Câu 3: ( 3 điểm) Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Cho ví dụ minh họa. Phương thức lây bệnh và cách phòng bệnh AIDS. Câu 4: ( 2 điểm) Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh? Hết ĐỀ I: Câu Đáp án Điểm 1 - Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, phần lớn đơn bào, không thể thấy bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi. - Đặc điểm chung của vi sinh vật: Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh và phân bố rộng. 1 đ 1 đ 2 Sự xâm nhập và phát triển của phagơ trong tế bòa chủ: 3 đ - Hấp thụ: phagơ bám trên tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ. - Xâm nhập: bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của nó vào tế bào chủ. - Sinh tổng hợp: bộ gen của phagơ được nhân lên, tổng hợp thêm vỏ capsit, bao đuôi … cho mình. - Lắp ráp vỏ capsit bọc lấy lõi ADN gắn với đĩa gốc, bao đuôi để hình thành phagơ mới. Phóng thích: Phagơ mới phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ra ngoài tiếp tục xâm nhiễm vào các tế bào khác. 3 Ứng dụng của virút: - Bảo vệ đời sống con người và môi trường: Sản xuất văcxin … - Bảo vệ thực vật: Dùng virút Baculo ký sinh trên sâu bọ ăn lá cây vừa tiêu diệt côn trùng gây hại vừa bảo vệ được môi trường. - Sản xuất dược phẩm: Sản xuất insulin nhờ virút làm vật chuyển gen. 2 đ 4 - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh đối với vi sinh vật gây bệnh đó. - Các loại miễn dịch: + Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh như da, màng nhầy, các dịch do cơ thể tiết ra … và các phản ứng không đặc hiệu như gây viêm, sốt, thực bào, sinh inteferon … + Miễn dịch đặc hiệu: Gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. - Vai trò miễn dịch: Giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm. 1 đ 1 đ 1 đ ĐỀ II: Câu Đáp án Điểm 1 - Virút là những thực thể sống chưa có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ: 10- 100nm, ký sinh bắt buộc trên tế bào chủ. Virút ngoài tế bào chủ không biểu hiện sự sống gọi là virion. - Cấu tạo chung của virút: Hai thành phần chính: lõi nucleic (ADN hoặc ARN) và vỏ protêin (capsit) 1 đ 1 đ Ngoài ra một số virút còn có thêm bao đuôi, gai, vỏ ngoài. 2 Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tuc: + Pha tiềm phát: Số lượng vi khuẩn không tăng, tổng hợp ADN và emzim chuẩn bị cho phân bào. + Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ, số lượng tăng theo lũy thừa và đạt cực đại, quả trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. + Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn không tăng, trao đổi chất giảm do xuất hiện các chất độc, chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, thiếu oxi. + Pha suy vong: Số lượng tế bào chết lớn hơn số lượng tế bào mới sinh ra, chất dinh dưỡng cạn kiệt. chất độc tích lũy. 3 đ 3 - Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Ví dụ: dịch tả, lao, thủy đậu,… - Con đường lây nhiễm HIV/AIDS: đường máu: + Tiêm chích ma túy, truyền máu có mầm bệnh HIV. + Quan hệ tình dục không an toàn. + Mẹ truyền sang con - Cách phòng bệnh: + An toàn trong truyền máu và tình dục. + Không tiêm chích ma túy. + Mẹ bị bệnh AIDS không nên sinh con. 1 đ 1 đ 1 đ 4 Xung quanh chúng ta có nhiềm vi sinh vật gây bệnh nhưng chúng ta không mắc bệnh là do: + Mầm bệnh không đủ độc tố và số lượng. + Không có con đường lây bệnh thích hợp. + Trong cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. 2 đ . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2009-2 010 Môn: Sinh học Khối 10 – BAN TỰ NHIÊN Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Đề I: Câu 1: (2 điểm) Thế nào là vi sinh vật? Đặc. Vai trò của miễn dịch. Hết ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2009-2 010 Môn: Sinh học Khối 10 – BAN TỰ NHIÊN Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Đề II: Câu 1: (2 điểm) Thế nào. khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm. 1 đ 1 đ 1 đ ĐỀ II: Câu Đáp án Điểm 1 - Virút là những thực thể sống chưa có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ: 10- 100 nm, ký sinh bắt buộc trên tế bào chủ. Virút ngoài

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w