Sau tiếng khóc Từ sơ sinh đến 3 tuổi, bé có vô vàn lý do để khóc. Bạn thật sự không có cách nào để tránh né điều đó, bạn phải đối diện – đó là cách duy nhất để bé truyền thông tin ở tuổi này vì bé chưa diễn tả bằng lời được. Khóc là cách duy nhất để thể hiện những đòi hỏi, những khó chịu, bất bình. Có khi ta biết tại sao bé khóc, nhưng cũng có khi hoàn toàn…mù tịt, và cha mẹ rất lo lắng xót xa khi nghe những tiếng nấc, nhất là đối với các bé hay khóc đêm Thời gian đầu rất khó khăn, nhưng dần dần nhiều cha mẹ đã cố gắng “đọc” được những nhu cầu, những tín hiệu của bé, và lau khô những dòng nước mắt và xoa dịu được những cơn la khóc rất đau khổ của bé vì bé không được thông hiểu. Tại sao thế nhỉ? 7 lý do thường trực làm bé khóc, cha mẹ cần phải thật ý tứ và quan sát tỉ mỉ để nhận thấy. Bé cần sữa hoặc nước Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của trẻ sơ sinh. Ở tuổi này bé chỉ có ngủ và… bú. Bé ngủ dậy thường khóc đòi bú. Nếu được bú bé sẽ nín khóc ngay và có thể ngủ trở lại. Bé cần tã sạch Tã lót ẩm ướt do nước tiểu, phân thường làm bé khóc. Cần kiểm tra tã lót thường xuyên để tránh hăm ở bẹn và mông. Riêng đối với bé gái, cần kiểm tra sạch bộ phận sinh dục ngoài vì cũng dễ bị hăm. Đối với các bé mang tã giấy thường xuyên, vài giờ nên thay tả mới một lần vì dù được quảng cáo là “thoáng mát suốt cả ngày” nhưng chúng vẫn có một độ ẩm nhất định khi đã chứa đầy các chất thải của bé. Một số bé lớn hơn 1 tuổi thường được cho mặt quần và những đường may thường cà vào da làm bé khó chịu, ngứa ngáy và không thoải mái vì da em bé rất nhạy cảm. Thương những cha mẹ có kinh nghiệm hay lộn trái quần cho bé mặc, dù “xấu” nhưng bé cảm thấy thoải mái Bé quá nóng hoặc quá lạnh Những em bé trong độ tuổi mới sinh thường thích được bó (vì đã quen với môi trường chất lỏng trong bụng mẹ) và được giữ ấm. Bé có thể thấy lạnh khi cha mẹ thay quần áo, bé diễn tả sự bực dọc bằng cách khóc. Cha mẹ cần phải học cách thay tả thật nhanh và khăn choàng cho bé một cách nhanh chóng. Tránh mặc quá nhiều quấn áo để bé không được thoải mái. Bé có thể nóng do thời tiết hoặc do bị sốt. Thường phân biệt bằng cách sờ vào gáy của bé. Nếu thấy ra nhiều mồ hôi và dính ướt tóc nhiều (tóc bết lại) kèm theo bứt rứt thì nguyên nhân do trời úa nóng. Nên bỏ bớt chăn, mặc các loại quần áo mỏng, hút mồ hôi. Khi bé nóng mà người không ra mồ hôi thì phải kiểm tra thân nhiệt để xem bé có sốt không. Nếu sốt quá cao, bé thuờng nằm yên, vẻ kiệt sức, môi khô có thể nằm li bì hoặc co giật. Bé muốn được ôm ấp Bé cần rất nhiều sự âu yếm vuốt ve, thích thấy mặt, ánh mắt triều mến của cha mẹ, nghe giọng cha mẹ nói, nghe nhịp đập trái tim của cha mẹ và cả việc ngửi thấy mùi quen thuộc của cha mẹ mình; đặc biệt là sau khi bé bú mẹ. Sau khi được ăn một cách đầy đủ no nê, được “ợ”, được sạch sẽ bé cần sự ôm ấp và âu yếm. Bé sợ, cần sự an toàn Sợ ăn! Các bé lười ăn thường sợ khi đến bữa ăn vì trước đó bé đã “bị” cha mẹ ép ăn cho dù bé không thích hoặc ăn quá chậm. Tình hình ngày càng xấu hơn khi cha mẹ vì nóng ruột tìm mọi cách ép bé ăn mà không hiểu “tâm lý”của bé. Hậu quả là chỉ cần thấy dụng cụ cho ăn hoặc thức ăn là bé Em bé c ần rất nhiều sự âu yếm Ảnh: www.inmagine.com đã khóc thét lên. Khóc là một cách để bé nói: “Chừng đó đã đủ rồi mẹ ơi!” Sợ uống thuốc, sợ thay quần áo, tã lót nhiều lần. Tốt nhất không nên gò ép bé. Nên tìm mọi cách đánh lạc hướng chú ý của bé. Nếu bé vẫn khóc, tốt nhất bạn nên làm cho thật nhanh rồi ôm bé vào lòng dỗ dành hoặc để bé chơi tự do. Sợ bị la, sợ phải ở một mình. Bé sợ người lớn hù dọa hoặc quát tháo. Đa số các bé còn nhỏ (khoảng trên dưới 1 tuổi) thường khóc nhiều hơn khi bị quát mắng, la hét. Thậm chí đang khóc mà còn bị la thì bé có thể khóc thét lên. Thái độ tốt nhất lúc này là ôn tồn vỗ về, hoặc “lơ” bé luôn, xem như không có gì xảy ra. Đa số các bé trên 9 tháng tuổi thường khóc đòi khi phải ở một mình vì bé đã quen với cảm giác có nhiều người ở chung quanh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bé khóc đòi vì nhõng nhẽo, muốn “đeo” bạn. Trường hợp này, nên tập cho bé thói quen ở một mình vì nếu cứ “đeo” như vậy bạn sẽ khó làm được việc gì. Bé bệnh Thường gặp nhất là bé sốt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bé được phát hiện ra nhờ tiếng khóc đặc biệt. Ví dụ giọng khàn đặc khi bé bị viêm họng, viêm amygdale. Hoặc bé khóc kèm ho sặc sụa, mặt tái tím, hơi thở khò khè phải coi chừng bé hóc xương hoặc các dị vật khác. Cần đưa bé đi bệnh viện ngay, nếu chậm trễ rất nguy hiểm, có thể tử vong do bé bị ngạt thở. Ngoài ra có khi bé khóc vì đau bụng thông thường, hoặc do lồng ruột, viêm ruột,… Còn nhiều nguyên nhân làm bé nhè, kể cả… không có nguyên nhân nào rõ rệt. Cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết. Thái độ tốt nhất là biểu lộ vẻ mặt bình tĩnh, dỗ dành bé với thái độ ôn tồn, dịu dàng. Chỉ cần bạn tỏ thái độ bực tức, la hét thì tình hình sẽ trở nên tệ hơn. Bé không “vừa lòng”, cần được an toàn Thường bé cảm nhận rất rõ trạng thái tâm lý của người thường xuyên chăm sóc gần gũi chúng. Bé người đó là chỗ dựa tình cảm. Nếu người đó có biểu hiện của tâm trạng bất ổn, buồn rầu… bé sẽ nhận biết và phản ứng bằng cách quấy khóc. Bé buồn ngủ, mệt mỏi, thường kèm theo dụi mắt, rên rỉ,…Khi bé ngậm một vật gì đó, cha mẹ không cho vì sợ dơ. Thế là bé phản đối bằng cách… khóc. Trong trường hợp này nên tìm vật mềm mại vừa với miệng bé, rửa sạch và cho bé… ngậm: nhất là trong trường hợp bé mọc răng thường thích cắn vật gì đó cho đỡ ngứa lợi. Nhiều khi bé không hài lòng vì không đạt được ý muốn. Ví dụ bé cố lấy vật gì hoặc tìm cách chơi một trò chơi ưa thích nhưng không thành công. Trường hợp này đành giúp bé hoặc tìm một trò chơi khác dễ hơn để bé quên đi. . Sau tiếng khóc Từ sơ sinh đến 3 tuổi, bé có vô vàn lý do để khóc. Bạn thật sự không có cách nào để tránh né điều đó, bạn. ngủ và… bú. Bé ngủ dậy thường khóc đòi bú. Nếu được bú bé sẽ nín khóc ngay và có thể ngủ trở lại. Bé cần tã sạch Tã lót ẩm ướt do nước tiểu, phân thường làm bé khóc. Cần kiểm tra tã lót thường. số các bé còn nhỏ (khoảng trên dưới 1 tuổi) thường khóc nhiều hơn khi bị quát mắng, la hét. Thậm chí đang khóc mà còn bị la thì bé có thể khóc thét lên. Thái độ tốt nhất lúc này là ôn tồn