1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Khi bé tập lật ppsx

5 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 170,13 KB

Nội dung

Khi bé tập lật Lật người là một trong những động tác di chuyển đầu tiên của trẻ. Tất cả trẻ em trên thế giới này đều như thế. Người xưa thường nói “ba lật, sáu ngồi, tám bò”. Chiếu theo câu nói này thì thông thường, khi được 3 tháng là lúc trẻ biết lật. Nhưng trên thực tế, thời gian biết lật cũng tùy từng bé, cách bé lật cũng do nhiều phương diện, nhiều nhân tố quyết định. Nhiều người mẹ rất chú ý tới con mình và khi phát hiện ra rằng, cổ của bé có thể được bé giữ yên (cố định) một chỗ, rồi bé “tập trung sức mạnh” vào cánh Ảnh: Eva.vn tay và lưng thì thắc mắc “bé như thế có phải là sắp biết lật rồi hay không?” Khi bé có những động tác lật người đầu tiên, bé cũng có thể muốn với tay ra lấy cho được một vật gì đó. Và một điều quan trọng hơn nữa là, từ lúc sinh ra, bé chỉ biết nằm, chỉ có thể nhìn thấy “bề mặt của thế giới”, còn giờ đây, bé đã biết lật. Khi nằm sấp, ngẩng đầu lên, bé có thể nhìn thấy một bức tranh mới hoàn toàn và sáng sủa hơn. Nhìn rõ được thế giới xung quanh sẽ càng khiến bé thích thú hơn. Điều này rất có ích cho sự phát triển về mọi phương diện của bé. Thời gian lật của trẻ là không cố định: Thời gian mà bé có thể lật là sau khi cổ của bé đã đủ cứng, thông thường là khi bé được khoảng 3 tháng, hoặc chậm hơn là vào khoảng 4 – 7 tháng. Thời gian cụ thể xuất hiện động tác lật người cũng tùy từng bé mà thay đổi. Có bé biết lật trước 3 tháng nhưng có bé sau 3 tháng vẫn chưa biết lật, có bé sẽ tự lật, cũng có bé phải dựa vào vật gì đó (cái gối chẳng hạn) để lật. Cho nên, bạn hoàn toàn không nhất thiết chỉ vì vì bé chưa biết lật hoặc biết lật muộn mà lo lắng. Trái lại, các bậc cha mẹ phải có tầm nhìn xa hơn đối với sự phát triển khả năng vận động và vận động trí não của bé. Nhưng nếu vẫn chưa thể yên tâm hoặc còn quá lo lắng thì các bậc cha mẹ có thể tìm đến một bác sĩ nào đó để khám sức khỏe cho bé. Khi nào thì bé biết lật? Kết quả khảo sát từ 200 người mẹ cho thấy: - Bé biết lật trước 3 tháng: 14% - 4 tháng : 27% - 5 tháng : 23% - 6 tháng : 14% - 7 tháng : 7% - 8 tháng : 3% - Sau 9 tháng : 2% - Muộn hơn vẫn chưa biết lật : 10% Giúp trẻ lật Đa số trẻ khi tập lật, sẽ xuất hiện những dấu hiệu. Nếu lúc này người mẹ nhìn thấy những dấu hiệu đó, nên giúp bé, để động tác lật của bé được dễ dàng hơn. Dấu hiệu thứ nhất: Khi trẻ đang nằm sấp, bé có thể tự ngẩng đầu lên. Điều này cho thấy các bắp cơ ở cổ và lưng đã có thể chịu lực. Lúc này, nếu để đồ chơi ở trên cao một chút, trẻ cũng đã có thể ngẩng đầu cao hơn để nhìn thấy. Các bà mẹ có thể lấy đồ chơi chúng yêu thích mà "dụ" để bé ngẩng đầu lên. Người mẹ nên vừa chơi vừa trò chuyện cùng bé. Không cần lật người bé lại, vì cách nằm sấp của bé “cách” không xa lúc bé biết lật. Dấu hiệu thứ 2: Khi bé nằm ngửa giơ 2 chân lên, hoặc lúc lắc 2 chân. Đầu tiên, bé không thể chuyển động lưng, cho nên chỉ có cái chân đưa qua đưa lại thể hiện ý muốn dịch chuyển thân người của bé. Lúc này, mẹ có thể đưa tay xuống phía dưới lưng bé, đỡ lấy lưng bé để bé có thể lật người lại. Nếu như sau khi lật qua, bé đè lên cánh tay, rút ra không được và khóc, bạn có thể giúp bé lấy tay ra, sau đó từ từ tập cho bé tự rút tay ra. Dấu hiệu thứ 3: Bé tự mình thích nằm nghiêng. Lúc này có lẽ bé đã có “ý thức” lật, chỉ là chưa biết chống tay đẩy cơ thể qua thôi, hoặc hướng này đối với trẻ có khó khăn gì đó làm bé không dễ lật người qua. Lúc này, mẹ có thể đỡ lưng, giúp trẻ lật người qua. Người mẹ cũng có thể đứng ở một hướng khác gọi bé, dùng đồ chơi “dụ” bé, để bé có thể cố gắng tìm ra cách tốt nhất di chuyển thân người. . tác lật người cũng tùy từng bé mà thay đổi. Có bé biết lật trước 3 tháng nhưng có bé sau 3 tháng vẫn chưa biết lật, có bé sẽ tự lật, cũng có bé phải dựa vào vật gì đó (cái gối chẳng hạn) để lật. . "dụ" để bé ngẩng đầu lên. Người mẹ nên vừa chơi vừa trò chuyện cùng bé. Không cần lật người bé lại, vì cách nằm sấp của bé “cách” không xa lúc bé biết lật. Dấu hiệu thứ 2: Khi bé nằm ngửa. để bé có thể lật người lại. Nếu như sau khi lật qua, bé đè lên cánh tay, rút ra không được và khóc, bạn có thể giúp bé lấy tay ra, sau đó từ từ tập cho bé tự rút tay ra. Dấu hiệu thứ 3: Bé

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN