1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quá trình viết một bài văn ppsx

4 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 37 KB

Nội dung

Quá trình viết một bài văn có thể được chia làm bốn bước: 1. Chuẩn bị:tìm hiểu đề, xác định người đọc, thu thập tài liệu, thông tin 2. Viết nháp:tập trung vào nội dung, mạch ý muốn gửi đến người đọc, văn phong. 3. Chỉnh sửa:xem qua và sửa nếu cần thiết 4. Đọc soát lỗi:chú ý đến những lỗi chính tả, ngữ pháp, cẩu trúc đoạn… Trước khi soát lại để chỉnh sửa ở bước 3, bạn nên nghỉ một lát để đầu óc thư giãn và để có cách nhìn mới về vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá xem bạn diễn đạt ý văn trong bài viết đó đã hiệu quả chưa. Sửa bài viết cần luyện tập: Bạn thử giới hạn một mục tiêu nhất định, ví dụ: tập trung vào từ vựng rồi sẽ sửa bài từ đó. Những mẹo cơ bản nhất: 1. Đọc bài viết thành tiếng. Nhưng đọc chậm rãi. Bài viết nghe có ổn không? 2. Dùng một tờ giấy trắng che bài viết theo các dòng, đọc đến đâu, hạ dần tờ giấy theo đó. . Bài viết nghe có trôi chảy không? Có dài hơn ban đầu bạn tưởng không? Hay là ngắn quá? và phải luôn cân nhắc người nghe: họ dựa vào thông tin bạn trình bày, theo đúng thứ tự bạn đưa ra. Tiêu đề Tiêu đề đã diễn đạt hiệu quả mục đich của bài viết chưa? Nếu bạn dùng tiêu đề lớn và tiêu đề nhỏ, thì những tiêu đề đó đã ngắn gọn, chính xác chưa? Đoạn mở bài Hãy có một bắt đầu tốt!Ngay từ mở bài, phải làm cho người đọc chú ý và thích thú, không là bạn sẽ mất "khán giả" đấy! Đoạn mở đầu nên giới thiệu mục đích, ý chính của bài, bạn nên viết sao cho thật hấp dẫn. Câu đầu tiên của bạn đã hấp dẫn chưa? Đoạn thứ nhất của bạn đã hướng được cho người đọc về nội dung và dàn ý của bài chưa? Chủ đề, ý tưởng đã rõ ràng chưa? Các đoạn ở thân bài Mỗi đoạn đã có ý rõ chưa? Bạn có theo viết theo một dàn ý không? Mỗi đoạn có thứ tự hợp ý hoặc logic chưa? Mạch suy nghĩ của bạn hoặc của nhân vật đã rõ ràng chưa? Các từ, đoạn nối có hiệu quả không? Mối liên hệ giữa các đoạn có rõ ràng không? Liệu có thể bỏ đoạn nào vì không cần thiết hoặc gộp chung với đoạn khác để mạch văn hiệu quả hơn? Có phải mỗi câu văn chỉ bổ trợ riêng cho câu chủ đề của đoạn văn đó? Bạn có thể bỏ câu nào hoặc gộp 2 câu lại với nhau không? Nếu có những ý bổ trợ được thêm vào hoặc bạn phải viết ngoài lề để giải thích, thì những đoạn như vậy có rõ ý trong toàn bộ bài không? Kết bài Đoạn kết bài có tóm tắt và làm rõ các thông tin cũng như ý toàn bài không? Đoạn kểt bài có khiến người đọc phải suy ngẫm không? Có đúng theo mạch viết của toàn bài chưa? Các mảng quan trọng cần chú ý: Đây có thể là chỗ bạn hay mắc lỗi nhất, hoặc là kỹ năng bạn muốn hoàn thiện thêm Câu và cụm từ: Câu văn phải mạch lạc và logic, kể cả ngắn cũng hiệu quả. Câu văn phải tuân theo một văn phong xuyên suốt toàn bộ bài viết, trừ những chỗ bạn muốn thay đổi để nhấn mạnh. Giọng văn có thống nhất không? Các ý nhỏ có được sắp xếp đúng chỗ và hiệu quả không? Nhớ những bổ ngữ, vị ngữ quan trọng. Tránh viết câu cụt hoặc tối nghĩa. Giới từ, từ nối có thể bổ nghĩa cho danh từ và động từ. Những từ như ở, cùng với, ngoài, bên cạnh, tại là giới từ và tạo thành các cụm như: ở chỗ đó…với danh dự của tôi, ngoài sân, bên cạnh con đường, tại nhà, trong đoạn văn. Không nên dùng quá nhiều giới từ trong một câu, và dùng đúng chỗ, đặt cạnh chủ ngữ, tân ngữ hay động từ như thế nào. Đừng đặt giới từ lung tung. Nên dùng các mẫu câu song song để văn phong hợp nhất: Chú ý đến cặp từ nối (và, hoặc, không những…mà còn…, hoặc thế này hoặc thế khác, …cả …và…) Xem thêm:: CCâu v ăn ngắn gọn và đủ ý (Đại học bang Wisconsin) và Khu vườn của cụm từ ngôn ngữ (Đại học Thủ đô Capital Community College Foundation) Từ vựng: Với một bài viết, bạn cần tạo dựng hệ thống từ vựng đề dùng cho cả bài. Khi viết, đặt bên cạnh bài viết danh sách các từ ngữ quan trọng để dùng. Có từ nào không rõ ràng về ý và bối cảnh không? Có từ nào để biểu lộ cảm xúc? Nếu có, bạn có thể sử dụng chúng hiệu quả không? Bạn nên đặt từ quan trọng ở chỗ nào hiệu quả nhất (ở đầu hoặc cuối đoạn, cuối câu) Lập và sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm một cách linh hoạt, và đừng lạm dụng đại từ (nó, họ, chúng tôi, của họ…); Nếu có danh sách từ quan trọng, bạn nên "đoán" phản ứng của người đọc. Nên sử dụng những từ biểu lộ cảm xúc để tạo hiệu quả. Liệu có từ nào có thể được thay đổi để rõ nghĩa hoặc nhấn mạnh hơn không? Có từ nào có thể rút gọn để làm rõ nghĩa, hoặc nhấn mạnh không? Bạn có lạm dụng từ ngữ không? Bạn thử dùng từ đồng nghĩa chưa? Ngôn ngữ ngoài đời có thể không hiệu quả trong bài viết vì quá quen thuộc, và có thể khiến người đọc dễ đoán được. Danh từ: Không nên dùng chuối danh từ-tính từ: Xem mục "Phong cách viết chuyên nghiệp của DesignSensory" : Làm rõ chuỗi danh từ-tính từ, Giảm việc dùng giới tự một cách lộn xộn Tránh những danh từ và động từ tối nghĩa Xem thêm tài liệu của trường Empire State College's: Các động từ và danh từ hữu ích Tính từ Các từ miêu tả có được dùng để tả nhân vật, hoặc sự kiện không? Những từ đó có xuôi tai, hợp với mạch văn không hay là làm cho người đọc phải dừng lại một lát? Dừng lại tăng thêm hiệu quả hay không? Động từ: Các động từ hành động và mang tính chủ động sẽ chính xác và có hiệu quả hơn. "Cô ta nói rằng cô ấy được thăng chức", hay "cô ấy thủ thỉ", "nhấn mạnh", "tự hào khoe"? "Chúng tôi điều tra vụ tai nạn" nghe sẽ mạnh hơn "Chúng tôi mở một cuộc điều tra" "Khá nhiều lý do khiến chúng tôi thành công" sẽ mạnh hơn "Có nhiều lý do cho sự thành công của chúng tôi" Nên tránh dùng "Nó là" và "Có…" "Đứa trẻ sâp cửa rầm một cái!" nghe hiệu quả hơn "Cánh cửa bị sập bởi đứa bé" Tránh dùng động từ "thì, là, mà, bị, được " ("to be") như trong câu thứ 2 vừa rồi. Xem thêm Hướng dẫn học viết qua mạng của trường Đại học Purdue: Thể chủ động và bị động Khi thầy cô giáo trả bài, bạn nên xin nhận xét của thầy cô về bài viết theo những tiêu chí trên để dần dần tăng cường kĩ năng viết. . nhất: 1. Đọc bài viết thành tiếng. Nhưng đọc chậm rãi. Bài viết nghe có ổn không? 2. Dùng một tờ giấy trắng che bài viết theo các dòng, đọc đến đâu, hạ dần tờ giấy theo đó. . Bài viết nghe có. giá xem bạn diễn đạt ý văn trong bài viết đó đã hiệu quả chưa. Sửa bài viết cần luyện tập: Bạn thử giới hạn một mục tiêu nhất định, ví dụ: tập trung vào từ vựng rồi sẽ sửa bài từ đó. Những mẹo. Quá trình viết một bài văn có thể được chia làm bốn bước: 1. Chuẩn bị:tìm hiểu đề, xác định người đọc, thu thập tài liệu, thông tin 2. Viết nháp:tập trung vào nội

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w