Tâm lý lứa tuổi - Phần 30 pdf

6 289 0
Tâm lý lứa tuổi - Phần 30 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tính hướng nội/hướng ngoại Nhận biết khuynh hướng tính cách của con Mọi người sinh ra với một thiên hướng tính cách nhất định. Người hướng ngoại thì mạnh mẽ, thích giao tiếp với những người khác và thế giới xung quanh. Trong khi đó, những người hướng nội thường tránh né tiếp xúc, đặc biệt là tránh tiếp xúc với những nhóm đông người và thích chơi với những người mà họ biết rõ. Ðó là khuynh hướng chung, còn thì mỗi đứa trẻ đều biểu hiện cá tính của mình theo cách khác nhau. Lên năm hay sáu tuổi, khi con bạn bắt đầu vào lớp một, một nơi hoàn toàn mới lạ, kiểu tính cách sẽ biểu hiện ra ngoài rõ ràng hơn trước. Các nhà chuyên môn cho biết: "Những đứa bé hướng ngoại học được nhiều khi chúng nói chuyện và giao tiếp nhưng chúng có xu hướng gặp nhiều khó khăn hơn những đứa hướng nội. Trẻ hướng ngoại là những đứa trẻ thường chọc ghẹo hàng xóm, xì xào bàn tán, lớn tiếng trả lời. Còn những trẻ hướng nội học bằng cách quan sát và suy ngẫm. Chúng thường được giáo viên tận tình giảng giải nhờ biết giữ yên lặng và không ngắt lời " Nhận ra được kiểu tính cách của con sẽ giúp bạn hiểu được cách cư xử của nó và bớt lo lắng. Chẳng hạn, nếu con bạn dè dặt vào những ngày đầu đi học, bạn sẽ yên tâm rằng đơn giản là nó muốn quan sát trước và sẽ tham gia vào khi đã sẵn sàng. Vì không thể thay đổi tính cách con bạn, tốt nhất là bạn giúp con phát huy lòng tự trọng và bạn chấp nhận nó như thế. Ðối xử thế nào đối với những đứa trẻ hướng nội hoặc hướng ngoại? Nếu con bạn là một đứa trẻ hướng nội Báo với giáo viên. Ðầu mỗi năm học, trình bày với thầy giáo rằng con bạn cần có thời gian để thích nghi trước khi nó tham gia vào các hoạt động của lớp. Ðiều này sẽ chắc chắn rằng nó không bị làm lu mờ bởi những đứa bạn cùng lớp thẳng tính hơn. Cho con bạn thời gian để trả lời. Những người hướng nội suy nghĩ kỹ mọi thứ và sẽ không trả lời cho đến khi họ có quyết định chính xác sẽ nói ra điều gì. Bạn cũng hãy tỏ ra tôn trọng sự tiến bộ chậm chạp của trẻ và đừng ngắt lời nó. Ðừng chế giễu con bạn. Một người hướng nội cần có thời gian để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi Nếu bạn tạm ngừng câu chuyện đều đặn để nghe con, nó có thể nói hết ý kiến của mình. Tôn trọng quyền ưu tiên cho trẻ. Nếu bạn hỏi con bạn mời ai đến dự sinh nhật nó, có lẽ nó chỉ đưa ra tên hai đứa trẻ khác. Nếu vậy, đừng nên tổ chức những bữa tiệc truyền thống mà thay vào đó nên dắt nó và rủ thêm những đứa bạn thân nhất đến những điểm vui chơi chúng yêu thích như là sở thú, đi nhà sách vv. Khi con sắp đến dự sinh nhật của một ai khác, nên đưa nó đến sớm để có giờ chuẩn bị. Nếu con bạn là một đứa trẻ hướng ngoại Dạy cho con bạn thấy được tác hại của sự ồn ào. Tiến sĩ Tâm lý học nổi tiếng thế gíới, Elizabeth Murphy, nói: "Những lời tuôn ra từ miệng của một người hướng ngoại thường lọt vào tai người ấy rồi mới len vào não. Những đứa trẻ hướng ngoại nói ra ý tưởng của chúng khi chưa sắp xếp xong, cứ như là chúng đang đi ngao du vậy " Nhưng khi bạn ngắt lời đứa con hướng ngoại của mình, nó sẽ quên mất chuỗi suy nghĩ của mình. Lúc đó, tốt nhất là khuyến khích nó, nói đi nói lại câu:"À Hừ" hay "Mẹ biết", "Bố hiểu " cho đến khi nó diễn tả được hết ý tưởng. Dạy con biết đợi đến lượt nó được nói. Bạn có thể giúp con thực hành tính kiên nhẫn bằng việc chuẩn bị bữa ăn tối hay sửa một cái xe đồ chơi trong khi mọi người đang nói chuyện. Dạy nó biết lắng nghe và đợi cho người khác kết thúc câu nói của mình. Thường thì sau giờ học, những đứa trẻ sống hướng ngoại rất hay hăm hở nói với bạn bè về bản thân chúng. Nói chuyện với bạn làm cho nó cảm thấy có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn rất bận việc, ít nhất mỗi ngày nên dành riêng 15 phút để nói chuyện với con. Dạy con hiểu được bịa chuyện là điều không tốt. Khi nào có giờ rảnh, bạn hãy thử nghe mấy đứa trẻ nói chuyện xem. Ðứa thì bảo chị nó đã học lớp 14, trên áo lúc nào cũng cài hoa. Ðứa khác nói anh nó chẳng khác gì một con chó, một con mèo, một con chim, và ăn được những 5 ổ bánh mì Chúng chỉ nói những điều trên đây cho thỏa cái tính thích bịa chuyện. Người hướng ngoại hay cố gắng lừa dối bất cứ người nào, nhà tâm lý học Barron Tieger cho biết như vậy. Họ muốn tiến đến các mối quan hệ xã hội và có thể thốt ra lời đầu tiên nhằm ràng buộc người khác. Nếu con trẻ của bạn bịa chuyện lúc bạn đang đứng đó, hãy nói rằng: "Con tưởng tượng giỏi quá đấy." Ðiều này sẽ làm những người khác biết rằng câu chuyện đó không có thật mà không làm con bạn ngượng ngùng. Khi nào chỉ có một mình bạn với con, hãy nói với nó về tầm quan trọng của tính trung thực. Dạy con biết chấp nhận khó khăn để làm bất cứ điều gì một mình. Chẳng hạn, bạn để con bạn tự lau phòng của nó, nó sẽ cảm thấy "sức lực cạn kiệt" dần, và nó sẽ chẳng lau xong căn phòng. Những lần đầu, hãy cùng làm với nó, sau đó chỉ đứng cạnh nó, rồi cuối cùng nó sẽ biết nó phải tự làm việc. Tóm lại, hãy dạy cho con bạn biết mỗi kiểu tính cách có một giá trị riêng của nó. Bởi vì những đứa trẻ hướng ngoại thì rất thích sống có bạn, chúng sẽ lôi cuốn nhiều người khác theo cách sống của chúng. Những đứa trẻ hướng nội có thể ít bạn hơn, nhưng là những người bạn rất gần gũi. Hãy nhớ rằng: Tính cách con cái bạn có thể khác tính cách của bạn, và với sự giúp đỡ của bạn, con cái sẽ có những biến đổi phong phú về tính cách để có được một cuộc sống hạnh phúc. Tình yêu ở tuổi mẫu giáo Mới 4 tuổi mà đã có tình cảm giữa bạn trai và bạn gái là điều không thể tưởng nhưng hiện tượng này không phải là không có. Bạn đừng quá lo lắng, đây chỉ là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt mối quan hệ xã hội, thậm chí “hôn” được coi như quà tặng. Thường thì những đứa trẻ này lại khá thành công trong cuộc sống. Bé có mối quan hệ thân thiết với bạn khác giới lúc bé được 4 tuổi là một dấu hiệu tích cực và không cần phải lo lắng gì cả. “Tình yêu” ở đứa trẻ 4 tuổi tất nhiên là khác xa với loại tình cảm mà trẻ 14 tuổi hoặc người 40 tuổi cảm nhận được. Bọn chúng mến nhau, vui vẻ khi chơi chung với nhau và nhiều khi nắm tay hoặc ôm nhau như bạn mô tả ở trên và cũng có thể là một nụ hôn. Đây chỉ là những biểu hiện tình yêu mà chúng học được ở những người xung quanh, nhất là cha mẹ. Trẻ nhỏ khoảng từ 4 đến 6-7 tuổi thường tò mò và thích khám phá cơ thể của nhau. Chơi giả làm bác sĩ là một trò chơi được ưa thích. Và điều đó khác xa với tình cảm yêu đương hoặc tò mò tìm hiểu về giới tính ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bạn không cần bận tâm về chuyện bọn trẻ quan hệ tình dục quá sớm như trẻ ở tuổi dậy thì. Tình yêu giữa bọn trẻ còn 4-5 tuổi này thì đến khá “nhanh chóng” và “nồng nàn” nhưng không có bao hàm về tình dục. Tuy nhiên, khi mối quan hệ thân thiết này trở thành một quan hệ duy nhất của bé, có nghĩa là bé chỉ chơi với người bạn “đặc biệt” của mình thì bạn nên chú ý đến. Xin nhắc lại đây cũng không phải là vấn đề về tình dục. Trẻ sẽ phát triển rất nhanh và học được rất nhiều điều từ những mối quan hệ với bè bạn. Vì vậy, tốt nhất là khuyến khích cả hai đứa trẻ hãy cùng chơi với các bạn khác nữa. . lúc bé được 4 tuổi là một dấu hiệu tích cực và không cần phải lo lắng gì cả. “Tình yêu” ở đứa trẻ 4 tuổi tất nhiên là khác xa với loại tình cảm mà trẻ 14 tuổi hoặc người 40 tuổi cảm nhận được 6-7 tuổi thường tò mò và thích khám phá cơ thể của nhau. Chơi giả làm bác sĩ là một trò chơi được ưa thích. Và điều đó khác xa với tình cảm yêu đương hoặc tò mò tìm hiểu về giới tính ở lứa tuổi. lứa tuổi thanh thiếu niên. Bạn không cần bận tâm về chuyện bọn trẻ quan hệ tình dục quá sớm như trẻ ở tuổi dậy thì. Tình yêu giữa bọn trẻ còn 4-5 tuổi này thì đến khá “nhanh chóng” và “nồng

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan