1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

“Trở chứng” sau khi sinh pot

6 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 107,15 KB

Nội dung

“Trở chứng” sau khi sinh Sau khi sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có những thay đổi và xáo trộn. Đa số bà mẹ sau khi sinh con trở nên trầm tính, dịu dàng hơn. Tuy nhiên, những biến đổi theo xu hướng tiêu cực như dễ bị kích động, thường xuyên lo sợ, hay cáu gắt, buồn bực, tủi thân… thậm chí bị trầm cảm cũng xảy ra ở không ít trường hợp. Thêm con thêm lo Từ khi sinh đứa con gái đầu lòng chị Hoa (Biên Hòa, Đồng Nai) thấy tính tình mình thay đổi hẳn, cử chỉ, điệu bộ nhẹ nhàng hơn, thương yêu và chịu khó chăm con ngay cả những lúc về khuya. Chị không ngờ rằng mình có thể nâng niu và hát ru con bằng những khúc dân ca, chị lo lắng sợ con bú sữa chưa no, chăn đắp có đủ ấm không? Bé chỉ trở mình là chị thức giấc, chị luôn cảm thấy bất an, hồi hộp nếu mình không thường xuyên ở cạnh để che chở cho bé. Ngược lại, chị Thanh Hải (Bình Dương) gọi điện đến trung tâm tư vấn với giọng hốt hoảng, lo lắng. Chị Hải kể rằng, dù rất trông đợi đến ngày em bé lọt lòng, song sau khi sinh con được một tuần, chị không còn thấy yêu bé, cứ có cảm giác bé là gánh nặng, là rào cản trong mối quan hệ giữa chị với mọi người, nhất là với chồng. Những lúc bé quấy khóc, chị không muốn dỗ dành, chỉ muốn quát tháo cho hả giận, mặc dù hiểu rằng bé chưa biết gì và chị cũng không rõ nguyên nhân vì sao mình lại cáu gắt với con trẻ. Khi bé ngủ rồi, chị lại lặng lẽ khóc vì thấy tủi thân, cô đơn mặc dù vẫn có mẹ và chồng thường xuyên chăm sóc. Bắt mạch “con bệnh” Sự kiệt sức sau cơn vượt cạn, sự thiếu ngủ vì chăm sóc con ban đêm, sự thay đổi thói quen sinh hoạt, cơ thể có nhiều thay đổi, không giữ được dáng vóc gọn gàng, làn da săn chắc làm cho chị em thấy tự ti là những thách thức không nhỏ đối với người phụ nữ sau khi sinh. Trong một thời gian ngắn, phụ nữ phải thay đồi quá nhiều vai trò: Làm vợ, làm mẹ, làm con dâu nên người có khí chất yếu đuối khó thích ứng với những mối quan hệ mới trong gia đình. Chị em cũng luôn mong muốn được chồng và người thân trong gia đình quan tâm hơn trước. Song, với sự xuất hiện của thành viên mới là đứa trẻ, cộng với sự hãnh diện trong vai trò làm bố, không ít ông chồng quá chăm chú đến con mà “lãng quên” vợ, khiến các chị thấy tủi thân hẫng hụt vô cùng, nảy sinh tâm lý ghen tỵ với con. Đặc biệt, sau khi sinh con, người phụ nữ dường như tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Họ bị hạn chế trong giao tiếp xã hội, không có nhiều các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp Hầu như chỉ tiếp xúc với con trẻ mà cuộc sống của họ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt. Nhất là đối với những người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, năng động, thích hoạt động, ham phấn đấu cho sự nghiệp… sẽ thấy bứt rứt, khó chịu, dễ cáu gắt. Những người sinh con đầu lòng không tránh khỏi những hành vi chăm sóc vụng về, nhưng lại rất nhạy cảm, căng thẳng trước sự góp ý, nhắc nhở của mọi người. Nếu bị thiếu thốn về tài chính và điều kiện sống thì người mẹ trẻ dễ lâm vào trạng thái tủi thân. Tâm lí chợt vui, chợt buồn không có lý do, lo lắng không có cơ sở thường hay diễn ra ở các bà mẹ sau khi sinh. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài ngày rồi chấm dứt thì được xem là bình thường. Nếu kéo dài quá 10 ngày với triệu chứng nặng hơn thì sẽ dẫn đến chứng trầm cảm. Cần hỗ trợ từ người chồng Nếu người phụ nữ không tìm được cách chế ngự để chiến thắng nỗi sợ hãi và lo lắng sau khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý đứa trẻ. Những đứa trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng từ những bà mẹ bị trầm cảm mà không được điều trị sau này có thể xuất hiện những rối loạn về hành vi như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc, chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ em có nguy cơ bị tự kỷ. Các thành viên trong gia đình, nhất là người chồng cần quan tâm đến những thay đổi tâm lý của phụ nữ sau khi sinh, giúp họ tránh khỏi những căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, bày tỏ và an ủi một cách chân thành những băn khoăn, lo lắng; chia sẻ, giải quyết những bức xúc tâm lí của người mẹ trẻ. Tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc trong thời kỳ nuôi con ban đầu là điều kiện tiên quyết để phát triển tâm sinh lý trẻ sau này. . “Trở chứng” sau khi sinh Sau khi sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có những thay đổi và xáo trộn. Đa số bà mẹ sau khi sinh con trở nên trầm tính,. chồng quá chăm chú đến con mà “lãng quên” vợ, khi n các chị thấy tủi thân hẫng hụt vô cùng, nảy sinh tâm lý ghen tỵ với con. Đặc biệt, sau khi sinh con, người phụ nữ dường như tách biệt. và lo lắng sau khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý đứa trẻ. Những đứa trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng từ những bà mẹ bị trầm cảm mà không được điều trị sau này có

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN