Họ đã “giữ người” như thế Chọn được người giỏi, giữ chân người giỏi là “vấn đề muôn thuở” của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế đang ở bên kia bờ dốc. Giữ chân người tài - chuyện không mới nhưng lại trở nên “nóng” trong thời điểm nền kinh tế đang dần hồi phục. Các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự đã từng cảnh báo, trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp nào giữ được người thì sau khủng hoảng sẽ thành công. Ông Jeffrey A. Joerres, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Manpower, trong chuyến làm việc tại Việt Nam gần đây cũng đã khuyến cáo: “Muốn thu hút lao động giỏi, các doanh nghiệp phải xây dựng được thương hiệu tuyển dụng của mình”. Nghĩa là phải xây dựng được môi trường làm việc tốt cho tất cả nhân viên. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Năm, Giám đốc Công ty Win Win, cũng khẳng định: “Phát hiện ra người tài, tuyển được người tài đã khó, giữ được người tài lại càng khó hơn. Đó là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng thành công”. Trong cuộc “thử lửa” của khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhiều doanh nhân đã thấy trước diễn biến của thị trường lao động trong tương lai và áp dụng những chiến thuật giữ người hiệu quả. Có thể kể những trường hợp điển hình: Công ty Giấy Sài Gòn, Nhà máy Bia Việt Nam, Thế Giới Số, Thế Giới Di Động Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Sài Gòn, cho biết, như nhiều doanh nghiệp khác, 2008 là năm đầy khó khăn đối với Giấy Sài Gòn. Nhà máy mới đang triển khai với số vốn 100 triệu USD phải tạm dừng vì lãi suất ngân hàng quá cao, thị trường xuất khẩu bị “đóng cửa”. Đã vậy, trong nước, sản phẩm của Giấy Sài Gòn bị cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập giá rẻ. Trong thời điểm khó khăn ấy, thay vì chọn cách sa thải bớt nhân viên, Giấy Sài Gòn đã “bảo toàn lực lượng”. Để đảm bảo đời sống cho nhân viên, HĐQT Công ty quyết định không nhận phần quyền lợi của mình, đưa kinh phí đó vào chi phí vận hành Công ty. Ông Vị cho biết: “Chúng tôi quyết định phải “nuôi quân” để chuẩn bị cho nhà máy đang triển khai”. Cũng đề cao vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển doanh nghiệp, nên khi khủng hoảng xảy ra, trong khi một số công ty cắt giảm nhân sự thì Công ty cổ phần Thế Giới Số lại đầu tư nguồn nhân lực và mở rộng cơ sở vật chất. Ông Đoàn Hồng Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế Giới Số, chia sẻ: “Ngay từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi đã ý thức rằng, xây dựng đội ngũ nhân lực là ưu tiên số một. Và chính giai đoạn “vượt bão” vừa qua đã giúp chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn về tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân viên”. Để thu hút và giữ chân người tài, ban lãnh đạo Công ty Thế Giới Di Động đã xây dựng khẩu hiệu “Sống tại nơi làm việc”. Song song với việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, Công ty cũng xây dựng một chế độ đãi ngộ xứng đáng, tạo môi trường làm việc thân thiện cho tất cả nhân viên. Ở Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, người lao động được tạo điều kiện để dần nắm bắt được những vị trí then chốt trong Công ty. Bên cạnh đó, những “người thực tài” còn được đưa ra nước ngoài học. “Muốn có con người tốt phải đào tạo tốt, chăm lo tốt bằng cơ sở vật chất hỗ trợ và lương bổng phù hợp, đáp ứng được điều kiện sống cho người lao động trong điều kiện thực tế”, ông Nguyễn Nhất Minh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, chia sẻ. Chính nhờ những nhận thức và quyết định sáng suốt về nguồn nhân lực mà đầu năm 2009, khi tiếp tục triển khai dự án nhà máy mới, Giấy Sài Gòn có đủ nhân viên để làm việc. Dự kiến, đến tháng 8/2010, nhà máy mới với công suất 90 tấn/ngày sẽ mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao. Trong khi đó, nhờ sự đoàn kết của tất cả nhân viên mà năm 2009, mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng kết quả kinh doanh sáu tháng cuối năm của Thế Giới Số đã vượt 150% kế hoạch, lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm 2008. Còn Thế Giới Di Động, mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với các siêu thị, trung tâm điện máy khác, nhưng đến nay, thương hiệu này đã được người tiêu dùng đánh giá cao. . Họ đã “giữ người” như thế Chọn được người giỏi, giữ chân người giỏi là “vấn đề muôn thuở” của các doanh nghiệp,. kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng kết quả kinh doanh sáu tháng cuối năm của Thế Giới Số đã vượt 150% kế hoạch, lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm 2008. Còn Thế Giới Di Động, mặc dù “sinh. “đóng cửa”. Đã vậy, trong nước, sản phẩm của Giấy Sài Gòn bị cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập giá rẻ. Trong thời điểm khó khăn ấy, thay vì chọn cách sa thải bớt nhân viên, Giấy Sài Gòn đã “bảo toàn