Tín dụng
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: 4275/QĐ-VP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của Hội đồng Quản trị và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/9/2002; - Theo đề nghị của Ban Quản lý chuyển đổi Dự án TA2 thành lập theo Quyết định số 2464/QĐ-TCCB1 ngày 11/05/2007 của Tổng Giám đốc, Giám đốc Ban Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2008. Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, các quy định trước đây về trình tự, thủ tục cấp tín dụng áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, trừ khách hàng là các định chế tài chính, hết hiệu lực thi hành. Điều 3. Chánh Văn phòng, Giám đốc các Ban, Trung tâm tại Hội sở chính, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận (170 bản): - Như Điều 3; - NHNN (để báo cáo); - HĐQT (để báo cáo); - Các PTGĐ, KTT (để chỉ đạo); - Lưu VP, PC. TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Anh Tuấn 1 QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP (Ban hành theo Quyết định số 4275/QĐ-VP ngày 25/08/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích 1. Xây dựng quy trình cấp tín dụng cho khách hàng là Doanh nghiệp phù hợp với việc chuyển đổi mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2. Đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. 3. Tiêu chuẩn hoá các yêu cầu thủ tục theo Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000. Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Quy định này quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, trừ khách hàng là các định chế tài chính, áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bao gồm Hội sở chính, các Chi nhánh, Sở giao dịch. Đối với khách hàng là tổ chức khác, tùy từng đối tượng, có thể vận dụng các trình tự, thủ tục phù hợp trong Quy định này khi thực hiện cấp tín dụng. 2. Các khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chia thành 2 nhóm: - Nhóm A là những khách hàng mà các đề xuất cấp tín dụng cho các khách hàng này bắt buộc phải được Bộ phận Quản lý rủi ro thẩm định rủi ro trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. - Nhóm B là những khách hàng mà các đề xuất cấp tín dụng cho các khách hàng này không bắt buộc phải được Bộ phận Quản lý rủi ro thẩm định rủi ro trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Tiêu thức phân nhóm khách hàng trong từng thời kỳ do Ban Quản lý rủi ro tín dụng là đầu mối phối hợp với các Ban có liên quan tại Hội sở chính xây dựng, trình Tổng Giám đốc ban hành. Điều 3. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo 1. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2004; 2. Các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tín dụng; 3. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; 2 4. Các báo cáo kỹ thuật thuộc dự án Tái cơ cấu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2 (TAII); 5. Tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Bảo lãnh”: là việc Ngân hàng cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh gồm hai phương thức: Bảo lãnh theo món và bảo lãnh theo hạn mức. 2. “Bộ phận Dịch vụ khách hàng”: Là Trung tâm dịch vụ khách hàng (Phòng Dịch vụ khách hàng) tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ dịch vụ khách hàng tại Chi nhánh. 3. “Bộ phận Quan hệ khách hàng”: là Ban/Phòng Quan hệ khách hàng/Phòng tài trợ dự án tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ Quan hệ khách hàng tại Chi nhánh. 4. “Bộ phận Quản lý rủi ro”: là Ban/Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng tại Hội sở chính hoặc Phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh. 5. “Bộ phận Quản trị tín dụng”: là Trung tâm dịch vụ khách hàng (Phòng Quản trị tín dụng) tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ Quản trị tín dụng tại Chi nhánh. 6. “Bộ phận Thanh toán quốc tế”: là Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. 7. “Cán bộ Quan hệ khách hàng”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quan hệ khách hàng. 8. “Cán bộ Quản lý rủi ro”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quản lý rủi ro. 9. “Cán bộ Quản trị tín dụng”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quản trị tín dụng. 10. “Cấp tín dụng”: là việc BIDV thoả thuận cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. 11. “Chi nhánh”: là các Chi nhánh, các Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 12. “Chiết khấu”: là việc BIDV mua lại các giấy tờ có giá của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. 13. “Cho vay”: là việc BIDV giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 14. “Cho vay vốn lưu động”: Là việc BIDV cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc nhu cầu hình thành các tài sản lưu động của Khách hàng. Cho vay vốn lưu động gồm 2 phương thức: Cho vay theo món và cho vay theo hạn mức. 3 15. “Cho vay đầu tư dự án”: Là việc BIDV cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu hình thành tài sản cố định/bất động sản của Khách hàng như đầu tư mới; đầu tư mở rộng công suất; đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường, các khoản cho vay đầu tư dự án được trả dần từ nguồn khấu hao và lợi nhuận của chính dự án cho vay. 16. “Doanh nghiệp”: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 17. “Hội sở chính”: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương. 18. “BIDV”: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong ngữ cảnh cụ thể có thể là Hội sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch. Điều 5. Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng, phê duyệt rủi ro tín dụng, phê duyệt giải ngân và ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động tín dụng: 1. Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng: 1.1. Tại Hội sở chính: - Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng. - Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. 1.2. Tại Chi nhánh: - Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng. - Giám đốc (trong trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng của Chi nhánh). 2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng: 2.1. Tại Hội sở chính: - Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro Tín dụng. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro. - Tổng giám đốc. - Hội đồng tín dụng Trung ương. - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc. - Hội đồng Quản lý tín dụng. - Hội đồng Quản trị. 2.2. Tại Chi nhánh: - Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng. - Giám đốc Chi nhánh. - Hội đồng tín dụng. 4 - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ. 3. Cấp có thẩm quyền ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động tín dụng. 3.1. Tại Hội sở chính: - Tổng Giám đốc. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng. - Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. - Đối tượng khác theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc. 3.2. Tại Chi nhánh: - Giám đốc chi nhánh. - Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng. - Đối tượng khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc và ủy quyền lại của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ. 4. Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân: 4.1. Tại Hội sở chính: - Tổng Giám đốc. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối tác nghiệp. - Giám đốc/Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng. - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc. 4.2. Tại Chi nhánh: - Giám đốc Chi nhánh. - Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp. - Giám đốc/ Phó giám đốc Phòng giao dịch phụ trách tác nghiệp. - Trưởng/Phó Trưởng phòng quản trị tín dụng. - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và ủy quyền lại của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ. Điều 6. Quy định về Bộ hồ sơ trình Hội sở chính phê duyệt Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của Chi nhánh, Chi nhánh (Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối) phải lập bộ hồ trình Hội sở chính phê duyệt bao gồm: - Hồ sơ tín dụng của Khách hàng. - Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng Quan hệ Khách hàng/Phòng Giao dịch đã được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt. - Báo cáo thẩm định rủi ro của Phòng Quản lý rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách rủi ro phê duyệt rủi ro. 5 - Biên bản họp Hội đồng tín dụng Chi nhánh. - Công văn đề nghị phê duyệt tín dụng do Giám đốc Chi nhánh ký trình. Trong trường hợp này Giám đốc Chi nhánh được coi là người có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng. Điều 7. Tiêu chuẩn chất lượng: Phụ lục I/TDDN Chương II: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CẤP TÍN DỤNG Điều 8. Yêu cầu tuân thủ trình tự, thủ tục 1. Tất cả các cán bộ có liên quan từ khâu tiếp thị khách hàng và lập đề xuất cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng phải tuân thủ trình tự, thủ tục cấp tín dụng theo Quy định này. 2. Lưu đồ các bước thực hiện theo Phụ lục II/TDDN. Điều 9. Tiếp thị khách hàng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng 1. Tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng theo quy định (Giấy đề nghị lập theo Mẫu số 1, 1.1, 1.2, 1.3, 1.4a, 1.4b, 1.4c hoặc theo Mẫu Giấy đề nghị kiêm Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá hiện hành của BIDV). - Khi tiếp nhận Hồ sơ, Cán bộ Quan hệ khách hàng lập Phiếu tiếp nhận theo Mẫu số 5. - Danh mục Hồ sơ tín dụng của Khách hàng được quy định tại Phụ lục III/TDDN. 2. Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng: Căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau: 2.1. Đánh giá chung về khách hàng theo Phụ lục IV/TDDN. 2.2. Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng theo Phụ lục V/TDDN. 2.3. Chấm điểm tín dụng khách hàng (thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng. 2.4. Phân tích đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp. 6 a) Trường hợp cấp tín dụng dưới các hình thức: - Chiết khấu. - Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo món. - Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo hạn mức. - Bảo lãnh theo món. - Bảo lãnh theo hạn mức. - Hình thức khác. Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện theo Phụ lục VI/TDDN. b) Trường hợp khách hàng vay vốn đầu tư dự án thực hiện theo Phụ lục VII/TDDN. 2.5. Đánh giá về tài sản bảo đảm theo Quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV. 2.6. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: a) Rủi ro khách quan b) Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng. c) Rủi ro xuất phát từ BIDV. d) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng. e) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. 2.7. Lập báo cáo đề xuất tín dụng: - Cán bộ Quan hệ khách hàng sau khi thẩm định Hồ sơ tín dụng của khách hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng (theo Mẫu số 2.1 hoặc 2.2) kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng Quan hệ Khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch. - Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất và ký kiểm soát. - Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ Quan hệ khách hàng và Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được trình cấp có thẩm quyền theo trình tự: * Tại Chi nhánh: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. +/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng/cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển lại cho Bộ phận Quan hệ khách hàng để xử lý tiếp các bước của Quy định này. 7 +/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm A quy định tại Khoản 2 - Điều 2 và các khách hàng quan hệ tín dụng tại các Phòng giao dịch: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho Bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro. * Tại Hội sở chính: +/ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. Sau khi có ý kiến phê duyệt đồng ý của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách, Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được chuyển cho Ban Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định rủi ro. + Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng để lấy ý kiến trước khi trình Phó Tổng giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. Báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đã được Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển cùng với toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng cho Bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro. 3. Trường hợp cho vay tài trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án của Chi nhánh: 3.1. Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ tất cả các bước của Quy trình như đối với các khách hàng thuộc Nhóm A- Khoản 2 Điều 2. 3.2. Bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 được Chi nhánh gửi về Ban Quan hệ khách hàng tại Hội sở chính (Phòng tài trợ dự án) để thực hiện tái thẩm định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Chi nhánh, Phòng tài trợ dự án tại Hội sở chính thực hiện các bước quy trình tương tự như đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính. Điều 10. Thẩm định rủi ro 1. Tiếp nhận hồ sơ: - Tại Chi nhánh: Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh. - Tại Hội sở chính: Ban Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Ban Quan hệ khách hàng hoặc Chi nhánh (đối với trường hợp vượt giới hạn dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh đối với một khách hàng). Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp Chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sở chính phải có văn bản liệt kê rõ các giấy tờ, tài liệu cụ thể. 2. Thẩm định rủi ro: 8 2.1 Tại Chi nhánh: - Cán bộ Quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro (theo Mẫu số 3) kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro. - Lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro. 2.2 Tại Hội sở chính: - Trình tự thực hiện tương tự như tại Chi nhánh. - Đối với các trường hợp vượt quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc Ban Quản lý rủi ro Tín dụng, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro Tín dụng phải có ý kiến và ký trên Báo cáo thẩm định rủi ro. 2.3 Để có được đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo thẩm định rủi ro, trong quá trình thẩm định Bộ phận Quản lý rủi ro thực hiện theo các hướng dẫn tại các Phụ Lục ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 11. Phê duyệt cấp tín dụng 1. Tại Chi nhánh: 1.1. Khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng/cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng. 1.2. Khách hàng thuộc Nhóm A quy định tại Khoản 2 - Điều 2: a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro. b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh: +/ Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng. +/ Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng bao gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý ; Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý Các tài liệu khác có liên quan. +/ Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng. 9 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng Chi nhánh do Tổng giám đốc quy định. 2. Tại Hội sở chính: 2.1. Trường hợp khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính: a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro. b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro trên Báo cáo thẩm định rủi ro. c) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Trung ương: - Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương. - Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương bao gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Tổng giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý ; Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng Giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý Các tài liệu khác có liên quan. - Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận đồng ý cấp tín dụng. Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng Trung ương do Tổng giám đốc quy định. d) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng Quản lý tín dụng/Hội đồng Quản trị: Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bao gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Tổng giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý. Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro ký duyệt đồng ý. Biên bản họp Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận phê duyệt đồng ý cấp tín dụng . 123doc.vn