báo cáo: thắng lợi của chủ nghĩa xã hội... pps

10 471 0
báo cáo: thắng lợi của chủ nghĩa xã hội... pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHÓM 6 Trong tác phẩm “đạo đức cách mạng” Hồ Chí Minh toàn tập (1958- 1959) tr 282- 283, Hồ Chí Minh có viết :”thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội(CNXH) không thể tách rời thắng lợi của cuốc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân (CNCN)”. - Làm rõ luận điểm trên - Liện hệ với vấn đề này hiện nay - Trong bài viết cuối cùng trên báo Nhân dân của mình, nhân kỷ niệm 39 năm thành lập Đảng, Bác viết:” Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta”. Sau khi nêu lên những đảng viên gương mẫu thuộc nhiều thế hệ đã tham gia chiến đấu hy sinh làm nên những thắng lợi của cách mạng mà Bác coi: “Đó là những bông hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân dân ta và Đảng ta rất tự hào có những người con xứng đáng như thế”. Bài báo cũng đã đề cập tới một thực tế là: “Còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. ở đây Bác đề cặp đến vấn đề là “Chủ nghĩa cá nhân” Như vậy chủ nghĩa cá nhân là gì: Chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc. Đó là bệnh chính, bệnh mẹ sinh ra nhiều chứng bệnh khác như: tự tư tự lợi, sợ khó sợ khổ, không yên tâm công tác; ham địa vị danh tiếng; lãng phí, tham ô; quan liêu, mệnh lệnh. Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với chủ nghĩa tập thể, nó là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát triển quan điểm của mình về chủ nghĩa cá nhân: - Tháng 3-1960: Chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường - Tháng 3-1961: Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác, là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội - Tháng 1-1965: Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt - Tháng 7-1965: Tranh công đổ lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. - Tháng 2-1969: Chủ nghĩa cá nhân việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”.  Có thể định nghĩa ngắn gọn về chủ nghĩa cá nhân trong tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với đạo đức cách mạng, trái với chủ nghĩa tập thể, cái gì trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân. 1. Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân( CNCN) - Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân. - Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng, một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. - Mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người”, mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. - Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. - Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. - Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó. Nên phân biệt “chủ nghĩa cá nhân” với “lợi ích cá nhân” trước khi đi vào phân tích tác động. Đấu tranh chống CNCN không phải là giày xéo l ên lợi ích cá nhân. Vì mỗi người đều có cuộc sống riêng. Đều có quyền làm giàu cho bản than và gia đình mình; nhưng những lợi ích đó không trái với lợi ích tập thể, lợi ích của Đảng, của tổ quốc, dân tộc. 2. Tác động của CNCN đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội( CNXH) nước ta. Cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo về bản chất của chủ nghĩa xã hội cũng như các định hướng và động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tư tưởng của Người về vai trò của đạo đức cách mạng và đạo đức xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn mãi mãi là bài học quý báu và là nguồn khích lệ to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Cái mới đó có từ sự chung đúc tất cả những lý tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Đối với Người, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các cá nhân. Cá nhân ở đây nói đến là lợi ích cá nhân chứ không phải CNCN. Theo Người, chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân; trái lại, tôn trọng cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì sự phát triển xã hội và hạnh phúc của con người nói chung.  Đây là chiều sâu trong tư duy biện chứng, trong nhãn quan văn hóa, đạo đức của Người Xã hội chủ nghĩa: động lực đi lên xã hội chủ nghĩa - Con người( quan trọng nhất) kết hợp sứ mạnh cá nhân với sức mạnh tập thể. - Ý chí , quyền lực của nhân dân dưới lãnh đạo Đảng. tổ chức bộ máy tính nghiêm minh, kỷ luật - Kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi kỷ năng lực sản xuất, ích quốc lợi dân 2.1. Tác động đến đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới mong hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đạo đức cách mạng, coi đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”. Đạo đức cách mạng là gì ? Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc của Người về những chuẩn mực và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới khác về chất so với nền đạo đức cũ, nhằm phát triển toàn diện con người trong thời đại mới. Có những đặc điểm như: - Trung với nước hiếu với dân. Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng về đạo đức: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. - Yêu thương giúp đỡ con người sống có tình có nghĩa. Người nói rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”. Người giúp người, giải phóng triệt để, không còn người bóc lột người - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.” lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” - Tinh thần quốc tế trong sang thuỷ chung.  Để có đạo đức cách mạng thì phải loại trừ CNCN với những biểu hiện như trên. (1.) Trong tác phẩm "Tư cách của người cách mệnh" và nhất là tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", Người nhấn mạnh: Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. "Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì? 2.2. Tác động đến đoàn kết dân tộc Theo Người, động lực quan trọng và quyết định của xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là nhân tố con người. Do đó, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. . Người luôn luôn xây đắp khối đoàn kết dân tộc và nhấn mạnh: đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô địch Bác Hồ quan tâm đạo đức cách mạng một cách nhất quán, xuyên suốt từ những năm hai mươi đến tận cuối đời. Người đặc biệt chú trọng cả hai mặt lý luận và thật sự thực hành đạo đức của cán bộ, đảng viên từ khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền. Tại sao như vậy? Bởi vì trong điều kiện Ðảng cầm quyền thì cán bộ, đảng viên dễ mắc bệnh quan liêu, nhũng lạm. Trong điều kiện Ðảng cầm quyền, hệ thống chính trị là tấm gương của xã hội. có 2 vấn đề cần giải quyết là: - Đường lối chính sách: Đảng thành phần lãnh đạo xem như là đầu tàu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng rất lớn trong vấn đề này. Thói khoa trương, thổi phồng thành tích, thi hành kỷ luật những cán bộ, những tổ chức “làm láo, báo cáo hay”, những kẻ xu thời, vụ lợi, xu nịnh và người ưa nịnh . Ảnh hưởng trực tiếp đường lối, con đường đi lên CNXH Vd: chính sách kinh tế trước 1986 . do cán bộ chủ quan duy ý chí, hay được cấp dưới xua nịnh,hùa theo=> đường lối sai, sụt giảm nền kinh tế => không đủ điều kiện vật chất xây dựng CNXH, mất lòng tin ở nhân dân - Bản thân cán bộ: người lãnh đạo phải như là những “công bộc”. Chủ nghĩa cá nhân cũng xen vào: nhận hối lộ, làm việc không theo nguyên tắc, pháp lý rườm rà. Cán bộ đảng viên phải “Công tư phân minh” nếu không sẽ gây ra cái nhìn xấu về cán bộ đảng viên. => các thành phần phản động lợi dụng kích động , bạo động lật đỗ. => Chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng lớn đến đoàn kết dân tộc, động lực của việc đi lên CNXH 2.3. Mất lòng tin của nhân dân Bên cạnh đó, Đảng phải luôn luôn giữ được mối liên hệ máu thịt với nhân dân, bởi vì, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân là "nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi" (8 . Muốn vậy, trong phương thức lãnh đạo, Đảng "phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hóa nó thành cách chỉ đạo nhân dân" (9) . Người cho rằng, những cán bộ, đảng viên có khuyết điểm thường sợ dân nói. Nhưng nếu thành thật với dân, biết mình có lỗi, xin lỗi dân thì dân cũng rất vui lòng và sẽ tha thứ cho. Sa vào chủ nghĩa cá nhân, sa vào đặc quyền đặc lợi, những kẻ thoái hoá biến chất không có tinh thần cố gắn vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ. họ sẽ lạc hậu và thoái hoá, rời xa quần chúng nhân dân, xa rời thực tế, vì vậy nhất định sẽ bị quần chúng bỏ rơi và mất đi quyền lãnh đạo của mình Tổ chức bộ máy chính quyền trong sạch một động lực cho thắng lợi của CNXH 2.4. Tác động đến kinh tế Chủ nghĩa cá nhân tác động không nhỏ đến kinh tế đất nước. Vd: trường hợp Vinashin nợ lên tới 80.000 tỷ, do sai lầm của ban lãnh đạo, cái đáng nói là vốn vinashin được hỗ trợ bởi nhà nước, gây thất thoát chung của xã hội. Megastar, K+  Chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và đạo đức. Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". Như vậy cần trừ bỏ CNCN để công cuộc đi lên XHCN mới thắng lợi được 3. Liên hệ thực tế 3.1. Thực trạng Trong cuộc sống hiện tại với nhiều áp lực chi phối về tiền bạc, danh vọng, một bộ phận cán bộ Đảng viên đã đi sai với quy chuẩn đạo đức. “Sự suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên vẫn diễn ra rất nghiêm trọng”- Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh trong bản tham luận của ông trước Đại hội Đảng X. Có 5 suy thoái về đạo đức cán bộ Đảng viên là: - Thứ nhất, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi. Tình trạng tham nhũng, nhũng nhiều dân, trước kia diễn ra ở một số cán bộ, Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thì nay xảy ra tất cả các ngành, các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, - Thực hiện chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, công tác tham mưu, hoạch địch chính sách cụ thể… mức độ ngày càng tăng trước kia là “ăn cắp vặt”, bớt xén. Nay là chia chat đấu thầu, vặt tư - ( Nguyên nhân chính của tham nhũng là do cơ chế kinh tế và thiết chế vận hành của bộ máy nhà nước ) - Thứ hai, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng. Lối sống này trái với đạo đức, phẩm chất của người cộng sản “cần kiệm liên chính, chí công vô tư” như sinh thời Bác Hồ đã dạy. Lối sống này trái với đạo đức, phẩm chất của người cộng sản “cần kiệm liên chính, chí công vô tư” như sinh thời Bác Hồ đã dạy. Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị trung ương VI (lần 2) khóa VIII đã đề cập đến 5 kiểu “chạy”. Đó là “chạy chức”, trước khi bầu cử; “chạy quyền” trước khi bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác cán bộ; “chạy chỗ”, tìm “chỗ thơm”, “chỗ ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi (chẳng những cho bản thân mà còn cho cả người thân, người nhà); “chạy lợi” khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, giao thầu, tính thuế, xét duyệt đề tài nghiên cứu….; “chạy tội” cho bản thân cho người thân, có trường hợp cho cả những tên tội phạm. - Thứ ba, nói nhiều làm ít; nói nhưng không làm. Tình trạng này còn xảy ra ở không ít cán bộ, Đảng viên, trái với lời dạy của Bác Hồ là “nói phải đi đôi với làm”, “dù khó khăn đến mấy cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng” đúng như báo cáo chính trị trình đại hội đã nêu: “Tình trạng nói nhiều, làm ít, làm không đến nơi đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi”. - Thứ tư, quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật. Trong Đảng ta hiện nay còn không ít cấp ủy, người lãnh đạo… còn xa dân, không sát cơ sở, không hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dướ, nên có trường hợp đề ra chủ trương chính sách không phù hợp với thực tế, người dân không đồng tình. Vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng viên ở PMU 18 nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ vẫn khẳng định: “Trước khi bị khởi tố, họ đều là Đảng viên tốt”. Khẳng định như vậy thì “thật là quan liêu, vô chính trị, vô trách nhiệm, có thể nói là vô cảm, không thể chấp nhận được”. - Thứ năm, tham nhũng, nhũng nhiễu dân gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân và sự hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Tóm lại, có thể nói tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, Đảng viên diễn ra nghiêm trọng làm cho nhân dân bất bình, lo lắng, giảm lòng tin đối với Đảng, nhà nước, là nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới và vẫn là nguy cơ, hiểm họa lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ ta. 3.2. Hướng giải quyết Nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi CNCN cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, Hồ Chí Minh quan niệm “Mỗi cán bộ đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của đảng lên trên hết, trước hết phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật”. Trước mắt, thiết nghĩ phải làm tốt các công việc sau đây. - Thứ nhất, phát động một nếp sống lành mạnh trên các nguyên tắc truyền thống “đói cho sạch, rách cho thơm” “giấy rách phải giữ lấy lề”, tạo nên dư luận xã hội, sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, tẩy chay, lên án tham nhũng, coi tham nhũng là hành vi trộm cắp, là tội phạm. - Thứ hai, Đảng phải quyết tâm, có biện pháp cụ thể trong đấu tranh chống CNCN, thực hiện tốt quy chế dân chủ, khuyến khích người dân đoàn kết, dám nói sự thật, có biện pháp bảo vệ những người dám tố cáo, nói lên sự thật. Tăng cường chỉnh đốn Đảng, giáo dục cho đảng viên “có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khác” như Hồ Chủ tịch quan niệm rằng: đảng viên luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo “Đảng viên theo trước, làng nước theo sau”. Vì thế, thực tế cho thấy, hầu hết tất cả các vụ tham nhũng đều do những cán bộ có chức có quyền thực hiện. Vì vậy, Đảng phải có thái độ dứt khoát, trừng trị nghêm minh bằng luật pháp. - Thứ ba, phải đổi mới toàn bộ thể chế kinh tế và chính trị, tạo cơ sở khách quan cho việc đẩy lùi CNCN. Về kinh tế, phải xó bỏ cơ chế xin - cho tài chính, xác định rõ trách nhiệm bằng các hình thức sở hữu thích hợp đối với tư liệu sản xuất, đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp tạo ra cơ chế tự chủ tài chính, kiểm soát ngay trong nội bộ. Thực hiện triệt để tiết kiệm trong bộ máy hành chính Nhà nước. Trong chính trị, phải xây dựng một thiết chế kiểm soát quyền lực trong Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại, hệ thống tư pháp phải chuyên nghiệp. - Thứ tư, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội, tạo dựng cơ chế dân chủ giúp cho cán bộ đảng viên, viên chức trong bộ máy nhà nước thấy được trách nhiệm, không chủ quan khi ra các quyết định, tạo nên không khí cởi mở, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm trong công việc. Đối với XH, cần đẩy mạnh thực hành dân chủ để mọi người dân có điều kiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau, giám sát công việc của các tổ chức, cơ quan mà kịp thời ngăn chặn, phát hiện những hành động tham nhũng. Đẩy mạnh hoạt động của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, từ đó có thể tạo ra dư luận và tâm lý xã hội tích cực đối với việc phòng, chống tham nhũng, cũng như phòng chống CNCN. - Thứ năm, khi phát hiện tham nhũng thì phải xử phạt nghiêm minh. Người có chức, có quyền,càng cao thì khung hình phạt phải phải càng nặng, phạt đúng người đúng tội dựa trên cơ sở luật pháp của VN. Xét xử phải công khai, kịp thời và triệt để, không bao che, “xử lý nội bộ”. Cùng với việc xử lý nghiêm minh những người có tội, thì phải có chính sách, biện pháp cụ thể để bảo vệ, tôn vinh những người dũng cảm tố cáo tham nhũng, bởi vì chống tham nhũng là cuộc đấu tranh gay go phức tạp, lâu dài, bức xúc và liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước. Nếu không mạnh mẽ, kiên quyết đẩy lùi “quốc nạn” này thì hậu quả sẽ khôn lường. 4. Kết luận Để đi đến thắng lợi của CNXH cần trừ bỏ CNCN triệt để, con đường xây chế độ mới còn nhiều khó khăn yêu cầu cán bộ đảng viên phải rèn luyện cho mình một phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức chống lại mọi cám dỗ. Bài trừ chủ nghĩa cá nhân nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. . chủ nghĩa xã hội là điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tư tưởng của Người về vai trò của đạo đức cách mạng và đạo đức xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. quan trọng và quyết định của xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là nhân tố con người. Do đó, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. . Người luôn luôn. động của CNCN đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội( CNXH) nước ta. Cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo về bản chất của chủ nghĩa xã hội cũng như các định hướng và động lực của sự nghiệp xây dựng chủ

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan