2. CPU : Thành phần chính để OC với hệ thống A64 chính là nó , vì vậy hiểu rõ mình đang sử dụng CPU gì là điều ko thể thiếu Những điều cần biết với CPU : - Socket gì ? 939 hay 754 hay 940 chân socket 754 là dòng A64 chỉ có 1 mem-controller , socket 939 và 940 thì có dual mem-controller - Voltage ( Vcore ) ? 1.35v , 1.45v hay 1.5v - Revision mấy ? E3 , E4 , E6 - Công nghệ sx ? 90nm , 130nm công nghệ sx càng nhỏ thì sẽ càng mát ( 90nm sẽ mát hơn 130nm ) và sẽ dễ oc cao hơn - Cache L2 ? 512kb , 1Mb Cache L2 càng cao , CPU sẽ chạy càng nhanh , tuy nhiên tùy ứng dụng. Thường thì 512kb và 1Mb cache L2 sẽ chênh lệch tốc độ rất ít , rất khó cảm nhận - HTT : Hyper Transport Bus Với A64 thì HTT luôn bằng 200Mhz Công thức tính speed của CPU sẽ bằng = HTT x multi CPU Và A64 chỉ cho chỉnh multi CPU lùi , vì vậy ta nên giữ multi ở chuẩn ( default - DF ) rồi tăng HTT lên để OC - Tản nhiệt cho CPU : Phương châm khi OC CPU : tăng cường giải nhiệt tối đa trong khả năng , giữ Vcore mức thấp nhất có thể Với tản nhiệt bằng heatsink và quạt ( HSF ) thì ta có thể so sánh với hình dưới ( chụp hơi xấu mong mọi người thông cảm ) HSF DF vs Ninja Plus 6 heatpipe : sự chênh lệch nhiệt độ ( temp ) giữa 2 HSF trên là ~ 20°C full load Với HSF DF ( CPU X2 3800+ ) , nếu chạy DF ko tăng Vcore thì khi full load 2 Core temp sẽ lên tới 65°C và máy tự động shut down Ninja Plus thì khi oc lên 2.8Ghz Vcore 1.4v full load chỉ có 51°C , máy vẫn stable Và 1 điều ko thể thiếu cho Ocer là kem tản nhiệt lọai tốt Tôi khuyên dùng AS5 , dễ mua và hiệu wả cực tốt 3. Ram : Với những Ocer thật thụ , việc OC Ram cùng với OC CPU là 1 điều lí thú nhất Có thể mọi người chưa tin lời tôi nói , nhưng tôi dám khẳng định là : OC Ram khó hơn OC CPU rất nhiều Với những người mới tập tành OC , fần OC Ram sẽ là phụ. Và thật sự CPU A64 cũng ít bị ảnh hưởng bởi speed Ram nhiều như Athlon XP cũ