Tutorials Vbook v0.1-Thủ Thuật UDS part 237 potx

8 84 0
Tutorials Vbook v0.1-Thủ Thuật UDS part 237 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mạch in nó cũng tự làm luôn. RS3 chính là điện trở dò sai dòng cho đường 5V. Tính năng chính của điện trở này là cảm biến dòng tải (không phải điện thế à nhe) cho đường điện mà nó bảo vệ, khi dòng diện tải tăng đến mức “báo động” điện thế trên điện trở này sẽ tác động đến mạch bảo vệ quá dòng, mạch bảo vệ sẽ tự tắt nguồn để bảo vệ cho PSU. Hai điện trở dò sai dòng khác là RS1 và RS2 cho hai đường 12V1 và 12V2. Do linh kiện quá nhiều cho nên SUSU tìm không thấy cái “RS4” dò sai dòng cho đường 3.3V. Ở các nguồn tầm trung trở xuống hay thậm chí ở các nguồn cao cấp của một số hãng sản xuất cũng không có thiết kế các điện trở dò sai dòng này mà chỉ sử dụng cách dò sai dòng tổng được thiết kế ở đầu vào. Cách làm của Enermax cho chế độ bảo vệ hiệu quả nhất nó bảo vệ cụ thể trên từng đường điện nên có độ nhạy rất cao và không làm quá tải tại cặp BJT dao động công xuất chính. Sử dụng thạch anh (Y1) làm dao động chuẩn cho mạch, với các dao động được tạo ra từ tinh thể thạch anh này rất ổn định và sạch so với dao động bằng mạch RC của các nguồn thông dụng sử dụng IC TL494 thì mạch RC phải gọi Thạch anh bằng “sư phụ”. Không sử dụng OP LM339 hay LM393 làm mạch dò sai và bảo vệ. Enermax đã sử dụng một con IC riêng lạ hoắc, tuy nhiên ta sẽ rất dễ nhận thấy là linh kiện bên ngoài IC này rất ít, IC này có độ tích hợp cao hơn giảm rủi ro hư hỏng các linh kiện phụ trợ bên ngoài và có độ chính xác cao cũng nhờ lý do đó. Lại “vàng”, nhìn đâu cũng thấy "vàng", tản nhiệt cho Diode nắn điện chính. Cuộn lọc nhiễu bằng sắt từ cho các đường điện ra. Một công nghệ hay gia tăng giá trị cho sản phẩm. Công tắc nguồn tiện lợi. Biến trở hiệu chỉnh tốc độ cho quạt 80mm (quạt 90mm chạy chế độ tự động) với điều kiện bình thường quạt này có thể hiệu chỉnh từ 1100~1800 rpm, khi chạy full load tốc độ quạt lên đến 2800 rpm lúc này bạn không thể tự hiệu chỉnh được do là PSU đã cướp quyền Admin, ở dòng Enermax Noisetaker có cái hay là dù chạy ở tốc độ quạt lớn nhất nó chỉ hơi ồn hơn một chút so với lúc chạy idle. Nhìn lại một lần chót trước khi đóng nắp để đưa em lên máy test công suất. Coi thử khả năng của em nó đến đâu so với vẻ bền ngoài bóng bẩy. KẾT QUẢ SAU KHI KIỂM TRA (do PSU mượn nên không dám test nặng tay chỉ test công suất đến danh định) - Đường 3.3V: dòng cung cấp 19.19A điện thế 3.26V - Đường 5V : dòng cung cấp 23.5A điện thế 4.94V - Đường 12V : dòng cung cấp 25A điện thế 12.07V - Đường 5Vsb: dòng cung cấp 2.59A điện thế 5V - Công suất (công suất thực còn lên được nữa) : 493.35W - Điện thế vào 224VAC dòng tiêu thụ 2.53A công suất tiêu thụ 566.72W - Hiệu suất : 87.05% Được biết tính năng chủ yếu của mạch PFC trong các PSU là gia tăng hiệu suất bằng cách ổn định điện thế cung cấp cho mạch dao động công suất, tuy nhiên mạch này chỉ phát huy hiệu quả đối với dãy điện thế biến thiên rộng nên nó chỉ được sử dụng trong các PSU auto volt. Hiệu suất thực tế 87% là rất cao so với một số nguồn có tính năng PFC thậm chí khi con này còn đạt được 92% khi ở tầm công xuất 450W (rất thích hợp sử dụng cho những ai có tính tiết kiệm điện). Cuối bài XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ông bạn già đã cho mượn PSU Enermax Noisetaker 485W để anh em có dịp khai nhãn.

Ngày đăng: 03/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan