msiexec /p C:\Office2003\MAINSP2ff.msp /a C:\Office2003\fp\FP11.MSI SHORTFILENAMES=TRUE /qb msiexec /p C:\Office2003\OWC11SP1ff.msp /a C:\Office2003\office\OWC11.MSI SHORTFILENAMES=TRUE /qb msiexec /p C:\Office2003\OWC11SP1ff.msp /a C:\Office2003\fp\OWC11.MSI SHORTFILENAMES=TRUE /qb 6. Đơn giản hóa công việc với tập tin lệnh batch: - Mỗi công đoạn trong 4 công đoạn trên sẽ chiếm 1 thời gian tương đối (tùy thuộc vào cấu hình máy của bạn, máy càng mạnh thì khoảng thời gian chờ sẽ càng được rút ngắn), đó là chưa kể đến việc cứ sau mỗi công đoạn, bạn lại phải gõ lại từng dòng. Điều này không hay cho lắm, vì nó hết sức thủ công, không chính xác, và cũng không đảm bảo tính liên tục. Nói tóm lại, nó chỉ làm cho quá trình tích hợp bản SP2 vào Office2003 (& FP2003) tốn nhiều thời gian hơn mà thôi. - Có 1 biện pháp khác hay hơn, đỡ tốn nhiều thời gian hơn, chính xác hơn, đó là bạn tiến hành tạo 1 file lệnh (batch). - Giả sử, trong C:\Office2003, tôi tạo file SLIP.CMD có nội dung như sau: - Bạn thấy rằng, nếu đem so 4 dòng lệnh trong tổng số 4 dòng lệnh của file SLIP.CMD này, rõ ràng, chúng đơn giản rất nhiều so với 4 dòng lệnh mà bạn phải gõ thủ công trên kia. Ví dụ: - Phần được đơn giản hoá đi, thực chất chính là phần đường dẫn. Nếu theo kiểu cũ, bạn phải dùng đường dẫn tuyệt đối (chỉ rõ tên ổ đĩa [C]), trong khi đó, theo kiểu mới, bạn lại sử dụng đường dẫn tương đối (không cần chỉ rõ tên ổ đĩa [C]). Nguyên nhân chính là do: + File SLIP.CMD được đặt trong thự mục C:\Office2003, điều này có nghĩa là, khi kích hoạt file SLIP.CMD, đường dẫn hiện hành của bạn mặc định sẽ là C:\Office2003. Như vậy: 7. Ghi ra CD: - Hoàn tất công việc tích hợp rồi, việc còn lại mà bạn phải làm là ghi thành quả công việc của bạn ra CD để lưu trữ (đỡ choáng chỗ ổ cứng). - Lưu ý: + Phần duy nhất mà bạn cần lúc này là 2 folder Office và FrontPage, còn những thứ khác, bạn cứ bỏ đi. Tổng dung lượng của bộ Office bây giờ (tính luôn cả Office2003 & FrontPage2003) chưa đến 700MB. - Nếu không có đầu ghi, bạn cũng nên tạo lấy 1 file ISO cho bộ Office này, cất đâu đó rồi dùng 1 trình tạo CD ảo (như Alcohol) để đọc hoặc ghi ra CD sau này (nếu có thể). II. Cài đặt: - Đã có 1 bộ Office tốt (ý tôi là bộ Office đã được tích hợp sẵn gói SP, điền sẵn số CD-Key) trong tay, câu hỏi đặt ra bây giờ là: Làm thế nào để cài đặt bộ Office này vào hệ thống cho thật tốt ? - Hầu hết vấn đề mọi người thường gặp sau khi cài đặt xong 1 bản Office (bất kỳ phiên bản nào, chứ không riêng gì Office2003) vào hệ thống là: lâu lâu, đang dùng, tự nhiên bộ Office lại bật lên bảng thông báo đòi “insert CD” để cài đặt 1 thành phần X nào đó mà rõ ràng là trong quá trình cài đặt trước đó, thành phần X này đã được bạn chọn rồi !!!. - Cá nhân người viết bài này thì chưa bao giờ gặp tình trạng trên (dĩ nhiên, không tính những trường hợp bộ Office yêu cầu tôi “insert cd” vì cần phải cài đặt thêm 1 thành phần mà trước đó, trong quá trình cài đặt tôi không chọn). Điểm mấu chốt của vấn đề ở chỗ, bạn chọn lựa kiểu cài đặt (Type of Installation) như thế nào trong quá trình cài đặt mà thôi. - Trong cấu hình việc cài đặt bộ Office vào hệ thống, bạn chỉ cần chú ý những bước sau: + Chọn Type of Installation là Custom + Chọn Choose Advanced + Khoan hãy bỏ chọn những thành phần mà bạn cho là không cần thiết (không muốn cài đặt vào hệ thống), thay vào đó, bạn tiến hành chọn kiểu cài đặt lại là “Run all from My Computer” (cài tất cả vào máy, không lệ thuộc vào CD nữa) + Bạn hãy so sánh sự khác biệt giữa trước & sau khi chọn lại kiểu cài đặt: + Đến đây, bạn mới tiến hành bỏ chọn những thứ mà bạn cho là không cần thiết. Dĩ nhiên, nếu bạn có 1 ổ cứng dư giả, bạn có thể để chuyển ngay sang bước kế tiếp, bằng ngược lại, bạn cứ mạnh dạn bỏ đi những thành phần mà bạn cho là thực sự không cần thiết đến mình. Cá nhân tôi thì suy nghĩ rằng, dù dung lượng ổ cứng có dư giả hay không, những gì không cần thì tôi bỏ, bởi trên hết, nó giúp cho quá trình khởi động ứng dụng sau này được nhanh hơn, mà cũng đỡ rườm rà hơn trong quá trìnn sử dụng lâu dài. + Bạn có thể tham khảo danh sách các ứng dụng mà tôi giữ lại sau đây: