1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tutorials Vbook v0.1-Thủ Thuật UDS part 295 ppt

5 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 156,14 KB

Nội dung

Pentium 4 630 Ngoài việc xung nhịp thấp hơn, AMD còn có bộ nhớ đệm L2 ít hơn. Tuy nhiên do cấu trúc 2 bộ xử lí khác nhau, cách thức giao tiếp với RAM cũng không giống nhau nên kích thước của bộ nhớ đệm L2 không nói lên khả năng xử lí thật sự của CPU. AMD : CPU kết nối trực tiếp đến RAM, cache L1 lớn, do đó cache L2 không quá quan trọng . Sự chênh lệch về hiệu năng giữa 128KB L2 và 1024KB L2 chỉ là 2-10% ,tùy theo ứng dụng cụ thể. Intel: CPU không kết nối trực tiếp với RAM, độ trễ lớn nên kích thước cache L2 đóng vai trò rất quan trọng. 1.3.Các công nghệ tiêu biểu : 1.3.a.AMD: - Tích hợp Memory Controller : Memory Controller nằm trong nhân CPU, có cùng xung nhịp với CPU (CPU có tốc độ 1,8GHz thì Memory Controller cũng có tốc độ 1,8GHz). Dữ liệu từ RAM sẽ được truyền trực tiếp vào CPU, độ trễ thấp, không còn hiện tượng thắt cổ chai nữa. Lúc này người dùng càng sử dùng RAM tốc độ cao thì càng có lợi. - Công nghệ HyperTransport : đây là công nghệ kết nối trực tiếp theo kiểu điểm- điểm, kết nối với RAM và chipset bằng HyperTransport bus (HTT) có băng thông rất lớn và được mở đồng thời 2 chiều (như hình minh họa). So sánh với Intel hiện nay: Intel vẫn sử dụng kiểu thiết kế Memory Controller nằm tại chipset , Memory Controller này có tốc độ nhất định ,có tên là Front Side Bus. Dữ liệu từ RAM bắt buộc phải đến chipset rồi mới vào được CPU. Độ trễ của thiết kế này lớn và luôn tồn tại nút thắt cổ chai tại chipset. 1.3.b.Intel: - Công nghệ Hyper Threading : Công nghệ này giúp tận dụng hiệu quả hơn tài nguyên dư thừa của CPU, CPU Intel có Hyper Threading sẽ chạy nhanh hơn CPU Intel không có Hyper Threading khoảng từ 10%-20%. CPU 1 nhân có Hyper Threading sẽ được hệ điều hành nhận diện thành 2 CPU (1 physical, 1 logical) nhưng đó vẫn là 1 CPU đơn luồng, tại 1 thời điểm thì CPU chỉ thực hiện được duy nhất 1 tác vụ. 2.Đánh giá hiệu năng: Thread này sẽ đánh giá 1 cách chi tiết về hiệu năng của 2 CPU AMD Athlon 64 3000+ và Intel Pentium 4 630 trên nhiều mặt. Từ đó sẽ có cái nhìn khái quát về hiệu năng , ưu và khuyết điểm của 2 CPU trên. Cấu hình thử nghiệm: AMD Athlon 64 3000+ 1,8GHz 512KB L2 Mainboard MSI K8N Neo4-F RAM 2GB(2x1GB) DRAM MASTER DDR 450MHz 2.5-3-3-6 1T VGA MSI NX7800GT 256MB 400MHz/1000MHz HDD 80GB Samsung SATAII PSU AcBel 500W API5PC03 Intel Pentium 4 630 3GHz 1MB L2 (bật Hyper Threading) Mainboard MSI P4N SLI-FI RAM 2GB(2x1GB) Corsair DDR2 667MHz 5-5-5-15 1T VGA MSI NX7800GT 256MB 400MHz/1000MHz HDD 80GB Samsung SATAII PSU AcBel 550W API4PC24 Cả 2 hệ thống đều để bên ngoài, không đặt trong case. Vấn đề nhiệt độ : AMD K8 90nm SOI hiện nay rất mát, không còn nóng như thế hệ K6, K7. CPU Athlon 64 3000+ cũng không là ngoại lệ. Còn Pentium 4 630 thì dùng core Prescott 90nm, có đặc điểm là tỏa nhiệt rất nhiều. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam, 36oC của AMD là một nhiệt độ rất lí tưởng, CPU tỏa nhiệt ít, người dùng không phải lo lắng về tiếng ồn, về vấn đề quạt tản nhiệt một khi sử dụng CPU AMD. Lúc nào hệ thống dùng AMD cũng mát và tĩnh lặng. Còn đối với Intel, nhiệt độ CPU cao góp phần làm nhiệt độ thùng máy và môi trường tăng lên. Người sử dụng cũng phải lưu ý đến vấn đề quạt tản nhiệt vì quạt tản nhiệt của Intel quay với tốc độ cao, đặc biệt là khi hoạt động vào ban đêm, tiếng ồn do hệ thống dùng Intel phát ra sẽ gây khó chịu đối với người dùng. 2.1.Ứng dụng thông thường: Ở đây chúng ta sẽ đánh giá hiệu năng qua các phần mềm thông dụng như : xử lí âm thanh, hình ảnh, mã hóa dữ liệu, xử lí ảnh, dựng hình 3D và 1 số công cụ đo máy. Lame 3.97b1 Divx 6.0 RAR 3.51 Photoshop CS 3ds max 7 PCMark04 PCMark05

Ngày đăng: 03/07/2014, 05:20