1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tutorials Vbook v0.1-Thủ Thuật UDS part 59 pps

5 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài viết lấy từ vOzforums.com của mem moi’tapchoi Cơ bản về vỏ máy tính - PC Case - Chassis Mong mọi người bổ sung thêm, hoặc góp ý những chỗ chưa hợp lý: Tài liệu tham khảo: Các thông tin trong bài viết có sử dụng một phần bài viết và trích dẫn các tài liệu dưới đây: 1.Làm đẹp bên trong máy tính: ITConnect số tháng 04 -2006 2.BTX System Design Guide 1.0: http://www.formfactors.org/ 3.BTX Specification v1.0b: http://www.formfactors.org/ 4.Developer specs ATX 2.2: http://www.formfactors.org/ Ngoài ra có tham khảo thêm thông tin từ Internet: How to Choose a Computer Case? : http://www.drirectron.org/ How to Avoid Overheating: http://www.hardwarsecrets.com/ ATX Case Cooling Problem: http://www.hardwarsecrets.com/ LỜI NÓI ĐẦU Đối với một số người sử dụng, vỏ máy tính (case, chassic) có thể nói là một thành tố không được quan trọng trong việc đóng góp sức mạnh xử lý của một hệ thống máy tính cá nhân, thậm chí có một số tiêu cực đến mức khi ráp máy tính họ luôn để cho cả hệ thống “trần như nhộng” với cách lý luận ”cho nó mát, lắp vỏ chỉ tổ nóng thêm và mất diện tích ” Thế nhưng đối với một số người khác vỏ máy tính lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đem lại sự an toàn và ổn định cho cả hệ thống máy tính, ngoài ra đối với họ nó còn là sự thể hiện cá tính, trình độ hiểu biết cũng như thể hiện đẳng cấp của một dân chơi phần cứng thực thụ. Hiện nay trên thị truờng máy tính Việt Nam có rất nhiều thương hiệu cũng như nhà sản xuất cung cấp rất nhiều chủng loại mẫu mã các loại vỏ máy tính tạo nên một thị trường sôi động quá đa dạng về kiểu dáng thiết kế, tính năng, cũng như “chất lượng” và giá cả tạo sự khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa muốn lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Trong tất cả các thành phần của máy tính đây là bộ phận mà người dùng có thể cho phép mình dễ dàng can thiệp thay đổi (modcase) hay thậm chí làm mới hoàn toàn 1 chiếc vỏ theo ý của mình Vỏ máy tính là một đề tài có thể nói là rất hay nhưng cũng là một đề tài rộng vì vậy với bài viết nhỏ này moitapchoi mong muốn tổng hợp lại một chút ít kiến thức và thông tin cơ bản cho những ai mới bắt đầu chơi modcase, độ case hay những người muốn tìm cho mình một sản phẩm vừa ý nhất Bài viết này chỉ đề cập đến các vấn đề tiêu chuẩn và các kiến thức cơ bản phổ thông của các loại vỏ máy tính phổ biến trên thị trường chứ không dám lạm bàn nhiều về việc độ case, làm case hay các loại case chuyên dành cho máy chủ I. CÁC TIÊU CHUẨN PHỔ BIẾN CỦA VỎ MÁY TÍNH - FORM FACTOR 1. Form factor? Là những chỉ dẫn mô tả một cách chính xác nhất và cơ bản về kích thước và hình dạng của các thiết bị máy tính theo các tiêu chuẩn công nghiệp (tất nhiên chỉ nói về máy tính thôi nhé, vì mỗi ngành lại có form factor riêng của mình). Đặc biệt áp dụng cho các loại motherboard và các expansion card. Chính vì vậy các nhà sản khi đưa ra các sản phẩm của mình đều tuân thủ một cách chặt chẽ và chính xác tuyệt đối các tiêu chuẩn mô tả này. Vì vậy khi bạn độ case, modcase, hay làm case j đó cũng nên dành chút ít thời gian tìm hiểu về vấn đề này (đề phòng trường hợp làm xong không lắp được thiết bị nào thì mất công ). Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin rất hữu ích tại đây; http://www.formfactors.org/ 2. Các chuẩn cho Motherboard và chuẩn mô tả vỏ máy Tại sao lại dính dáng đến mainboard? Đơn giản vì các mô tả và chuẩn của vỏ máy tính chủ yếu dựa trên các chuẩn kích thước của mainboard để sản xuất Phần này sẽ giới thiệu nhanh với bạn đọc các chuẩn phổ biến nhưng bạn đọc nên quan tâm và chú ý nhất là 2 chuẩn ATX (hiện được sử dụng rộng rãi) và BTX (chuẩn mới có thể sắp phổ biến hơn ATX). Ngoài ra những cái khác cũng nên đọc cho biết: AT và Baby AT : trước đây các loại mainboard được sử dụng trong các PC chủ yếu là các loại có kích thước tương đối lớn (từ năm 1984 - theo chuẩn từ năm IBM PC/XT chuẩn này quá cũ kỹ rôi` nên kô đề cập đến ở đây). Sau đó chuẩn AT ( Advance Technology) ra đời được sử dụng phổ biến cho thế hệ máy 386, 486 tuy nhiên sau một thời gian chuẩn AT cũng gặp một số vần đề về kích thước liên quan đến các drive bay do kích thước còn tương đối lớn của mình và các nhà sản xuất cho ra đời Baby AT kích thước giảm từ 12” xuống còn 8,5”. Và chuẩn Baby AT nhanh chóng phổ biến do kích thước rất hợp lý của mình Chuẩn AT và Baby AT được sử dụng rộng rãi cho 2 thể loại vỏ máy Desktop và Tower Ngoài ra cũng có một vài biến thể của vỏ máy là LPX và mini LPX được sản xuất Các loại chuẩn ATX: trước khi ATX xuất hiện ông lớn Intel còn đưa ra một chuẩn NPX thay thế cho chuẩn LPX. Thế nhưng thay đổi thực sự quan trọng nhất đó là sự ra đời của tiêu chuẩn ATX cũng của Intel vào năm 1995 (được sử dụng rộng rãi phổ biến cho đến nay và được nâng cấp liên tục) nó làm thay đổi hoàn toàn các thiết kế các loại mainboard, vỏ máy tính ATX trở thành chuẩn công nghiệp thay thế cho AT và AT Baby. Có được sự thành công như vậy là nhờ ATX kế thừa được các ưu điểm nổi trội của chuẩn AT và bổ sung rất nhiều tính năng nâng cấp mở rộng. ATX cũng là chuẩn có nhiều phiên bản thay đổi và nâng cấp nhất đặc biệt ở phần I/O panel Dưới đây là môt số cỡ mainboard lớn nhất theo chuẩn ATX phổ biến: + Full ATX: có kích thước 19”x 9.6” (48.26 x 24.4cm) + Mini ATX: có kích thước 11.2”x 8.2” (28.45cm x 20.83cm) + Extended ATX: có kích thước 12”x 13” (30.48cm x 33.02cm) + WTX: chuẩn Workstation có kích thước 14”x 16.75” (35.56cm x 42.54cm) + microATX: có kích thước 9.6”x 9.6” (24.4cm x 24.4cm) + FlexATX: có kích thước 9”x 7.5” (22.86cm x 19.05cm) 2 chuẩn khác do Via Technology phát triển dựa trên nền tảng ATX: + Mini-ITX: do Via phát triển có kích thước 6.7”x6.7” ( 17cm x17cm) + Nano-ITX: do Via phát triển có kích thước 4.7”x4.7” ( 12cm x12cm) Chuẩn BTX - Balanced Technology Extended: chuẩn mới này của Intel đem lại 1 bộ mặt mới cho các mainboard và vỏ máy tính. Thiết kế mới giúp cho hệ thống giải nhiệt tốt hơn rất nhiều bằng cách bố trí lại thành phần và vị trí các cụm linh liện nhằm tối ưu các luồng khí giải nhiệt lan truyền trong thùng máy. Chuẩn này ra đời giải quyết vấn đề lớn về nhiệt độ mà các bộ vi xử lý Pentium 4 của Intel gặp phải. Ngoài ra đây cũng là chuẩn mới ra đời nhằm đáp ứng các chuẩn thiết bị khác như USB2.0, SATA, PCI Express Hiện mới có 4 loại kích cỡ theo chuẩn mới BTX đều cùng dài 26.67cm + BTX: có kích thước 12.8”x 10.5” (32.512cm x 26.67cm) + microBTX: có kích thước 10.4”x 10.5” (26.416 x 26.67cm) + nanoBTX: có kích thước 8.8”x 10.5” (22.352cm x 26.67cm) + picoBTX: có kích thước 8”x 10.5” (20.32cm x 26.67cm) II. CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUẨN CASE ATX Do hiện nay nhiều chuẩn thiết kế ko còn đc sử dụng hoặc ít sử dụng nên phần bài viết này chỉ tập trung vào chuẩn ATX 2.x hiện nay đang được sử dụng rộng rãi cho đỡ tốn sức và mất thời gian đọc của anh em: Có rất nhiều hãng chế tạo và sản xuất vỏ thùng máy dựa trên ATX Form Factor để thiết kế nhưng mỗi hãng đều có những thay đổi nhỏ đặc thù riêng cho phong cách thiết kế và tiện ích của mình. Nhưng tất cả các thông số kỹ thuật về kích cỡ đều phải tuân thủ một cách chặt chẽ theo các mô tả trong ATX-FF. Khi chế tạo các loại thùng máy này nhà sản xuất thường cho phép người dùng có thể gắn rất nhiều loại kích cỡ mainboard. Nhìn vào sơ đồ khối bạn có thể thấy cơ bản cấu tạo đơn giản của 1 thùng máy theo chuẩn ATX chia làm 4 phần: + Khu vực lắp nguồn: tất cả các bộ nguồn khi được thiết kế cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về kích thước của ATX. (khi chế tạo, hoặc modcase bạn hết sức lưu ý đến vấn đề kích thước)

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:20

Xem thêm: Tutorials Vbook v0.1-Thủ Thuật UDS part 59 pps