THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Chọn và bôi đen đáp án đúng trong các câu sau Câu 1: Động vật có khả năng cảm ứng đa dạng, nhanh chóng và chính xác hơn thực vật chủ yếu là do chúng có: A. Nhiều loại hoocmôn. B. Tổ chức cơ thể phức tạp hơn C. Hệ thần kinh D. Khả năng di chuyển Câu 2: Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở: A. Thằn lằn. B. Chân khớp. C. Bọt biển. D. Ruột khoang. Câu 3: Trường hợp nào sau đây được gọi là sự sinh sản? A. Một con rắn sinh ra có hai đầu. B. Tế bào bạch cầu phân đôi tạo 2 tế bào mới giống hệt nó. C. Hợp tử nguyên phân tạo thành phôi. D. Tế bào hợp tử phân cắt tạo thành hai phôi riêng rẽ. Câu 4: Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại: A. Sinh sản vô tính. B. Nảy chồi. C. Phân mảnh. D. Phân đôi. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là chiều hướng tiến hóa trong sự thu tinh ở động vật: A. Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong. B. Từ thụ tinh đơn tiến đến thụ tinh kép. C. Từ thụ tinh cần nước tiến đến không cần nước. D. Từ tự thụ tinh tiến đến thụ tinh chéo. Câu 6: Tự thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ: A. Hoa này sang đầu vòi nhụy hoa khác cùng loài. B. Nhị hoa này sang nhụy hoa khác. C. Nhị sang đầu nhụy của cùng một hoa. D. Nhị sang đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hoa khác trên cùng một cây. Câu 7: Biện pháp hữu hiệu nhất để điều khiển tỉ lệ đực cái ở động vật là: A. Tiêm hoocmon sinh dục cho động vật mang thai. B. Tách riêng tinh trùng X và Y rồi cho thụ tinh nhân tạo. C. Sử dụng thức ăn phù hợp. D. Chọn thời điểm thích hợp để phối giống tự nhiên. Câu 8: Tập tính đặc trưng nhất trong mùa sinh sản của cá là: A. Chăm sóc con non. B. Làm tổ C. Di cư D. Lãnh thổ Câu 9: Tập tính nào sau đây bao gồm tất cả tập tính còn lại? A. Tập tính sinh sản. B. Tập tính ve vãn. C. Tập tính làm tổ đẻ trứng D. Tập tính khoe mẽ. Câu 10: Hiện tượng “đầu hóa” là một trong những chiều hướng của hệ thần kinh, nó có nghĩa: A. Tập trung thành các tế bào thần kinh lên đầu, hình thành bộ não. B. Phân hóa cơ thể thành ba phần: Đầu, mình và các chi. C. Chỉ di chuyển cơ thể theo một hướng, về phía trước. D. Tập trung các giác quan trên đầu. Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất chi phối quá trình tạo tinh trùng và trứng ở động vật có xương sống là: A. Hệ thần kinh. B. Các yếu tố môi trường. C. Sự xuất hiện cá thể khác giới. D. Hệ nội tiết. Trang 1/3 - Mã đề thi 132 Câu 12: Hạt phấn được hình thành từ: A. Tế bào sinh dưỡng B. Ống phấn. C. Tế bào mẹ hạt phấn D. Tế bào phát sinh. Câu 13: Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ hạt phấn là: A. 48 B. 36 C. 12 D. 24 Câu 14: Điểm chung của quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là: A. Giống nhau ở cả hai giai đoạn giảm phân và sau giảm phân. B. Từ tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n). C. Cả 4 bào tử đều nguyên phân tạo giao tử. D. Chỉ có một bào tử nguyên phân tạo giao tử. Câu 15: Yếu tố ít quan trong đối với cá hồi trong việc tìm đường di cư là: A. Hướng dòng chảy B. Kích thích khứu giác C. Thành phần hóa học của nước D. Vị trí của trăng sao Câu 16: Thân của một số cây(cau, dừa) cao lớn được hình thành nhờ kiểu sinh trưởng: A. Tầng phát sinh vỏ và phát sinh trụ. B. Sơ cấp C. Thứ cấp D. Sơ cấp và thứ cấp Câu 17: Hợp tử được hình thành khi: A. Nhân của giao tử đực hòa nhập vào nhân của giao tử cái. B. Giao tử đực hòa nhập vào giao tử cái. C. Tinh trùng vừa chui vào trong trứng. D. Tế bào chất của trứng và tinh trùng hào lẫn vào nhau. Câu 18: Thuốc tránh thai chứa thành phần chủ yếu của progesteron, có tác dụng: A. Kìm hãm sự phát triển của nang trứng. B. Duy trì sự tồn tại của thể vàng. C. Ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên. D. Ngăn không cho trứng chín và rụng. Câu 19: Vai trò không phải của giberelin là: A. Kích thích sự ra hoa B. Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng C. Kích thích sự nảy mần của hạt và củ D. Kích thích sự kéo dài của thân Câu 20: Mỗi hạt thường có những bộ phận: A. Vỏ hạt, phôi và phôi nhũ. B. Vỏ hạt, nhân hạt, mầm hạt. C. Vỏ hạt và lõi hạt. D. Vỏ hạt, chồi, phôi nhũ. Câu 21: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm, ngoại trừ một kiểu: A. Trinh sản. B. Phân mảnh. C. Nảy chồi. D. Phân đôi. Câu 22: Cắt con sao biển thành hai phần, về sau chúng hình thành hai cơ thể mới. Hình thức này được gọi là: A. Mọc chồi. B. Tái sinh. C. Phân mảnh. D. Phân đôi. Câu 23: Sự hình thành cừu Đôli là kết quả của hình thức: A. Nhân bản vô tính. B. Trinh sản. C. Sinh sản vô tính. D. Sinh sản hữu tính. Câu 24: Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do chế độ ăn uống không đủ: A. Chất bột B. Chất đạm C. Chất khoáng D. Chất béo. Câu 25: Các loài động vật ở cạn không bao giờ: A. Thụ tinh ngoài. B. Tự thụ tinh. C. Thụ tinh chéo. D. Thụ tinh trong. Câu 26: Điều nào không đúng khi nới về bơm Na – K? A. Có khả năng vận chuyển K + từ ngoài vào trong đồng thời với sự vận chuyển Na + từ trong ra ngoài màng tế bào. B. Hoạt động liên tục cả khi hình thành điện động và điện nghỉ. C. Đòi hỏi cung cấp năng lượng ATP. D. Trong điện nghỉ thì chúng bơm K + từ ngoài vào trong, còn khi tế bào bị khích thích thì chúng bơn Na + từ trong ra ngoài. Câu 27: Truyền máu là một dạng cấy ghép mô, và đó là: Trang 2/3 - Mã đề thi 132 A. Dị ghép. B. Cấy ghép hỗn hợp. C. Đồng ghép. D. Tự ghép. Câu 28: Trong sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cơ thể mới được mọc ra từ: A. Thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá. B. Thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, cành chiết. C. Thân rễ, cành ghép, cành giâm, rễ củ, thân củ. D. Thân bò, thân rễ, cành giâm, rễ củ, lá. Câu 29: Nhóm động vật nào sau đây sinh trưởng phát triển qua biến thái hoàn toàn: A. Cá, ếch nhái, chim. B. Tằm dâu, ong. C. Bò sát, sâu bọ, chuột. D. Muỗi, châu chấu. Câu 30: Trong quả số lượng hạt được quy định bởi: A. Số nhụy trong hoa. B. Số đầu nhụy trong nhụy. C. Số trứng trong noãn. D. Số phôi trong túi trứng. Câu 31: Khi quả chín, các sắc tố sẽ biến đổi theo hướng: A. Diệp lục giảm, caroten giảm, xantophin tăng. B. Diệp lục giảm, caroten giảm, phicobilin tăng. C. Diệp lục giảm, carotenoit giảm. D. Diệp lục giảm, carotenoit tăng lên. Câu 32: Trinh sản ở một số côn trùng rất giống với kiểu sinh sản nào của thực vật? A. Sinh sản bằng hạt. B. Sinh sản sinh dưỡng. C. Sinh sản bằng bào tử. D. Sinh sản bằng cách phân chia đơn giản. Câu 33: Cơ quan chỉ huy về sự điều hòa sinh sản ở động vật là: A. Tuyến giáp. B. Vùng dưới đồi. C. Tuyến yên. D. Tuyến sinh dục. HẾT Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào. Giám thị không giải thích gì thêm. 01 12 23 02 13 24 03 14 25 04 15 26 05 16 27 06 17 28 07 18 29 08 19 30 09 20 31 10 21 32 11 22 33 MÃ ĐỀ 132: 1.C 2.C 3.D 4.A 5.B 6.D 7.B 8.C 9.A 10.A 11.D 12.C 13.D 14.B 15.D 16.B 17.A 18.C 19.B 20.A 21.D 22.B 23.A 24.B 25.A 26.D 27.C 28.A 29.B 30.C 31.D 32.C 33.B Trang 3/3 - Mã đề thi 132 . THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Chọn và bôi đen đáp án đúng trong các. lên. Câu 32: Trinh sản ở một số côn trùng rất giống với kiểu sinh sản nào của thực vật? A. Sinh sản bằng hạt. B. Sinh sản sinh dưỡng. C. Sinh sản bằng bào tử. D. Sinh sản bằng cách phân chia. 12 23 02 13 24 03 14 25 04 15 26 05 16 27 06 17 28 07 18 29 08 19 30 09 20 31 10 21 32 11 22 33 MÃ ĐỀ 132: 1.C 2.C 3.D 4.A 5. B 6.D 7.B 8.C 9.A 10.A 11. D 12.C 13.D 14.B 15. D 16.B 17.A 18.C 19.B