1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

PHỒNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 3) pps

5 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 169,15 KB

Nội dung

PHỒNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 3) V. Tiến triển và biến chứng: Một túi phồng động mạch nếu không được điều trị thì luôn luôn có xu hướng phát triển to lên dần và dẫn đến các biến chứng: + Vỡ túi phồng: là biến chứng nguy hiểm và luôn luôn có nguy cơ xảy ra. Túi phồng càng ở đoạn động mạch gần tim thì mức độ cấp tính và đe doạ tính mạng bệnh nhân của biến chứng vỡ túi phồng càng nặng. + Chèn ép các cơ quan xung quanh: mức độ chèn ép tăng dần vì khối phồng ngày càng to ra. Ngoài việc ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan xung quanh, sự chèn ép của khối phồng còn làm thiếu máu nuôi dưỡng vùng tổ chức phía ngoại vi của khối phồng. + Nhiễm khuẩn: khối phồng bị nhiễm khuẩn có thể gây biến chứng vỡ khối phồng đột ngột. + Tắc mạch phía ngoại vi: do cục máu đông trong túi phồng bị tách ra và theo dòng máu động mạch đến gây tắc các động mạch ở phía ngoại vi khối phồng. VI. Điều trị ngoại khoa: 1. Phồng động mạch chủ ngực: Phải mổ dưới máy tim phổi nhân tạo. Phương pháp phẫu thuật thường dùng là cắt bỏ khối phồng và ghép mạch (dùng đoạn động mạch nhân tạo). a) Chỉ định mổ: + Các phồng động mạch đã biểu hiện triệu chứng hoặc to ra nhanh. + Các phồng động mạch có đường kính trên 6 cm. + Phồng lóc động mạch. b) Phương pháp vô cảm: Phải mổ dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (dùng máy tim phổi nhân tạo). c) Đường mổ: + Phồng động mạch chủ ngực đoạn lên và đoạn ngang: thường mở ngực bằng đường dọc giữa xương ức. + Phồng động mạch chủ ngực đoạn xuống và đoạn nối tiếp ngực- bụng: thường dùng đường mở ngực sau-bên ở bên trái. d) Phương pháp mổ: Thường dùng phương pháp cắt bỏ khối phồng động mạch và ghép mạch bằng một đoạn động mạch nhân tạo. + Nếu phồng ở đoạn động lên của động mạch chủ ngực: Dùng một đoạn động mạch nhân tạo để ghép, nhưng nếu phồng ở sát gốc động mạch chủ (thường làm hở cả van động mạch chủ và ảnh hưởng đến cấp máu của các động mạch vành) thì có thể phải tiến hành cả thay van động mạch chủ. + Nếu phồng ở đoạn ngang của động mạch chủ: có thể tiến hành: - Khi cắt bỏ khối phồng thì để lại chỏm khối phồng nơi có lỗ của các động mạch cánh tay đầu, động mạch cảnh gốc trái và động mạch dưới đòn trái. Sau khi dùng một đoạn mạch nhân tạo để ghép vào động mạch chủ thì ghép chỏm này vào đoạn động mạch nhân tạo đó. - Dùng đoạn động mạch nhân tạo có sẵn các nhánh (để nối vào các nhánh động mạch cánh tay đầu, động mạch cảnh gốc trái và động mạch dưới đòn trái) sau khi đã cắt bỏ khối phồng. + Nếu phồng ở đoạn xuống của động mạch chủ: Dùng một đoạn động mạch nhân tạo để ghép như thông thường. + Nếu phồng ở đoạn cuối của động mạch chủ ngực và đoạn đầu của động mạch chủ bụng (nơi có nhiều nhánh cho các tạng trong ổ bụng): có thể tiến hành: - Dùng một đoạn mạch nhân tạo để ghép sau khi đã cắt bỏ khối phồng. Tiếp đó nối tận-bên các nhánh động mạch tạng quan trọng vào đoạn ghép đó. - Khi cắt bỏ khối phồng thì để lại một mảng thành động mạch nơi có các nhánh tạng chính của động mạch chủ bụng. Sau khi dùng một đoạn mạch nhân tạo để ghép vào động mạch chủ bụng thì tiến hành ghép mảng động mạch có mang những nhánh tạng đó vào đoạn mạch nhân tạo này. 2. Phồng động mạch chủ bụng: a) Chỉ định mổ: Mọi phồng động mạch chủ bụng dù kích thước nhỏ cũng phải được theo dõi bằng Siêu âm hay CT 6 tháng một lần, các phồng động mạch chủ bụng kích thước to thì phải được theo dõi sát hơn. Chỉ định mổ nói chung là: + Mọi phồng động mạch đã có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. + Mọi phồng động mạch có kích thước > 5 cm hoặc có đường kính khối phồng tăng lên hơn 0,5 cm/năm. + Các phồng động mạch hình túi ( thường bị bội nhiễm gây vỡ túi phồng đột ngột ). . khối phồng động mạch và ghép mạch bằng một đoạn động mạch nhân tạo. + Nếu phồng ở đoạn động lên của động mạch chủ ngực: Dùng một đoạn động mạch nhân tạo để ghép, nhưng nếu phồng ở sát gốc động. khối phồng thì để lại chỏm khối phồng nơi có lỗ của các động mạch cánh tay đầu, động mạch cảnh gốc trái và động mạch dưới đòn trái. Sau khi dùng một đoạn mạch nhân tạo để ghép vào động mạch. khối phồng. + Nếu phồng ở đoạn xuống của động mạch chủ: Dùng một đoạn động mạch nhân tạo để ghép như thông thường. + Nếu phồng ở đoạn cuối của động mạch chủ ngực và đoạn đầu của động mạch

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN