ÐỘNG KINH (Kỳ 3) ppsx

5 150 0
ÐỘNG KINH (Kỳ 3) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÐỘNG KINH (Kỳ 3) 2. Cận lâm sàng: 2.1. Ðiện não đồ: Giúp xác định động kinh, loại cơn, vị trí ở động kinh. Tuy nhiên điện não đồ bình thường không loại được động kinh, ngược lại 10-15% người bình thường có bất thường điện não không bao giờ lên cơn. Gibbs và Lennox mô tả 3 loại cơn điển hình: - Ðộng kinh cơn bé: sóng biên độ cao đỉnh tròn, tần số 3 chu kỳ giây đi kèm nhọn gọi là nhọn - sóng, đồng thời trên tất cả đạo trình. - Ðộng kinh cơn lớn: trước cơn một vài giây xuất hiện rải rác sóng chậm biên độ thấp rồi chuyển nhanh thành các nhọn, gai biên độ cao, tần số nhanh trên tất cả các kênh tương ứng với giai đoạn co cứng cơ. Sau 10-30 giây các gai tạo thành gai - sóng chậm tương ứng giai đoạn co giật; sau đó tần số gai giảm lần và số lượng sóng chậm nhiều lên ban đầu sóng chậm 3 chu kì giây sau đó 1 chu kì giây tương ứng giai đoạn doãi cơ. - Ðộng kinh cục bộ phức tạp (động kinh thái dương, tâm thần - vận động). Biểu hiện bằng các sóng chậm, điện thế cao đỉnh vuông, tần số 2-4 chu kỳ giây. Xen kẽ với sóng nhanh biên độ thấp (do cử động). Loại động kinh này ghi rõ khi ngủ. Ngoài cơn có nhọn 2 pha, 3 pha ở vùng thái dương với biên độ cao. Có khi phải kích thích để bộc lộ cơn động kinh trên điện não bằng thở sâu, kích thích ánh sáng, tiếng động, ngủ tự nhiên, 2.2. Các xét nghiệm khác: Tìm nguyên nhân như chụp phim sọ, chụp động mạch não, glucoza máu, điện giải đồ, dịch não tủy, chụp não cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ não VI. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng và điện não. 2. Chẩn đoán phân biệt: 2.1. Cơn Hysterie: Thường xảy ra trước đông người, cơn kéo dài, hai mí mắt nhắm nhưng nhấp nháy, không hôn mê, sắc mặt không thay đổi, không cắn phải lưỡi, không tiểu dầm, cơn giật hỗn độn không thành nhịp. Khám thần kinh bình thường. Một kích thích đột ngột mạnh làm hết cơn. Sau cơn nhớ những gì đã xảy ra. Ðiện não bình thường. Có thể có hysterie - động kinh. 2.2. Hạ glucose máu: Ðói bụng, cồn cào, toát mồ hôi, co giật, hôn mê. Glucose máu hạ, tỉnh nhanh khi tiêm glucose ưu trương tĩnh mạch. 2.3. Thiếu năng tuần hoàn não: Tai biến mạch máu não tạm thời, đột ngột, nói khó, rối loạn cảm giác, yếu nửa người, cơn kéo dài hơn động kinh, bệnh nhân thường tỉnh táo. 2.4. Cơn ngất: Trước cơn thường có chóng mặt, hạ huyết áp. 2.5. Sốt cao, co giật ở trẻ em: Đó là cơn co giật không phải bệnh động kinh, nhưng lặp lại là cơ thể bị động kinh về sau. VII. DIỄN BIẾN Thay đổi tùy theo thể, nguyên nhân, tổn thương não bộ hay ảnh hưởng đến não bộ. Ðộng kinh ở trẻ 8-10 tuổi diễn biến tốt hơn ở người lớn vì ở người lớn thường có tổn thương thực thể ở não nên rối loạn tâm thần sớm hơn. Có 5 loại diễn biến sau: - Tăng tính chất và cường độ cơn, vì vậy phải đếm số cơn. - Cơn từ ban ngày chuyển sang ban đêm thì nguy hiểm và nặng, vì khi lên cơn không ai biết. - Chuyển thể lâm sàng: Lúc đầu cơn nhỏ khi trưởng thành lại cơn lớn, cục bộ thành toàn bộ hóa là nặng hơn. Hoặc tăng nhịp điệu của cơn thành hai thể động kinh liên tục hoặc trạng thái động kinh, dẫn đến mê, phù não, rối loạn thần kinh thực vật. - Xuất hiện triệu chứng khu trú ngay sau cơn: thấy dấu khu trú điều này quan trọng để phát hiện động kinh cục bộ toàn bộ hóa. Nên ngay sau cơn phải khám thần kinh kỹ để phát hiện được tổn thương khu trú. - Có những thay đổi về tâm thần, sa sút trí tuệ. . ÐỘNG KINH (Kỳ 3) 2. Cận lâm sàng: 2.1. Ðiện não đồ: Giúp xác định động kinh, loại cơn, vị trí ở động kinh. Tuy nhiên điện não đồ bình thường không loại được động kinh, ngược. loại cơn điển hình: - Ðộng kinh cơn bé: sóng biên độ cao đỉnh tròn, tần số 3 chu kỳ giây đi kèm nhọn gọi là nhọn - sóng, đồng thời trên tất cả đạo trình. - Ðộng kinh cơn lớn: trước cơn. đầu sóng chậm 3 chu kì giây sau đó 1 chu kì giây tương ứng giai đoạn doãi cơ. - Ðộng kinh cục bộ phức tạp (động kinh thái dương, tâm thần - vận động). Biểu hiện bằng các sóng chậm, điện thế cao

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan