1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Một số bệnh tuyến vú lành tính (Kỳ 2) pdf

5 451 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 173,82 KB

Nội dung

Một số bệnh tuyến vú lành tính (Kỳ 2) c) Điều trị: Có chỉ định mổ cắt bỏ các tuyến vú phụ vì: + Có ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. + Gây những khó chịu nhất định cho bệnh nhân: đau theo kỳ kinh, có thể bị các bệnh lý khác giống như các tuyến vú thông thường (viêm, Ung thư ). + Cắt bỏ Tuến vú phụ không hại gì đến sức khoẻ nói chung. 2. Bệnh phì đại tuyến vú Nam giới (Gynecomastia): a) Đại cương: Phì đại tuyến vú Nam giới là một bệnh hay gặp (khoảng 70% Nam giới tuổi dậy thì có phì đại tuyến vú và 30% Nam giới trên 40 tuổi có biểu hiện tổ chức tuyến vú to ra và có thể sờ thấy đôi chút). b) Mô bệnh học: + Các Phì đại tuyến vú Nam giới mới và điển hình cho thấy tuyến vú to ra bởi có rất nhiều các ống tuyến nhỏ được bao bọc bởi tổ chức liên kết lỏng lẻo. + Các phì đại tuyến vú Nam giới đã lâu (vài năm) thì thấy các cấu trúc ống tuyến không rõ nằm trên nền tổ chức đệm phát triển xơ và dày đặc chất Hyalin. c) Nguyên nhân, Bệnh sinh: + Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh Phì đại tuyến vú nam giới là tình trạng mất cân bằng giữa Estrogen và Androgen trong tác động đối với tuyến vú, trong đó tác động của Estrogen tăng lên (tương đối hay tuyệt đối) và hoạt động chức năng của Androgen bị giảm xuống. Dưới tác dụng ưu thế của Estrogen, các tế bào biểu mô tuyếnvú phát triển mạnh dẫn đến tình trạng phì đại tuyến vú Nam giới. + Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng nói trên có thể là: - Estrogen từ mẹ qua nhau thai vào cơ thể con: gây Phì đại tuyến vú ở trẻ sơ sinh. - Mất cân bằng tạm thời Estrogen/Androgen ở tuổi dậy thì: thường xuát hiện ở quãng tuổi 12-15, tự giảm và mất dần khi bé nam lớn lên. - Dùng thuốc: nhiều loại thuốc có tác dụng gây Phì đại tuyến vú như: Spironolactone, Estrogen, Digitalis, Androgen, Gonadotropin, Cimetidine, Flutamide, Mitotane, Methyldopa, Isoniazid, Phenothiazine, Amphetamine, Diethylpropion, Reserpine, Diazepam, Cần sa và các thuốc gây độc tế bào. - Một số bệnh lý khác trong cơ thể: Xơ gan, Nhiễm độc giáp, Suy thận mãn, Ung thư (Tinh hoàn, Tuyến thượng thận ), Hội chứng Klinefelter, Nhược năng sinh dục - Không rõ căn nguyên. d) Triệu chứng chẩn đoán: + Xuất hiện tuyến vú to ra (thường một bên, nhưng có khi cả hai bên), có cảm giác đau, căng và tức nhẹ trong tuyến vú. + Khám tuyến vú: - Thường to một vú, đôi khi có to cả hai vú nhưng không đều nhau. - Tuyến vú to ra lan tỏa, da trên tuyến vú và núm vú không có gì thay đổi, mật độ thường chắc (nhất là khi bị đã lâu) và đàn hôì, ranh giới tương đối rõ, di động tốt so với tổ chức da phía trên và cơ ngực lớn phía dưới, ấn đau tức nhẹ. + Chọc sinh thiết hút tế bào bằng kim nhỏ: tiến hành khi có nghi ngờ Ung thư tuyến vú. + Trong quá trình thăm khám cần chú ý: - Tìm hiểu kỹ tiền sử dùng thuốc. - Nhiều khi Phì đại tuyến vú Nam giới là dấu hiệu đầu tiên của một U tinh hoàn hoặc Tuyến thượng thận. e) Điều trị: + Điều trị nội khoa: - Trong nhiều trường hợp, nhất là với các Phì đại tuyến vú Nam giới có thời gian bệnh chưa lâu thì điều trị nội khoa là chủ yếu. - Điều trị nội khoa bao gồm: * Điều chỉnh và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh đối với từng trường hợp cụ thể: ngừng dùng các thuốc gây phì đại tuyến vú, điều trị tốt các bệnh khác trong cơ thể có liên quan (xơ gan, cường giáp, nhược năng sinh dục ), theo dõi và không cần điều trị gì đối với Phì đại tuyến vú trẻ sơ sinh hay Phì đại tuyến vú tuổi dậy thì * Thuốc kháng Estrogen (Tamoxifen), tăng cường Androgen (Testosteron): hiệu quả điều trị còn chưa được đánh giá một cách thống nhất do đó chưa được dùng phổ biến. + Điều trị ngoại khoa: - Chỉ định: * Bệnh đã diễn biến lâu ngày, tổ chức tuyến vú đã có những biến đổi nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa. * Phì đại tuyến vú ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của bệnh nhân. - Phương pháp phẫu thuật: Rạch da đường vòng cung phía dưới-ngoài tuyến vú theo nếp dưới vú và bờ ngoài cơ ngực lớn. Bóc tách cắt bỏ tuyến vú phì đại, để lại da trên tuyến vú và núm vú nhằm giữ được thẩm mỹ cho bệnh nhân. . Một số bệnh tuyến vú lành tính (Kỳ 2) c) Điều trị: Có chỉ định mổ cắt bỏ các tuyến vú phụ vì: + Có ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. + Gây những khó chịu nhất định cho bệnh. + Xuất hiện tuyến vú to ra (thường một bên, nhưng có khi cả hai bên), có cảm giác đau, căng và tức nhẹ trong tuyến vú. + Khám tuyến vú: - Thường to một vú, đôi khi có to cả hai vú nhưng không. vòng cung phía dưới-ngoài tuyến vú theo nếp dưới vú và bờ ngoài cơ ngực lớn. Bóc tách cắt bỏ tuyến vú phì đại, để lại da trên tuyến vú và núm vú nhằm giữ được thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN