1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đối mặt với những khó chịu của thai kỳ doc

13 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 222,01 KB

Nội dung

Đối mặt với những khó chịu của thai kỳ Ốm nghén, khó ăn, mất ngủ, đau lưng nhức mỏi…là các triệu chứng mà các thai phụ thường hay gặp. Những rắc rối này là nguyên nhân khiến nhiều chị em thay tâm đổi tính khi mang bầu, suy nhược cơ thể, chán nản và có lúc muốn trút bỏ “cái bầu tâm sự”. Ốm nghén – triệu chứng điển hình Ốm nghén là giai đoạn khổ sở nhất của các thai phụ. Mỗi người một biểu hiện như sợ mùi tanh, sợ cá, khó ăn, ói ụa, mệt mỏi rã rời, tự dưng không ăn được một Có bao điều khó chịu đến với một bà bầu, nhưng vì con yêu những bà mẹ vượt qua tất cả. món nào đó, mặt mũi xanh xao, biếng ăn khó ngủ… Cảm giác dễ sợ nhất vẫn là bị ói ụa (nôn, buồn nôn), triệu chứng này xảy ra bất kỳ và có thể liên tục trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, có thể hạn chế việc ói ụa, nôn mửa bằng cách: - Trước khi đi ngủ, hãy vệ sinh răng miệng thật sạch. Sáng thức dậy nên ăn ít thức ăn có vị gừng như mứt gừng, mứt dẻo có gừng, uống trà gừng… Khoảng 30 phút sau ăn mới đánh răng. - Khi ốm nghén, chị em cần được chăm sóc nghỉ ngơi, được an ủi động viên thật nhiều từ người thân, và nhất là ông xã. Ăn uống – theo ước muốn người khác Khi mang thai, chuyện ăn uống không do chị em tự quyết định mà do ông bà nội, ông bà ngoại, cha đứa bé, thậm chí cô dì chú bác của đứa bé cũng tham gia lên thực đơn để tẩm bổ cho thai phụ, vì lúc này đang được quan tâm nhiều nhất, chị em phải ăn, uống tất cả những gì được cho là tốt cho em bé dù thích hay không. Điều này trở thành một áp lực khiến nhiều chị em khó chịu! Để cảm thấy thoải mái chị em hãy suy nghĩ “có thương yêu hai mẹ con mọi người mới xúm vào ép ăn ép uống như vậy”. Hãy vui vẻ ăn uống vì nhóc con thân yêu, hoặc có thể chọn lựa, yêu cầu những món ăn mình thích! Quan hệ vợ chồng – đè nén cảm xúc Khi mang thai, hai ba tháng đầu vì sợ động thai nên vợ chồng thường kiêng cữ gần gũi. Những tháng sau, có gần gũi tâm lý cũng không thoải mái vì sợ ảnh hưởng đến bào thai. Nhiều chị em chỉ muốn chiều chồng để bảo toàn hạnh phúc nên cũng bị áp lực về cảm xúc. Nhiều trường hợp bị đau hay ra máu nơi vùng kín khi yêu đương cũng khiến chị em ngại ngần hoặc mất dần ham muốn. Là vợ chồng cần có sinh hoạt gối chăn để giữ hạnh phúc gia đình, tốt nhất nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa thời gian kiêng cữ và những tư thế thích hợp trong quan hệ, còn lại, chị em hãy thoải mái với cảm xúc của mình. Và nếu có hiện tượng bất thường nên dừng lại ngay và nhanh chóng đến để bác sĩ kiểm tra. Bầu ngực vĩ đại Khi mang thai, kích cỡ ngực chị em sẽ tăng lên một cách đáng ngạc nhiên. Việc này có thể khiến thai phụ có thể bị khó thở, căng tức ngực, nóng nực, đổ nhiều mồ hôi… Nên chú ý thay đổi kích cỡ áo ngực cho phù hợp. Chọn loại được làm từ cotton mềm mại, thiết kế nhẹ nhàng không gây chèn ép ngực. Mỗi ngày nên dành ít phút mát-xa vùng ngực để xoa dịu cảm giác căng tức. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng kem chống rạn da, hiện tượng này thường xuất hiện khi thai phụ tăng cân quá nhanh, nếu vết rạn chảy máu, gây đau rát, hoặc sốt nên đi khám ngay. Đồ bầu – cảm giác thiếu tự tin Có bầu thì phải mặc đồ bầu, đó là điều tự nhiên, tuy nhiên sự thay đổi này khiến nhiều chị em mất tự tin.Vì thế, nhiều chị em dù đã nhìn thấy bụng vẫn duy trì cách ăn mặc như cũ khiến cho thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Thực tế, bây giờ có nhiều trang phục dành cho bà bầu ở nhà và công sở rất đẹp, hợp thời trang. Chị em chỉ cần chọn trang phục phù hợp với túi tiền và công việc của mình. Khi mang thai, nhất là những tháng cuối, không nên mang giày cao gót vì sẽ ảnh hưởng đến lòng bàn chân và những khớp nối, nó cũng góp phần khiến chị em đau lưng cũng như dễ gây chấn thương khi phải đi lại nhiều. Tốt nhất nên mang giày dép đế bằng rộng rãi thoải mái. Cần thay đổi cỡ giày dép liên tục cho phù hợp với sự thay đổi kích cỡ chân khi có thai. Hiệu quả làm việc có thể giảm sút Thời kỳ mang thai thường khiến chị em thay tâm đổi tính tình ít nhiều. Cộng với áp lực công việc nên nhiều người trở nên nóng nảy cộc tính nên dễ va chạm với đồng nghiệp, khách hàng trong giao tiếp. Trường hợp này chị em cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, đúng giờ để giữ gìn sức khỏe. Đối với công việc nên có giấy ghi chú những việc sẽ làm của từng ngày với thời gian cụ thể. Với bạn bè, họ hàng – cảm giác xa cách Từ khi mang thai đến lúc sinh nở việc gặp gỡ bạn bè, họ hàng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Điều này khiến chị em có cảm giác bị mất thông tin, bị tách ra khỏi những mối quan hệ gần gũi quen thuộc trong cuộc sống. Hãy nhớ, bạn có trong tay nhiều phương tiện liên lạc hiện đại. Có thể gọi điện hỏi thăm hoặc gặp nhau trên mạng để chat, nhất là trao đổi thu thập thông tin với những người đã có kinh nghiệm ít nhiều khi “vượt cạn”. Giấc ngủ khó khăn Chị em mang thai thường có cảm giác có thể ngồi đâu ngủ đó. Nhưng vào những tháng cuối thai kỳ, giấc ngủ không đến với các thai phụ dễ dàng như thế. Sức nặng của cơ thể khi mang thai khiến họ không thể có được tư thế nằm ngủ thoải mái. Chị em thường phải nằm nghiêng cả đêm để ngủ vì nằm ngửa vừa khó ngủ vừa không tốt cho thai nhi, tốt nhất nên nằm ở tư thế thích hợp và thoải mái cho mình. Tuy nhiên, thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để thai nhi không chèn ép hệ thống tĩnh mạch chủ dưới khiến máu dễ lưu thông. Lúc nào cũng cảm thấy uể oải Đây là cảm giác mà bất cứ thai phụ nào cũng có. Mang thai và bị mệt mỏi đôi khi là do thiếu máu, thiếu sắt, thiếu canxi nên cần chú ý uống bổ sung các viên bổ sung đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần phải ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ, có thể tập thể dục nhẹ nhàng tuỳ theo thời kì thai nghén. Mắc tiểu liên tục Vì thai nhi phát triển lấn ép bàng quang khiến chị em mắc tiểu liên tục. Ở nhà thì không sao nhưng nếu đang làm việc mà ít phút lại phải “giải toả” sẽ rất bất tiện. Trong tình huống này chị em nên mặc quần lót thoải mái, dùng loại băng vệ sinh hằng ngày. Nếu bị đau rát khi đi tiểu, rất có thể bạn bị viêm đường tiết niệu, cần đến bác sĩ để khám ngay. [...]... các triệu chứng thường gặp cho bác sĩ sản khoa Sưng, chảy máu nướu răng Nhiều chị em khi mang thai cũng gặp tình trạng này Nên kiểm tra răng miệng định kỳ và vệ sinh răng miệng ít nhất ngày 2 lần/ngày Phù chân tay Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai phụ thường phải chịu tình trạng chân tay bị phù nề khó chịu Không nên ăn quá mặn, cần uống nhiều nước lọc và nước trái cây Gác cao chân khi nằm Thường...Nhức đầu chóng mặt Trong ba tháng cuối thai kỳ rất dễ bị nhức đầu, chóng mặt Nếu bị nhức đầu chóng mặt vì đứng lên ngồi xuống đột ngột, vì vận động nhiều chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp đầu một lúc là khỏi Không nên tự ý uống thuốc giảm đau và cần phải loại trừ nhức đầu do tăng huyết áp trong thai kỳ hay không bằng cách khám thai định kỳ và thông báo các triệu chứng thường gặp... mọi thai phụ đều bị cảnh chuột rút, đau lưng, nhất là vào ban đêm, khi duỗi chân tay hay thay đổi tư thế Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ đều đặn mỗi ngày Không nên ngồi, nằm quá lâu ở một tư thế Tìm tập một bài tập lưng phù hợp và chú ý bổ sung đầy đủ canxi theo hướng dẫn Cuối cùng, để có một đứa bé khỏe mạnh, phát triển tốt cả về tâm thần lẫn thể chất, ngoài những điều cần quan tâm như trên, mọi thai. .. hướng dẫn Cuối cùng, để có một đứa bé khỏe mạnh, phát triển tốt cả về tâm thần lẫn thể chất, ngoài những điều cần quan tâm như trên, mọi thai phụ cần giữ cho tinh thần thật thoải mái, vui vẻ,chan hòa với cộng đồng chung quanh . Đối mặt với những khó chịu của thai kỳ Ốm nghén, khó ăn, mất ngủ, đau lưng nhức mỏi…là các triệu chứng mà các thai phụ thường hay gặp. Những rắc rối này là nguyên. răng miệng định kỳ và vệ sinh răng miệng ít nhất ngày 2 lần/ngày. Phù chân tay Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai phụ thường phải chịu tình trạng chân tay bị phù nề khó chịu. Không. thông tin với những người đã có kinh nghiệm ít nhiều khi “vượt cạn”. Giấc ngủ khó khăn Chị em mang thai thường có cảm giác có thể ngồi đâu ngủ đó. Nhưng vào những tháng cuối thai kỳ, giấc

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN