1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Viêm mũi (Kỳ 1) potx

5 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 228,36 KB

Nội dung

Viêm mũi (Kỳ 1) 1. Giải phẫu và sinh lý mũi. 1.1. Giải phẫu mũi: Gồm có tháp mũi và hốc mũi. Tháp mũi: như một mái che kín hốc mũi, có khung là xương chính mũi, ngành lên xương hàm trên, sụn cánh mũi và sụn uốn quanh lỗ mũi. Hốc mũi: vách ngăn chia hốc mũi thành hốc mũi phải và hốc mũi trái, là hai khoảng thông từ trước ra sau. Phía trước có hai lỗ mũi, phía sau có hai cửa mũi sau. Mỗi hốc mũi có 4 thành: - Thành trên: là trần của hốc mũi, ngăn cách hốc mũi với sọ não. - Thành dưới: là sàn mũi, ngăn cách mũi với miệng. - Thành trong: hay là vách ngăn mũi là một vách thẳng đi từ trần mũi xuống sàn mũi và chạy dọc từ trước ra sau ngăn mũi thành hai hốc mũi phải và trái. Các mạch máu của vách ngăn mũi đều chạy tới tập trung ở vùng trước dưới của niêm mạc vách ngăn mũi, tạo thành một vùng có nhiều mạch máu gọi là điểm mạch, nơi thường xảy ra chảy máu mũi. - Thành ngoài: là thành quan trọng hơn cả. Thành ngoài có 3 xương uốn cong còn gọi xương xoăn theo thứ tự trên, giữa, dưới. Ba xương xoăn được mang tên: xương xoăn trên, xương xoăn giữa và xương xoăn dưới. Mỗi một xương xoăn hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi.Tên của ngách mũi được gọi theo tên của xương xoăn tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưới. Ngách mũi dưới ở đầu có lỗ thông của ống lệ tỵ, ống này từ túi lệ xuống. Ngách mũi giữa là nơi thông ra hốc mũi của các xoang hàm, sàng trước và xoang trán. Ngách mũi trên là nơi thông ra hốc mũi của các xoang sàng sau, còn xoang bướm có lỗ thông trực tiếp ra phần trên và sau của hốc mũi. Loa vòi ở cách đuôi xương xoăn giữa hơn 1cm vào phía sau và hơi chếch xuống dưới. Sau đuôi xương xoăn trên có lỗ bướm khẩu cái, ở đó thoát ra động mạch bướm khẩu cái và dây thần kinh bướm khẩu cái (nhánh mũi). Từ lưng xương xoăn giữa trở lên niêm mạc mũi chứa những tế bào khứu giác. 1.2. Sinh lý mũi. Mũi có chức năng: hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Hô hấp: là chức năng chính, thành bên của hốc mũi giữ vai trò cơ bản trong trong sinh lý thở vào. Mũi làm ấm, ẩm và làm sạch không khí thực hiện đư- ợc là nhờ niêm mạc mũi, có hệ thống niêm mạc biểu mô trụ đơn có lông chuyển với các tế bào tiết, với cấu trúc rất giàu mạch máu. Lớp nhầy này bắt giữ các vật lạ để lớp tế bào lông chuyển ra phía sau mũi với nhịp độ từ 400 đến 800 nhịp/1 phút. Hệ thống màng nhầy này hoạt động rất hiệu quả, nó bảo vệ lớp biếu mô của mũi tuy nhiên cũng dễ bị ảnh hưởng do viêm nhiễm, độ ẩm, hoá học, bụi, vi sinh, vi khuẩn, nấm mốc Hệ thống tế bào ở hạ niêm mạc, sản sinh ra các thực bào và dịch thể niễn dịch như các loại IgG, IgA, IgM Ngửi: được thực hiện bởi niêm mạc ngửi nằm ở phần cao của hốc mũi, với các tế bào thần kính cảm giác và đầu tận của thần kinh khứu giác, trên diện tích 2- 3cm còn gọi là điểm vàng. Để ngửi được không khí phải đến được vùng ngửi. Các chất có mùi phải được hoà tan trong lớp màng nhầy trên tế bào cảm giác thì mới tạo được kích thích tới dây thần kinh khứu giác. Phát âm: mũi cấu thành một số âm gọi là âm mũi. 2. Viêm mũi cấp tính. Viêm mũi cấp tính là một trong những bệnh thường xuyên của đường hô hấp trên. Nó thường xảy ra độc lập hoặc phối hợp với một số bệnh nhiễm trùng cấp tính khác. 2.1. Bệnh nguyên và bệnh sinh. - Cơ chế thần kinh, phản xạ là cơ sở của viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc mũi. Viêm mũi cấp tính thường là biểu hiện phản ứng của cơ thể khi gặp lạnh nói chung hoặc lạnh tại chỗ ở mũi. Tính thụ cảm với lạnh phụ thuộc vào sự rèn luyện của cơ thể với nhiệt độ thấp và thay đổi, đồng thời phụ thuộc sức đề kháng của cơ thể do mắc các bệnh có vi khuẩn gây bệnh thường khu trú trong miệng, mũi, họng. - Ngoài ra các yếu tố gây nhiễm trùng có thể từ ngoài vào hốc mũi hoặc bằng đường máu nhất là viêm mũi trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính như: cúm, sởi, bạch hầu - Viêm mũi cấp tính còn gặp sau tổn thương niêm mạc mũi như: dị vật, đốt cuốn nhất là đốt côte điện. - Nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất, tác động của bụi, khói, than bụi kim loại trong không khí, các loại hơi axit và một số hoá chất khác. . Viêm mũi (Kỳ 1) 1. Giải phẫu và sinh lý mũi. 1.1. Giải phẫu mũi: Gồm có tháp mũi và hốc mũi. Tháp mũi: như một mái che kín hốc mũi, có khung là xương chính mũi, ngành lên. cánh mũi và sụn uốn quanh lỗ mũi. Hốc mũi: vách ngăn chia hốc mũi thành hốc mũi phải và hốc mũi trái, là hai khoảng thông từ trước ra sau. Phía trước có hai lỗ mũi, phía sau có hai cửa mũi sau ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi được gọi theo tên của xương xoăn tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưới. Ngách mũi dưới ở đầu

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20