SKKN: Mầm non

6 6.5K 3
SKKN: Mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP I. Đặt vấn đề: Rèn luyện nề nếp cho các chấu mẫu giáo là mục đích quan trọng nhất của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng nề nếp sống văn minh, góp phần hình thành ở trẻ nhân cách của một con người có văn hóa sau này. Trong khi dạy trẻ ở độ tuổi nhỡ, bé, tôi đã gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân các cháu nhận thức còn khác nhau được ghép trong một lớp để cùng nhau hoạt động, tạo nên môi trường giáo dục nhiều chiều, nề nếp lớp dưới môi trường nhiều loại tình huống và hoạt động có thứ bậc cao, bậc thấp khác nhau, nhưng làm sao từng trẻ vẫn chủ động và tích cực tham gia đồng bộ các hoạt động. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do người lớn chưa làm gương nên trẻ bắt chước theo. II. Cơ sở lí luận: Đặt biệt, muốn cho trẻ được phát triển toàn diện và tích cực hoạt động, học tập tốt, đạt kết quả cao. Để khắc phục những khó khăn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài ngiên cứu. III. Cơ sở thực tiễn : 1. Thuận lợi: - Đa số các cháu đều thích đến lớp. - Trẻ ham thích trong các hoạt động. - Có trí tò mò, ham học hỏi. 2. Khó khăn: - Nhiều trẻ lần đầu đến lớp còn khóc. - Trẻ sống ở môi trường tự do - Chưa có tính tập thể. - Cháu còn rụt rè, sợ sệt. - Trẻ hiếu động, chưa tập trung trong các hoạt động. IV. Nội dung nghiên cứu: 1. Biệp pháp 1 : Tự rèn luyện nề nếp: Muốn cho trẻ có nề nếp tốt trong học tập, trong các hoạt động của lớp, trước tiên, cô giáo phải là tấm gương soi sáng choa các cháu, có ý thức rèn luyện bản thân, sử dụng phương pháp giáo dục tình cảm nhẹ nhàng, gần gũi, không áp đặt, quát nạt trẻ, đảm bảo sự công bằng, quan tâm đến mọi trẻ, xử lí khéo léo các tình huống, không khí lớp đầm ấm, vui vẻ. Từ đó, tối đã rèn luyện mình như sau: Tôi tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu quan tâm đến hướng dẫn, giáo dục tâm lí; chăm sóc, giáo dục trẻ; phát triển tư duy, nội tâm trẻ. 2. Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác thơ, ca dao chuyện kể: Tôi sưu tầm nhiều câu thơ, ca dao, chuyện kể có nội dung giáo dục trẻ về đạo đức,nề nếp lớp. Một số bài thơ tiêu biểu như: GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 1 SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp THẦY CÔ VÀO LỚP Thầy cô vào lớp, Nhớ đứng dậy chào, Đừng làm ồn ào, Khi nghe cô dạy, Lúc nào muốn nói, Em nhớ giơ tay, Ngồi viết cho ngay, Lệch vai xấu lắm. NGỒI NGAY Ngồi ngay để tay lên đùi, Hai chân khép lại Lưng dựa vào ghế Mắt nhìn lên cao. GIỜ CHƠI ĐÃ HẾN RỒI Giờ chơi đã hết rồi Nhanh tay cất đồ chơi Nhanh tay lên bạn nhé Cất đồ chơi đi nào. THẲNG Đứng thẳng nom chững chạc Ngồi thảng không gù lưng Thướt kẻ thẳng không cong Hàng chữ thẳng rất đẹp Người thật bụng thật lòng Bao giờ cũng ngay thẳng. VÈ LỚP CHÁU Nghe vẻ nghe ve Nghe vè lớp cháu Các bạn trong lớp Đều yêu thương nhau Bạn lớn anh cả Bé nhỏ em út cô giáo mẹ hiền Yêu thương đoàn kết Anh chị nhương em Đồ dùng đồ chơi Bạn ngã bạn nâng Bạn ngã bạn nâng Là vè lớp cháu GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 2 SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp + Kể cháu nghe chuyện “Thỏ Ngọc” Nội dung câu chuyện giáo dục trẻ thói quan giữ gìn vệ sinh cá nhân. 3. Biệp pháp 3: Rèn luyện nề nếp thông qua hoạt động chung Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa - chính thức hóa kiến thức cho trẻ thu nhận từ nhiều thông tin khác nhau với hoạt động này “Rèn luyện nề nếp” để trẻ có thói quan học tập tốt, tôi chuẩn bị rất kĩ và xác định đây là hoạt động động chính giúp trẻ nhận thức đúng về nề nếp, thói quen học tập. tôi hương dẫn trẻ như sau: Cho trẻ vận động như trước khi trẻ vào tiết học thông thường. Trẻ được vận động sẽ nhạy bén hơn và tập trung tốt hơn. không gian lớp yên tĩnh làm cho trẻ có khuynh hướng suy nghĩ, tập cho trẻ lắng nghe bằng cách tập cho trẻ trước khi vào tiết dạy tôi chuẩn bị thật chu đáo giáo án, đồ dùng cho trẻ trực quan. Tôi còn tập cho trẻ cách suy nghĩ độc lập bằng cách đặt vấn đề và luôn khen ngợi để khuyến khích trẻ tưởng tượng và sáng tạo, tinh thần và trách nhiệm của trẻ được hình thành và thích được khen, các cháu học tập không thấy chán và mệt mỏi. tôi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi động , tĩnh, cháu còn tập trung chú ý hơn trong giờ học. 4. Biệp pháp 4: Rèn luyện nề nếp thông qua các hình thức hoạt động khác. Như chúng ta đã biết, trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên. Vì vậy, cô giáo luôn luôn tạo cho trẻ những tình huống hợp lí nhằm giúp cho trẻ có nề nếp thường xuyên có hiệu quả. Cho cháu đọc thơ, nghe cô kể chuyện, nội dung rèn luyện, phát triển thẫm mỹ, đạo đức. Ngồi ngay để tay lên đùi, Hai chân khép lại, Lưng dựa vào ghế, Mắt nhìn lên cô. * * * Tay phải giơ thẳng Tay trái nâng đùi Đó là lúc bé Trả lời câu hỏi Đó là lúc bé Muốn nói với cô. Trong hoạt động đọc thơ, tôi cho trẻ làm động tác minh họa bài thơ để trẻ làm quen những động tác nề nếp lớp, những động tác tôi tổ chức thường xuyên, có tuyên dương, khen ngợi. - Ở hoạt động thể dục, tôi rèn luyện cho trẻ bằng cách: cháu lớn đứng xen kẻ cháu nhỏ, cháu giỏi, khá kèm cháu kém hơn. Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội để dặn dò, nhắc nhở cháu về thói quen nề nếp khi học, khi chơi phải chú ý cô. Tuy nhiên, để xây dựng nề nếp cho trẻ không chỉ chú ý ở hoạt động học tập, hoạt động khác trong ngày, trẻ luôn cần có sự quan tâm của cô ở hoạt động mọi lúc, mọi nơi, khi hoạt động ngoài trời. Khi quan sát hiện tượng tự nhiên xung quanh để trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên, tôi theo dõi và nhắc nhở các cháu hoặc sửa sai cháu ngay khi cháu chưa đúng, hoặc trong lúc giao tiếp giữa các bạn với nhau. Khi trẻ gọi tên hay nói chuyện với bạn tôi chú ý lắng nghe trẻ giao tiếp, nếu sai, tôi cho trẻ nói lại. GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 3 SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp Càng gần gũi trẻ thì việc uốn nắn, rèn luyện thói quan nề nếp cho trẻ càng thuận lợi. Ngay trong giờ đón trẻ, tôi đã giáo dục trẻ chào hỏinhư: Chúng cháu chào cô, cháu xếp đồ dùng đúng nơi quy định. Hằng ngày, đưa tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày cho cháu thực hiện. Kết hợp với phụ huynh để xây dựng nề nếp cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng. Ngay từ đầu năm học, tôi đã có kế hoạch thảo luận với phụ hunh và nêu ra một số quy định nề nếp lớp, như: - Đi thưa về chào, - Đi học sạch sẽ, - Biết chào hỏi người lớn, - Lễ phép với mọi người, - Thói quen nề nếp trong lớp học: + Không nói chuyện, + Hoạt động tích cực trong giờ học, + Đi học đúng giờ. Nhờ phụ huynh thường xuyên nhắc nhở ở nhà. Đối với trẻ cá biệt, tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên phụ huynh giúp đỡ một số thiếu sót của cháu ở lớp và thường xuyên chú ý đến trẻ như lúc giao tiếp với mọi người trong gia đình. Giải thích với phụ huynh, người thân trong gia đình là môi trường tốt nhất để rèn luyện đạo đức, thói quen tốt cho học sinh. Như vậy, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo cho trẻ môi trường lành mạnh, chuẩn mực giúp trẻ phát triển toàn diện. 5. Biện pháp 5: Khen thưởng thường xuyên, kịp thời. Như chúng ta đã biết, ngoài các hoạt động trên, hoạt động không thể thiếu được trong ngày là nhận xét, đánh giá kết quả của trẻ đạt được. Ngoài việc động viên, khen thưởng kịp thời, tôi còn tổ chức khen thưởng cuối ngày, trẻ cùng nhau tự đánh giá những công việc nổi bậc trẻ làm được trong ngày. Cháu nào thấy ngày hôm nay làm được những việc tốt gì thì kể cho cô và các bạn cùng nghe. Những gì cháu chưa làm được? Vì sao cháu chưa làm được? Tôi đã giúp trẻ sửa lại những lỗi lầm của mình . Sau đó tôi cho trẻ cắm cờ bé ngoan trong ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan. Công việc này tôi làm thường xuyên. Biện pháp trên rất có hiệu quả. * Kết quả khảo sát: Trước khi thực hiện các biệp pháp Sau khi thực hiện các biện pháp 45% 90,8% V. Bài học kinh nghiệm: - Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu, luôn chú trọng đến lời nói khi giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi. - Cô giáo phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm - sinh lí của từng trẻ. Cô giáo phải quan tâm chú trọng trẻ trong các hoạt động cũng như khi các cháu giao tiếp với mọi người để rèn luyện, uốn nắn trẻ kịp thời khi trẻ sai lạc. GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 4 SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp - Cô linh hoạt, sáng tạo, biết tận dụng cơ hội, tìm ra biện pháp hiệu quả nhất để giúp trẻ rèn luyện nề nếp. - Cô giáo biết kết hợp chặc chẽ với phụ huynh, tuyên truyền, vận động phụ huynh tham gia gia rèn luyện nề nếp để trẻ có kết quả tốt. X. MỤC LỤC: STT Nội dung Trang 1 I. Đặt vấn đề. 1 2 II. Cơ sở lý luận 1 3 III. Cơ sở thực tiễn. 1 4 IV. Nội dung nghiên cứu. 1 5 1. Biện pháp 1.Tự rèn luyện nề nếp 1 6 2. Biện pháp 2.Sưu tầm, sáng tác thơ, ca dao chuyện kể 1 7 3. Biện pháp 3. Rèn luyện nề nếp thông qua hoạt động chung 2 8 4. Biện pháp 4. Rèn luyện nề nếp thông qua các hình thức hoạt động khác. 3 GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 5 SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp 9 5. Biện pháp 5. Khen thưởng thường xuyên, kịp thời 4 10 V. Bài học kinh nghiệm @ Lời cảm ơn: Trên đây là đúc kết kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp trong năm học 2009 – 2010. Thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên chưa thể đánh giá hết được những ưu điểm và tồn tại những biện pháp của tôi nêu ra trên đây. Bản thân tuy làm công tác chủ nhiệm các cháu ở độ tuổi mẫu giáo đã nhiều năm, thế nhưng ở mỗi năm cần có những biện pháp giáo dục đặc trưng riêng và phù hớp với từng độ tuổi và từng cá nhân học sinh. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bậc Lãnh đạo và quý đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả. Quế Phú, tháng 4 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Xong GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 6 . SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP I. Đặt. đạo đức,nề nếp lớp. Một số bài thơ tiêu biểu như: GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 1 SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp THẦY CÔ VÀO LỚP Thầy cô vào lớp, Nhớ đứng dậy chào, Đừng. chơi Bạn ngã bạn nâng Bạn ngã bạn nâng Là vè lớp cháu GVTH: Nguyễn Thị Xong – Trường MGBC Quế Phú 2 SKKN: Một số biệp pháp xây dựng nề nếp lớp + Kể cháu nghe chuyện “Thỏ Ngọc” Nội dung câu chuyện

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan