1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thi HS giỏi Địa cấp huyện năm 09-10

3 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 54 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (4 điểm): Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế -xã hội nước ta? Câu 2 (5điểm): Hãy trình bày các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam? Câu 3 (3 điểm): Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có gì giống và khác nhau? Câu 4 (3 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau đây: Một số sản phẩm nông, lâm, ngư, nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ Loại Đơn vị 1995 2005 Chăn nuôi trâu Nghìn con 661,5 743,3 Chăn nuôi bò Nghìn con 831,7 1110,9 Lạc Nghìn con 72,60 133,6 Sản lượng gỗ khai thác Nghìn con 323,4 310,8 Thủy sản Nghìn con 108,7 247,7 a. Nhận xét tình hình sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ thời kì 1995 - 2005. b. Giải thích vì sao Bắc Trung Bộ phát triển mạnh các sản phẩm này? Câu 5 (5 điểm): Cho bảng số liệu về tỉ trọng GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta trong thời kì 1986 → 2002 (Đơn vị %) Ngành 1986 1988 1991 1993 1996 2000 2002 Nông, lâm, thủy sản 38,06 46,30 40,49 29,87 27,76 24,53 22,99 Công nghiệp và xây dựng 28,88 23,96 23,79 28,90 29,73 36,73 38,55 Dịch vụ 33,06 29,74 35,72 41,23 42,51 38,64 38,46 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế nước ta trong thời kì 1986 - 2002. b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó? PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC HDC ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ Câu 1 (4 điểm): Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí (2 điểm) - Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. - Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới Ý nghĩa 2 điểm * Thuận lợi: (1,5 điểm) - Trong vùng nhiệt đới gió mùa được biển Đông cung cấp hơi ẩm làm cho thiên nhiên nóng ẩm khác hẳn với các nước khác cùng vĩ độ. Tính chất này thể hiện ở tất cả các thành phố tự nhiên: khí hậu, đất Gió mùa làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh, bên cạnh các loài cây nhiệt đới còn có các loại cây cận nhiệt ôn đới. - Ở nơi gặp gỡ các của luồng sinh vật làm cho thiên nhiên Việt Nam thêm phong phú, đa dạng. - Do vị trí trung tâm Đông nam Á, Việt Nam dễ dàng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới bằng nhiều loại đường: thủy, hàng không - Vùng biển giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế biển. - Nằm trong khu vực phát triển năng động, Việt Nam có điều kiện thuân lợi trong việc học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. * Khó khăn (0,5 đ): - Nằm trong vùng có nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. - Biên giới đất liền và biển kéo dài, khó khăn cho an ninh, quốc phòng. Câu 2 (5điểm): Các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam: * Nhân tố tự nhiên (2 điểm): - Tài nguyên khoáng sản là cơ sở phát triển ngành công nghiệp: (HS lấy VD chứng minh) (0,5đ). - Thủy năng của sông suối dồi dào, thuận lợi phát triển CN năng lượng (0,5đ) - Tài nguyên đất, nước, khí hậu thuận lợi sản xuất nông phẩm, cung cấp nguyên liệu cho ngành CN chế biến (0,5 đ) - Tài nguyên rừng, nguồn lợi thủy sản thuận lợi cho CN gỗ, chế biến thủy sản (0,5 đ) * Nhân tố KT-XH (3 điểm): - Dân cư và lao động (0,75 đ): + Dân cư đông làm thị trường tiêu thụ tăng. + nguồn lao động dồi dào tạo điều kiẹn phát triển ngành CN và hấp dẫn sự đầu tư của nước ngoài. - Cơ sở vật chất kĩ thuật trong CN và cơ sở hạ tầng (0,75đ): + Trình độ công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất hàng hóa. + Cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông đang được cải thiện góp phần thúc đẩy các ngành CN. - Chính sách phát triển CN gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới chính sách đối ngoại (0,75 đ) - Thị trường trong và ngoài nước rộng lớn và đang bị cạnh tranh với hàng ngoại. Tuy nhiên hàng CN rất có lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước CN (0,75 đ). Câu 3 (3 điểm): Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ: * Điểm giống nhau (1,5 đ): - Địa hình từ Tây sang Đông đều có núi đồi, đồng bằng, biển, đảo. - Rừng còn khá nhiều, rừng có nhiều gỗ và lâm sản - Đất đai đa dạng. - Nhiều điều kiện để nuôi trồng thủy, hải sản. - Nhiều thiên tai, lũ lụt, hạn hán * Điểm khác nhau (1,5 đ): - Điạ hình BTB có nhiều đồng bằng lớn hơn NTB. - Rừng: BTB có nhiều rừng lớn hơn. - Khoáng sản: BTB có nhiều kháng sản hơn (dẫn chứng). - Biển: NTB có nhiều tiềm năng về KT biển lớn hơn BTB, có nhiều vũng, vịnh nước sâu để xây dựng các cảng biển. Câu 4 (3 điểm): a. Nhận xét tình hình sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ thời kì 1995 - 2005. (1 điểm): - Tất cả các sản phẩm đều tăng. - Tốc độ tăng không đều (dẫn chứng). b. Giải thích (2 điểm): - Địa hình: Vùng đồi núi có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi trâu bò. - Đất: Các đồng bằng phần lớn có đất cát pha thuận lợi cho cây CN ngắn ngày. - Là vùng còn trữ lượng rừng lớn thứ hai sau Tây Nguyên. - Có vùng biển rộng lớn nhiều hải sản. - Ven biển có nhiều đầm phá để phát triển nuôi trồng thủy sản. Câu 5 (5 điểm): a. HS vẽ được biểu đồ miền chính xác, đẹp, ghi đầy đủ tên biểu đồ, có chú thích (2 điểm). b. Nhận xét (2 điểm): - Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế nước ta có sự chuyển biến theo hướng giảm dần tỉ trọng của các khu vực CN - xây dựng và dịch vụ. - Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản tăng dần cho đến năm 1988 sau đó giảm liên tục đến năm 2002. - Tỉ trọng của khu vực CN-XD giảm cho đến năm 1991 sau đó tăng liên tục. - Tỉ trọng của khu vực dịch vụ giảm đến năm 1988 rồi tăng lên đến năm 1996. Sau đó giảm liên tục đến năm 2002 nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. * Giải thích (1 điểm): Do nước ta đang trong thời kì đổi mới hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, chịu tác động cảu xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng KH-KT hiện đại trên thế giới. . GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (4 điểm): Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta?. thay đổi đó? PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC HDC ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ Câu 1 (4 điểm): Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí (2 điểm) - Việt Nam nằm trong. đến năm 1988 sau đó giảm liên tục đến năm 2002. - Tỉ trọng của khu vực CN-XD giảm cho đến năm 1991 sau đó tăng liên tục. - Tỉ trọng của khu vực dịch vụ giảm đến năm 1988 rồi tăng lên đến năm

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w