Giáo án môn Ngữ Văn Tiết: 82 : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tiếp theo) Ngày soạn: 19/12/09 Ngày dạy: 22/12/09 A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 81) B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, tổng hợp, thảo luận, thực hành. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, đáp án, bảng phụ. 2. Học sinh: Lập đề cương các câu hỏi 4,5,6 SGK. D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định: (1’) II. Bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. III. Bài mới: 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nêu yêu cầu tiết ôn tập. 2.Triển khai: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn ôn tập những đặc điểm của VBTS. * Cho HS thảo luận nhóm nhỏ theo câu hỏi: ? SGK Ngữ Văn9 tập1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? ? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? ? Tìm ví dụ đoạn văn có sử dụng các yếu tố trên? * HS thảo luận, trả lời. * GV nhận xét, bổ sung. IV. Đặc điểm của VBTS: 1. Nội dung: Yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong VBTS. 2. Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận: - Yếu tố miêu tả nội tâm:Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật thông qua miêu tả nội tâm trực tiếp hoặc cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật thông qua miêu tả nội tâm gián tiếp. -Yếu tố nghị luận: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. 3. Ví dụ: a) Đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm: “Thực sự mẹ không lo lắng con đường làng dài và hẹp”. (Cổng trường mở ra- Lí Lan) b) Đoạn văn sử dụng yếu tố nghị luận: “Vua QT cưỡi voi dụ họ rằng: ta Giáo viên: Ph¹m Ngäc Hoµn 1 Giáo án môn Ngữ Văn không nói trước!” (Hoàng Lê nhất thống chí- NGVP). c) Đoạn văn sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận: “Lão không hiểu tôi mỗi ngày một thêm đáng buồn”. (Lão Hạc- Nam Cao). Hoạt động 2: (10’) Hướng dân HS ôn tập về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? ? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? - Hình thức thể hiện: + Đối thoại: đối đáp, trò chuyện giữ hai hay nhiều người; được thể hiện bằng gạch đầu dòng trong văn bản. + Độc thoại: lời nói của một người nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, có gạch đầu dòng phía trước. + Độc thoại nội tâm: lời nói không nói thành lời của một người không có gạch đầu dòng. ? Tìm ví dụ về đoạn văn có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? * HS trả lời. * GV nhận xét, bổ sung. V. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: 1. Khái niệm: SGK 2. Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện: - Tạo cho câu chuyện có không khí gẫn gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra; tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật. - Thể hiện thái độ của nhân vật. - Giúp người đọc cảm nhận chiều sâu tâm lí tinh tế, nhạy cảm của nhân vật, khắc hoạ tính cách nhân vật -> khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của nhân vật. 3. Ví dụ: “tôi cất giọng véo von: Cái Cò tao ăn. Chị Cốc vào tổ tao đâu”. (Dế Mèn phiêu lưu kí - Tố Hoài). Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn ôn tập về người kể chuyện trong văn tự sự. ? Thế nào là người kể chuyện trong văn tự sự? ? Có mấy loại ngôi kể? Tác dụng của chúng? ? Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện? VI. Người kể chuyện trong văn tự sự: 1. Khái niệm: SGK 2. Vai trò của người kể chuyện: - Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. 3. Ví dụ: * Người kể ở ngôi thứ nhất: Giáo viên: Ph¹m Ngäc Hoµn 2 Giáo án môn Ngữ Văn ? Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của người kể trong từng đoạn? * HS thảo luận, trình bày. * GV nhận xét, treo bảng phụ có ghi hai đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. “Mẹ tôi lấy vạt áo vô cùng” -> giúp người đọc đi sâu vào tâm tư tình cảm phức tạp của nhân vật “tôi”, nhưng hạn chế trong việc miêu tả bao quát các nhân vật khác, dễ gây cảm giác đơn điệu. * Người kể ở ngôi thứ ba: “ Chính là anh thanh niên như vậy” -> người kể giấu mình nhưng có mặt khắp mọi nơi trong văn bản và dường như thấy hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. IV. Củngcố: (3’) GV khái quát lại nội dung vừa ôn tập. V. Dặn dò: (2’) - Nắm vững các nội dung đã ôn tập. - Chuẩn bị ôn tập Tập làm văn (tiếp theo) + Lập đề cương từ câu 7- 9 SGK trang 220. + Kẻ bảng kết hợp các phương thức biểu đạt vào vở. E.Rút kinh nghiệm: Giáo viên: Ph¹m Ngäc Hoµn 3 . Giáo án môn Ngữ Văn Tiết: 82 : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tiếp theo) Ngày soạn: 19/ 12/ 09 Ngày dạy: 22/12/ 09 A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 81) B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, tổng. chuyện trong văn tự sự. ? Thế nào là người kể chuyện trong văn tự sự? ? Có mấy loại ngôi kể? Tác dụng của chúng? ? Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện? VI. Người kể chuyện trong văn. của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? - Hình thức thể hiện: + Đối thoại: đối đáp, trò chuyện giữ hai hay nhiều người; được thể hiện bằng gạch đầu dòng trong văn bản. + Độc thoại: