1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nhân trị hay pháp trị doc

5 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 172,36 KB

Nội dung

Nhân trị hay pháp trị Thoạt nghe đây có vẻ là một vấn đề muôn năm cũ. Riêng trong nội bộ công ty XXX “nhân” hay “pháp” đã được nêu ra bàn thảo trong nhiều năm, cho đến nay vẫn còn nguyên một dấu hỏi to tướng. Trước hết ta hãy định nghĩa qua các khái niệm. “Pháp trị” (Rule of Law) là lạnh lùng áp dụng các qui định đã được ban hành thành luật để quản lý, theo đó không có ai ở trên luật hay mọi người đều phải tuân thủ luật. Một nguyên tắc bắt nguồn từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ý muốn cá nhân. Hàn Phi Tử đã nói: "Sửa chữa được sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, thống nhất đường lối của Ban lãnh đạo không gì bằng pháp trị". Đối ngược với “pháp trị” là “nhân trị” (Rule of Morale), là việc sử dụng tình cảm, lòng yêu thương chăm sóc, sự nhân hậu để cảm hóa, động viên quần chúng và qua đó ảnh hưởng và quản lý được những người khác. Khái niệm này cần tránh nhầm với quan điểm “nhân trị” của châu Âu là con người cai trị (Rule of Person). “Pháp trị” và “nhân trị” là hai phương pháp luận cơ bản của việc quản lý – từ quản lý nhà nước cho đến quản lý các tổ chức, doanh nghiệp, và thậm chí cả quản lý gia đình. Người đời thường cho rằng đại trượng phu đã sống trong trời đất phải có khả năng “tề gia, trị quốc, bình doanh nghiệp”. “Tề gia” bằng gì? Xin thưa chỉ có thể bằng “nhân trị”. Mọi việc trong gia đình đều xoay quanh hệ qui chiếu là tình cảm và huyết thống. Cặp tình cảm không huyết thống duy nhất trong gia đình là vợ và chồng. Khi tình cảm này phai nhạt thì cũng là lúc nền tảng gia đình trở nên lung lay mà không một thứ luật định nào có thể giúp cho nó bền vững trở lại. Bởi vậy người chủ gia đình (đàn ông hay đàn bà?) muốn “tề gia” trước hết phải có tình cảm nồng nàn với người kia, một tình cảm đòi hỏi rất ít sự sở hữu và thật nhiều tính hy sinh. “Trị quốc” bằng gì? Xin thưa chỉ có thể bằng “pháp trị”. Bác Hồ đã từng viết: “Bảy xin hiến pháp ban hành / Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Việc trị quốc bằng “pháp trị” là yếu tố tiên quyết để có một nhà nước pháp quyền, và bản chất pháp quyền, theo quan điểm của Ts. Nguyễn Sĩ Dũng – Phó chủ nhiệm VPQH là mang yếu tố thần linh. Thần linh ở đây không phải mê tín hay bất kỳ một tôn giáo cụ thể nào mà chỉ đơn thuần là một chân lý hiển hiện, cao hơn ý chí chủ quan của các cá nhân lãnh đạo. Và cuối cùng “Bình doanh nghiệp” bằng gì? Quan điểm của tôi là phải bằng cả “nhân trị” phối hợp hài hòa với “pháp trị”, trong đó “nhân trị” là điều kiện cần, “pháp trị” là điều kiện đủ. Trong cuốn sách tuyệt hay “Good to Great” của Jim Collins tôi tâm đắc nhất với hai khái niệm về “Triết lý xe bus” và “Văn hóa kỷ luật”. “Triết lý xe bus” liên quan đến phương pháp để có những con người đúng (right person) trong tổ chức. Có những con người đúng quan trọng hơn làm những việc đúng, cũng như câu hỏi “Ai” quan trọng hơn câu hỏi “Làm gì”. Mời được những người đúng cùng lên xe, và ngược lại mời những người sai (wrong person) xuống xe, là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của mọi chuyến du hành. Và mời bằng cách nào nếu như không phải bằng “nhân trị”, bằng tình cảm, sự cảm hóa, sự đùm bọc thương yêu lẫn nhau và quan trọng nhất là sự chia sẻ. Chia sẻ những khó khăn và thành công, chia sẻ tầm nhìn và trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi vật chất và tinh thần. Đây là điều kiện cần. “Văn hóa kỷ luật” liên quan đến các kết quả xuất sắc phụ thuộc vào việc xây dựng một nền tảng văn hoá gồm những con người kỷ luật và thực hiện những hoạt động có tính kỷ luật. Trong khi văn hoá hành chính quan liêu nảy sinh là để bù đắp cho sự thiếu năng lực và thiếu kỷ luật do việc có những con người sai trong tổ chức. Phần lớn các tổ chức thiết lập các quy định hành chính nhằm để quản lý vài phần trăm ít ỏi những con người sai. Điều đó làm những con người đúng rời bỏ công ty, dẫn tới làm tăng tỉ lệ những người sai. Cuối cùng càng đòi hỏi phải cần nhiều quy định hành chính hơn để bù đắp cho sự bất lực và thiếu kỷ luật. Để có “Văn hóa kỷ luật” trong công ty, cần thiết lập một hệ thống “pháp trị” ổn định với những giới hạn rõ ràng, nhưng đồng thời giao cho mọi người sự tự do và trách nhiệm trong khuôn khổ của hệ thống. Đây là điều kiện đủ. Và khi đó tổ chức sẽ chỉ cần tập trung để quản lý hệ thống chứ không cần phải quản lý những con người kỷ luật tự giác. Tôi gọi một hệ thống như vậy, một hệ thống kết hợp hài hòa giữa “nhân trị” của “triết lý xe bus” và “pháp trị” của “văn hóa kỷ luật” - là “Bất trị” (không cần phải quản lý). Nó rất gần với khái niệm “vô vi” của Đạo Lão. . các cá nhân lãnh đạo. Và cuối cùng “Bình doanh nghiệp” bằng gì? Quan điểm của tôi là phải bằng cả nhân trị phối hợp hài hòa với pháp trị , trong đó nhân trị là điều kiện cần, pháp trị . Khái niệm này cần tránh nhầm với quan điểm nhân trị của châu Âu là con người cai trị (Rule of Person). Pháp trị và nhân trị là hai phương pháp luận cơ bản của việc quản lý – từ quản. thể bằng pháp trị . Bác Hồ đã từng viết: “Bảy xin hiến pháp ban hành / Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Việc trị quốc bằng pháp trị là yếu tố tiên quyết để có một nhà nước pháp quyền,

Ngày đăng: 03/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN