1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thoát vị nghẹt (Kỳ 2) potx

7 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 257,16 KB

Nội dung

Thoát vị nghẹt (Kỳ 2) IV. Các thể lâm sàng Có nhiều cách phân chia. 1. Theo diễn biến của bệnh a) Thể tối cấp: Hay gặp ở người có khối thoát vị nhỏ, quai ruột bị thắt nghẽn hoàn toàn ngay từ đầu, triệu chứng toàn thân nặng nề nhanh chóng. · Nôn nhiều · Truỵ mạch. · Nếu không được cấp cứu sớm sẽ tử vong trong 36-40 giờ. · B) Thể bán cấp: Khối thoát vị thỉnh thoảng lại đau, căng to dần, lúc đầu không đẩy lên được nhưng nếu nằm nghỉ, bệnh nhân có gắng cũng tự đẩy lên được. · ít lâu sau, hiện tượng trên lại tái diễn. · Cần mổ để tránh bị nghẹt cấp tính. c) Thể tiềm tàng: Thường ở người già và do mạc nối lớ chui xuống, triệu chứng cơ năng không rõ lắm, bệnh nhân có lúc đau tức nhưng chịu đựng được, có nôn hoặc buồn nôn. Nhưng rồi sẽ qua đi khá dễ dàng, bệnh nhân lại sinh hoạt bình thường. 2. Theo các tạng thoát vị bị nghẹt. Ruột non - ruột già - manh tràng - ruột thừa - đại tràng ngang - đại tràng xích ma - bàng quang - các phần phụ của nữ. 3. Theo vị trí của thoát vị. - Thoát vị bẹn nghẹt: Chiếm tỷ lệ cao 50-75% so với tổng số thoát vị nghẹt vì thoát vị bẹn gặp nhiều hơn các loại khác. - Thoát vị đùi nghẹt: Trong tất cả các loại thoát vị thì thoát vị đùi dễ bị nghẹt nhất, có tỷ lệ rất cao 50-60%. ( So với cùng loại) - Thoát vị rốn. - Thoát vị vùng thắt lưng. - Thoát vị cơ hoành. - Thoát vị đường trắng giữa. - Thoát vị ở lỗ khuyết hổng của mạc treo. - Thoát vị bịt. - Thoát vị ngồi. - Thoát vị đáy chậu. V. Diễn biến của bệnh 1. Nếu không được điều trị sớm, bênh nhân sẽ tử vong trong bệnh cảnh: - Tắc ruột cơ học với mọi diễn biến của nó. - Viêm phúc mạc toàn thể do ruột hoại tử, thủng vào ổ bụng. Có trường hợp ruột chưa bị thủng, mới chỉ hoại tử niêm mạc và một phần của cơ nhưng vẫn bị viêm phúc mạc vì vi khuẩn theo dịch tiết, xuyên qua thành ruột vào ổ bụng. 2. Khối thoát vị tự lên được nhưng đây chỉ là may mắn và không chắc chắn. VI. Chẩn đoán 1. Chẩn đoán xác định. Dựa vào: - Đau đột ngột dữ dội vùng thoát vị. - Khối thoát vị phông to đau và khong đẩy lên được. - Có triệu chứng của tắc ruột cơ học. Tuy vậy ở một số trường hợp việc chẩn đoán thoát vị nghẹt rất khó khăn, nhất là thoát vị trong ổ bụng hoặc các vùng khác rất hiếm gặp. Những trường hợp trên, bệnh nhân thường được mổ với chẩn đoán tắc ruột cơ học, còn nguyên nhân thì sau khi mổ mới được sáng tỏ hoàn toàn 2. Chẩn đoán phân biệt. Tùy theo vị trí của thoát vị nghẹt mà chẩn đoán phân biệt cho phù hợp. Thoát vị bẹn và thoát vị đùi nghẹt là 2 loại hay gặp, ta phải chẩn đoán phân biệt với: a. Viêm tinh hoàn cấp. - Tinh hoàn rất đau. - Khối đau này có danh giới rõ và cách biệt với thành bụng. - Có hội chứng nhiễm khuẩncả tại chỗ và toàn thân. - Không có hội chững tắc ruột và không có bệnh cảnh cua thoát vị bẹn trước đó. b. Viêm hạch bẹn: - Có hội chứng nhiễm khuẩn, có sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng bẹn. c. Các tắc ruột cơ học khác không do thoát vị nghẹt. d. Tràn dịch màng tinh hoàn ở nhũ nhi, phải có phương pháp khám thích hợp để phân biệt trẻ đau thực sự hay khóc vì sợ hãi. VII. Điều trị Thoát vị nghẹt là loại cấp cứu ngoại khoa, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau: 1. Bảo tồn. Nếu bệnh nhân đến rất sớm, ta có thể đấy khối thoát vị nghẹt lên và theo dõi. Với trẻ nhỏ, điều kiện đến sớm, toàn thân chưa có nhiễm độc, cách tiến hành là: - Tiêm thuốc an thần, giảm đau theo liều thích hợp. - Ngâm nửa người cháu bé vào chậu nước ấm, chờ 15-20 phút, khối thoát vị có thể tự lên được. - Có thể dùng tay xoa nhẹ ở khối thoát vị nhưng không được nắn thô bạo đề phòng vỡ tạng bên trong. - Khi tạng đã lên được thì vẫn phải theo dõi sát đề phòng ruột hoại tử thứ phát gây viêm phúc mạc. 2. Phẫu thuật. Là phương pháp điều trị chính nhằm mục đích: - Giải phóng nhanh tạng thoát vị bị nghẹt, thiếu máu. - Khâu cổ túi và cắt túi thoát vị. - Phục hồi thành bụng. Cần lưu ý: - Không được đẻ tụt quai ruột vào ổ bụng khi chưa có quan sát kết luận chính xác tình trạng quai ruột bị nghẹt. - Phải đánh giá đúng khả năng đoạn ruột còn hội phục được không. - Chú ý toàn thân và có hồi sức bù đắp nước và điện giải. . loại) - Thoát vị rốn. - Thoát vị vùng thắt lưng. - Thoát vị cơ hoành. - Thoát vị đường trắng giữa. - Thoát vị ở lỗ khuyết hổng của mạc treo. - Thoát vị bịt. - Thoát vị ngồi. - Thoát vị đáy. cao 50-75% so với tổng số thoát vị nghẹt vì thoát vị bẹn gặp nhiều hơn các loại khác. - Thoát vị đùi nghẹt: Trong tất cả các loại thoát vị thì thoát vị đùi dễ bị nghẹt nhất, có tỷ lệ rất cao. tạng thoát vị bị nghẹt. Ruột non - ruột già - manh tràng - ruột thừa - đại tràng ngang - đại tràng xích ma - bàng quang - các phần phụ của nữ. 3. Theo vị trí của thoát vị. - Thoát vị bẹn nghẹt:

Ngày đăng: 03/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN