SA TRỰC TRÀNG (Kỳ 1) 1. ĐỊNH NGHĨA: Sa trực tràng là tình trạng một phần (niêm mạc) hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. 2. NGUYÊN NHÂN: Nguyên nhân của sa trực tràng có nhiều, thường bệnh phát sinh do một hay kết hợp nhiều yếu tố sau: 2.1. Tăng áp lực trong ổ bong đột ngột và kéo dài, hoặc phải rặn nhiều: -Trẻ em: ỉa chảy, ho gà, fimossis -Người lớn: táo bón, bí đái, lỵ, viêm đại tràng mãn, polip, sỏi bàng quang, fimossis -Người làm nghề khuân vác nặng 2.2 Sự suy yếu của các phương tiện treo giữ hậu môn trực tràng như cơ thắt, cơ nâng hậu môn, các cân cơ đáy chậu, trùng nhão day chằng Parks, mất liên kết phần niêm mạc và hạ niêm mạc. 2.3.Khuyết tật về giải phẫu bẩm sinh hoặc mắc phải: - Mất độ cong sinh lý trực tràng, mất góc gấp giữa trục của ống hậu môn và trục trực tràng. - Đại tràng sigma dài quá mức. - Túi cùng Douglas quá sâu và rộng, khi áp lực bụng tăng, túi cùng Douglas đè vào thành trước trực tràng, dần dần đẩy trực tràng ra ngoài hậu môn là thoát vị trượt( Moschcowitz- 1912). - Không đầy đủ các cấu trúc giảI phẫu cố định trực tràng nhất là phía sau, không dính vào xương cùng nên di động dễ dàng, trượt xuống và sa ra. - Doãng rộng hậu môn. - Khuyết tật hoặc đứt rách do chấn thương hệ thống cân cơ đáy chậu, cơ nâng, cơ thắt hậu môn và hoành chậu hông. - Van trực tràng kém phát triển,giảm độ cản làm trực tràng dễ sa xuống. - Hình thành mạc treo trực tràng (Ripstein và Lanter- 1963). 1.4. Dinh dưỡng: - Suy dinh dưỡng và thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ. -Thiếu vitamin nhóm B. 3. PHÂN LOẠI: 3.1.Sa niêm mạc: là chỉ sa phần niêm mạc, lớp cơ không bị sa. Bình thường niêm mạc hậu môn phồng và lộn khi đại tiện để tống phân, sau đó tự co lên, khi bệnh lý không co lên được. * Theo mức độ sa chia làm 4 độ: +Độ 1: Sa khi rặn đại tiện, tự co lên. + Độ 2: Sa khi rặn đại tiện không tự co, phải đẩy lên. + Độ 3: Sa dễ dàng khi gắng sức nhẹ như đi bộ, ngồi xổm, ho, hắt hơi. + Độ 4: Sa thường xuyên liên tục ở ngoài hậu môn. *Theo chu vi vòng hậu môn: + Sa cả vòng chu vi + Sa một phần chu vi: 1/2; 2/3 vòng. *Theo lứa tuổi: + Sa niêm mạc ở trẻ em: thường là sa niêm mạc đơn thuần do sự liên kết giữa lớp niêm mạc và cơ chưa được phát triển hoàn chỉnh. + Sa niêm mạc ở người lớn: thường kèm theo trĩ hỗn hợp, các búi trĩ liên kết với nhau tạo thành vòng trĩ kéo theo niêm mạc trực tràng sa ra gọi là trĩ vòng. ( Cricular hemorrhoids). + Sa niêm mạc ở người già: có thể gặp sa niêm mạc kèm theo trĩ hỗn hợp hoặc sa niêm mạc đơn thuần do rối loạn mối tương quan liên kết giữa lớp niêm mạc và lớp cơ bị lão hoá ở người già. 3.2. Sa toàn bộ: cả 3 lớp của thành trực tràng sa ra ngoài qua lỗ hậu môn. * Theo giải phẫu: - Sa trực tràng đơn thuần: các lớp của thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua ống hậu môn, hậu môn ở vị trí bình thường. - Sa hậu môn trực tràng: toàn bộ thành trực tràng và thành ống hậu môn- trực tràng lộn lại và chui ra ngoài. * Theo mức độ: chia làm 4 độ: - Độ 1: trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó tự co lại nhanh chóng. Chiều dài của đoạn sa 3 - 5 cm, toàn thân không có ảnh hưởng gì, các than phiền của bệnh nhân chỉ do đoạn trực tràng sa gây nên. - Độ 2: trực tràng luôn sa khi đại tiện tự co lên rất chậm phải lấy tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc, phù nề niêm mạc, hậu môn bị lõm vào, cơ thắt có thay đổi ít, toàn thân bình thường, đoạn trực tràng sa dài 6 - 8 cm. - Độ 3: trực tràng sa khi gắng sức nhẹ (ho, cười, hắt hơi, đi bộ, ngồi xổm ) và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng bị hoại tử từng đám một vài nơi có sẹo, hậu môn mất trương lực cơ thắt nhão. Tinh thần bị ức chế, niêm mạc chảy máu, trung tiện mất tự chủ, đoạn ruột sa dài 9 - 12 cm. - Độ 4 : ruột sa thường xuyên liên tục khi đi bộ, khi đứng. Niêm mạc tuyến bị loét hoại tử, thành sẹo, cơ thắt mất trương lực, trung đại tiện mất tự chủ. Rối loạn cảm giác vùng hậu môn, eczema vùng đáy chậu; đoạn ruột sa dài trên 12 cm. 3.3 - Sa trực tràng có biến chứng : - Chảy máu: do loét niêm mạc hoặc từ các búi trĩ. - Viêm loét trực tràng: do sa thường xuyên khó đẩy vào nên bị loét. - Thắt nghẹt: do co cứng cơ thắt dẫn đến nghẹt. - Tắc ruột: nếu có ruột non sa theo trực tràng khi bị thắt nghẹt. - Vỡ trực tràng: Sau một gắng sức mạnh hoặc thắt nghẹt, cố đẩy lên. - Sa trực tràng kèm theo sa sinh dục ở phụ nữ: thường kèm theo sa âm đạo hoặc tử cung - âm đạo. - Sa trực tràng kèm theo thoát vị đáy chậu: Khi trực tràng sa kéo theo túi cùng Douglas và ruột non gây thoát vị hậu môn (hédrocele) hay thoát vị trượt của đáy chậu. . ruột non sa theo trực tràng khi bị thắt nghẹt. - Vỡ trực tràng: Sau một gắng sức mạnh hoặc thắt nghẹt, cố đẩy lên. - Sa trực tràng kèm theo sa sinh dục ở phụ nữ: thường kèm theo sa âm đạo. SA TRỰC TRÀNG (Kỳ 1) 1. ĐỊNH NGHĨA: Sa trực tràng là tình trạng một phần (niêm mạc) hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu. thường. - Sa hậu môn trực tràng: toàn bộ thành trực tràng và thành ống hậu môn- trực tràng lộn lại và chui ra ngoài. * Theo mức độ: chia làm 4 độ: - Độ 1: trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh,