Lồng ruột (Kỳ 2) iV- Triệu chứng lâm sàng. 1- Triệu chứng cơ năng: - Đau bụng: Đau bụng là biểu hiện nổi bật nhất, thể hiện điển hình là: Cơn đau bụng đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, ban đêm cơn đau đánh thức trẻ dậy, trong khi ban ngày làm trẻ phải ngừng mọi hoạt động bình thường (bỏ chơi, bỏ bú), cơn đau mất đi đột ngột cũng như lúc xuất hiện, mỗi cơn đau kéo dài 5-15 phút. Sau cơn đau trẻ có thể lại tiếp tục bú hoặc chơi nhưng các triệu chứng lại tái diễn sau giây lát. - Nôn ra thức ăn: Xuất hiện từ cơn đau đầu tiên ở hầu hết trẻ nhỏ, nôn ra dịch xanh hoặc vàng xuất hiện ở giai đoạn muộn. - ỉa ra máu: (chiếm 95%) đó là dấu hiệu ít nhiều đã muôn, vì vậy không nên chờ đợi để xác nhận chẩn đoán. ỉa ra máu xuất hiện có thể ngay từ cơn đau đầu tiên (thường là lồng chặt, khó tháo) hoặc có thể xuất hiện muộn sau 24 giờ. Đâ số các trường hợp máu lẫn chất nhầy, có thể đỏ hoặc nâu và cũng có thể có vài giọt máu tươi chảy ra hậu môn. Trong nhiều trường hợp máu chỉ được phát hiện khi thăm trực tràng bằng ngón tay. - Đại đa số các trường hợp lồng ruột có bí trung đại tiện (vì khối lồng gây tắc hoàn toàn). Tuy nhiên đôi khi ruột không tắc hoàn toàn bệnh nhân vẫn tiếp tục đại tiện được. Đây là tình huống dễ làm cho chẩn đoán nhầm, nhất là có đến 7% số bệnh nhân bị ỉa chảy sau khi lồng ruột xuất hiện. 2- Triệu chứng thực thể: - Sờ thấy khối lồng: Lúc bệnh nhân dịu cơn đau, bụng thường mềm, sờ thấy khối lồng thành một khối dài, di động, chắc mặt nhẵn, đau khi ấn, nằm dọc theo vị trí của khung đại tràng. Không phải bất cử trường hợp nào cũng sờ thấy khối lồng: Do khối lồng nằm núp dưới bờ sườn phải, góc gan hoặc khi khối lồng xuống thấp hơn nhưng bụng lại căng chướng do tắc ruột đến muộn. Tỷ lệ sờ thấy khối lồng từ 85-95% các trường hợp. - Thăm trực tràng bằng ngón tay thấy có máu dính theo găng biểu hiện của xuất huyết ruột. Như lời của Mondor “nếu là lồng ruột cố tìm sẽ thấy máu ở phân”. Nhiều bệnh nhân đến muộn có thể sờ thấy đầu của khối lồng khi thăm trực tràng, có thể kết hợp sờ nắn bụng và thăm trực tràng để xác định khối lồng. 3- Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân thường mệt lả, ít hoạt động. Nhiệt độ có thể tăng cao. 4- Triệu chứng X.quang: Chụp bụng không chuẩn bị ít có giá trị trong chẩn đoán, chỉ cho thấy một số dấu hiệu gợi ý: - Một vùng cản quang dưới gan hoặc thượng vị tuơng ứng với vị trí khối lồng. - Không có hơi ở hố chậu phải do manh tràng đã di chuyển. - Các biểu hiện của tắc ruột: Mức nước, mức hơi, điển hình khi bệnh nhân đến muộn. - Chụp x quang bụng không chuẩn bị cũng cho phép xác định có liềm hơi hay không (ruột đã thủng hoặc chưa) giúp ích cho chỉ định điều trị. Chụp bụng bao giờ cũng có các hình ảnh đặc hiệu của lồng ruột. Những trường hợp chống chỉ định trong chụp đại tràng có bơm Baryt - Hội chứng viêm phúc mạc. - ỉa máu ào ạt. - Có liềm hơi trên phim chụp không chuẩn bị. - Hội chứng tắc ruột (không phải là một chống chỉ định tuyệt đối nhưng phải hết sức hận trọng khi chỉ định). Kỹ thuật: - Thủ thuật được tiến hành phải có mặt của phẫu thuật viên và kỹ thuật viên x quang. - Tiền mê: Atropin với Amynazin. - Bệnh nhân nằm ngửa chân duỗi. - Bốc thụt đựng chất cản quang được nối liền với một cannin đặt vào hậu môn. - áp lực không được vượt quá 120 cm nước. - Thuốc cản quang dừng ở đầu khối lồng sẽ cho một số hình ảnh đặc hiệu kinh điển: Hình càng cua, hình đáy chén, hình âm thoa. Nên chụp 1 phim lúc bắt đầu thấy hình ảnh lồng ruột và 1 phim sau khi đã tháo lồng được. Những năm gần đây người ta dùng phương pháp bơm khí vào đại tràng thay cho bơm Baryt. Hình ảnh của lồng ruột khi bơm khí cũng điển hình như bơm Baryt. ĐâY là thủ thuật an toàn, ít tốn kém. 5- Triệu chứng siêu âm. - Từ hơn 10 năm nay, siêu âm đã được sử dụng để chẩn đoán lồng ruột. - Khi cắt ngang: Khối lồng tạo nên một hình ảnh có đường kính ftrên 3 cm với vùng trung tâm tăng âm và vùng ngoại vi giảm âm. - Khi cắt dọc: Khối lồng có hình ảnh của một bánh xăng-uych (Sandwich). Siêu âm nên được sử dụng để chẩn đoán thay chụp đại tràng khi các biểu hiện lâm sàng không điển hình hoặc dễ kiểm tra kết quả tháo lồng. Đẩi với các tác giả có kinh nghiệm, siêu âm có thể cho kết quả chẩn đoán đúng 100% các trường hợp. . cũng sờ thấy khối lồng: Do khối lồng nằm núp dưới bờ sườn phải, góc gan hoặc khi khối lồng xuống thấp hơn nhưng bụng lại căng chướng do tắc ruột đến muộn. Tỷ lệ sờ thấy khối lồng từ 85-95% các. trực tràng bằng ngón tay. - Đại đa số các trường hợp lồng ruột có bí trung đại tiện (vì khối lồng gây tắc hoàn toàn). Tuy nhiên đôi khi ruột không tắc hoàn toàn bệnh nhân vẫn tiếp tục đại tiện. số bệnh nhân bị ỉa chảy sau khi lồng ruột xuất hiện. 2- Triệu chứng thực thể: - Sờ thấy khối lồng: Lúc bệnh nhân dịu cơn đau, bụng thường mềm, sờ thấy khối lồng thành một khối dài, di động,