Viêm thận- bể thận mạn tính (Kỳ 4) TS. Hoàng Mai Trang (Bệnh học nội khoa HVQY) 7. Biến chứng và Tiến triển. 7.1. Biến chứng: Biến chứng của bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào bệnh xảy ra ở một bên thận hoặc cả hai bên thận, bệnh mới xảy ra hay đã tái phát lâu ngày, bệnh có do nguyên nhân tắc nghẽn đường niệu phối hợp không. + Bệnh ở một bên thận: Thường âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt, chỉ phát hiện khi có biến chứng như: cơn đau quặn thận hoặc đợt nhiễm khuẩn bột phát. Nếu nguyên nhân do ứ tắc không được giải quyết thì thận ứ nước-ứ mủ, tổ chức xơ phát triển thay thế tổ chức lành của thận, thận bị phá hủy teo nhỏ xơ hoá gây cao huyết áp. + Bệnh ở cả hai bên: Bệnh xảy ra 2 thận hoặc một thận duy nhất, bệnh tiến triển nhanh dẫn đến tăng huyết áp; urê, creatinin máu tăng dần đi vào tình trạng suy thận. Khi có tắc nghẽn đường tiết niệu thì bệnh nhân bị vô niệu; urê, creatinin máu càng tăng nhanh chóng, nếu không được giải quyết cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể đi vào hôn mê và chết. + Bệnh diễn biến từ từ có những đợt bột phát, tái phát: Thường do nguyên nhân trào ngược nước tiểu từng đợt, xuất hiện rầm rộ do nhiễm khuẩn bột phát sau đó lại tiếp diễn im lìm, rồi lại tái diễn, cứ như thế bể thận dần bị phá hủy dẫn đến suy thận ngày càng nặng, có thể tử vong do suy thận. 7.2. Tiến triển: Tiến triển nói chung chậm, có khi hết vi khuẩn mà bệnh vẫn tiến triển. - Thường có các đợt tái diễn kịch phát. - Cuối cùng dẫn đến suy thận sau nhiều năm. - Suy thận càng nhanh, khi có: . Nhiều đợt viêm kịch phát tái diễn, không được điều trị kịp thời. . Tăng huyết áp. . Dùng các thuốc độc cho thận: colistin, polymicin, gentamycin, cyclophosphorin A, cephaloridin, amphotericin, kanamycin, streptomycin, methycillin, oxacillin, tetracyclin, vancomycin, sunfonamid, phenylbutazon, piroxicam 8. điều trị và Phòng bệnh. 8.1. Điều trị: * Điều trị viêm thận-bể thận mạn theo nguyên tắc: + Cần xét nghiệm cấy nước tiểu định lượng vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. + Giải quyết kịp thời các yếu tố tạo điều kiện dễ nhiễm trùng như: tắc nghẽn do sỏi hoặc các nguyên nhân khác phải được xác định. + Hết các triệu chứng lâm sàng không có nghĩa là khỏi hết vi khuẩn gây bệnh, nên phải cấy khuẩn theo dõi 2 đến 4 tuần sau khi ngừng kháng sinh để đánh giá điều trị thành công hay thất bại. Điều trị thất bại khi mà các triệu chứng lâm sàng không hết hoặc vi khuẩn vẫn còn trong nước tiểu ngay trong quá trình điều trị hoặc ngay sau điều trị. Điều trị thành công là hết các triệu chứng lâm sàng và hết vi khuẩn trong nước tiểu. + Các nhiễm khuẩn niệu tái phát cần phải được phân loại để xác định cùng một chủng hay do khác chủng. - Nếu tái phát sớm xảy ra trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc điều trị là cùng một chủng. - Nếu tái phát sau 2 tuần thường là nhiễm do một chủng mới. Tuy nhiên cần lưu ý: nếu điều trị đúng qui cách mà bệnh không đỡ cần phải xét lại chẩn đoán, biến chứng gì mới xuất hiện, chất lượng thuốc, hạn dùng, thực hiện y lệnh có đúng không. * Một số thuốc kháng sinh có thể dùng: + Nhóm bêta lactamin: Penicillin G, tiêm bắp thịt: 2-5 triệu đơn vị/ngày x 7-14 ngày. Uống 4-5 triệu đơn vị/ngày x 7-14 ngày. Ampicillin, uống 2-6g/ngày x 7- 14 ngày. Cloxacillin, uống 1-3g/ngày x 7-14 ngày. + Nhóm cephalosphorrin: Cephaloridin, uống 2g/ngày x 7-10 ngày. Cephapirin, uống 2g/ngày x 7- 10 ngày. Cephalecin (keflex), uống 2g/ngày x 7-10 ngày. + Nhóm aminoglycosid: dùng khi chưa có suy thận. Streptomycin, bắp thịt 1-2g/ngày x 10-14 ngày. Kanamycin, bắp thịt 1- 2g/ngày x 10-14 ngày. Tobramycin (nebcin), uống 3-5mg/kg/ngày x 7-10 ngày. + Nhóm quinolon: Ofloxacin, uống 400-600mg/ngày x 7 ngày. + Dẫn chất sunfamid: dùng khi chưa có suy thận. Sunfonamid, uống 2-4g/ngày x 10-14 ngày. Sunfamethoxazol (bactrin), uống 1g/ngày x 7-14 ngày. Chú ý: phụ nữ có thai, trẻ em và người già khi sử dụng kháng sinh cần phải cân nhắc kỹ, chỉ nên dùng penicillin, ampicillin. + Nếu có tăng huyết áp: phải điều trị các nhóm thuốc chống tăng huyết áp. + Khi có suy thận nặng: cần điều trị suy thận, lọc máu hoặc ghép thận. + Nếu một thận bị xơ hoá hoặc ứ nước-ứ mủ, mất chức năng hoặc bệnh nhân có tăng huyết áp thì cắt thận. 8.2. Phòng bệnh: + Phải uống đủ nước mỗi ngày 2-2,5 lít. Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục- tiết niệu; với nữ giới phải vệ sinh kinh nguyệt. Trong thời kỳ tân hôn, nếu không giữ gìn vệ sinh sinh dục- tiết niệu có thể nhiễm khuẩn tiết niệu cấp và gây viêm thận-bể thận mạn; mùa hè hoặc làm việc ở môi trường nóng phải uống nhiều nước hơn, cần đảm bảo lượng nước tiểu 1,5-2,5 lít/ngày. Đặc biệt những người có tiền sử đái ra sỏi hoặc đang bị sỏi thận-tiết niệu phải lưu tâm đến chế độ uống nước nhiều và chế độ ăn giảm bớt các thức ăn có chứa canxi (xương, sụn, cua…). + Người nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu. . Viêm thận- bể thận mạn tính (Kỳ 4) TS. Hoàng Mai Trang (Bệnh học nội khoa HVQY) 7. Biến chứng và Tiến triển sunfonamid, phenylbutazon, piroxicam 8. điều trị và Phòng bệnh. 8.1. Điều trị: * Điều trị viêm thận -bể thận mạn theo nguyên tắc: + Cần xét nghiệm cấy nước tiểu định lượng vi khuẩn và làm kháng . nếu không giữ gìn vệ sinh sinh dục- tiết niệu có thể nhiễm khuẩn tiết niệu cấp và gây viêm thận -bể thận mạn; mùa hè hoặc làm việc ở môi trường nóng phải uống nhiều nước hơn, cần đảm bảo lượng