Sử dụng thuốc lợi tiểu (Kỳ 5) docx

6 389 1
Sử dụng thuốc lợi tiểu (Kỳ 5) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sử dụng thuốc lợi tiểu (Kỳ 5) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.2. Thuốc lợi tiểu không gây mất kali: 2.2.1. Nhóm thuốc kháng aldosterol: + Biệt dược: - Spironolacton: dạng viên có hàm lượng 0,1; cho uống 4-8viên/ngày. - Aldacton: dạng viên có hàm lượng 0,1; cho uống 4-8 viên/ngày. + Vị trí tác dụng: thuốc tác dụng lên phần cuối ống lượn xa và ống góp. Do có công thức gần giống với aldosterol nên thuốc ức chế cạnh tranh với aldosteron làm giảm tái hấp thu natri ở ống lượn xa và ống góp. Thuốc có tác dụng tốt ở bệnh nhân có cường aldosterol như: xơ gan, hội chứng thận hư, suy tim ứ huyết. + Hấp thu và thải trừ: hấp thu và thải trừ chậm; tác dụng tối đa chỉ đạt được sau khi uống thuốc 4-5 ngày. + Chỉ định: - Bệnh tăng aldosterol nguyên phát. - Tăng aldosterol do dùng các thuốc lợi tiểu khác. - Phù kèm theo tăng aldosterol thứ phát như: xơ gan, hội chứng thận hư, suy tim ứ huyết. + Chống chỉ định: - Suy thận cấp và suy thận mạn tính vì nguy cơ tăng kali máu. - Tăng kali máu. - Suy gan giai đoạn cuối. - Người cho con bú và thai nghén. + Tác dụng phụ: - Vì thuốc có tác dụng kéo dài nên có thể gây mất nước và tụt huyết áp nếu dùng thuốc tới khi hết hẳn phù, do đó phải ngừng thuốc trước khi hết hẳn phù. - Thuốc không gây mất kali nên có thể gây tăng kali máu, tăng nồng độ urê máu ở bệnh nhân suy thận. 2.2.2. Nhóm triamteren: + Biệt dược: triamteren; thuốc có dạng viên 50mg, cho uống 50- 150mg/ngày. + Vị trí tác dụng: thuốc trực tiếp ức chế trao đổi Na+, K+ và H+ ở ống lượn xa và ống góp theo cơ chế gần giống với aldosterol; nếu dùng đơn độc thì thuốc có tác dụng kém. + Chỉ định: - Phù, đặc biệt là phù do xơ gan và hội chứng thận hư. - Phối hợp với các thuốc lợi tiểu gây mất kali. + Chống chỉ định: - Suy thận cấp và suy thận mạn vì có nguy cơ tăng kali máu. - Các trường hợp có tăng kali máu. 2.2.3. Nhóm amilorit: + Biệt dược: amilorit; thuốc có dạng viên 5mg, cho uống 5-10mg/ngày. + Vị trí tác dụng: tương tự như triamteren. + Hấp thu và thải trừ: tác dụng sau uống 2-4giờ; thuốc được đào thải nguyên dạng qua thận nên sử dụng tốt khi có suy chức năng gan nhưng chức năng thận bình thường. + Chỉ định và chống chỉ định: giống như triamteren. Các thuốc lợi tiểu trên không gây mất kali nên không gây tăng đường máu hoặc axít uric máu, có thể dùng cho các bệnh nhân dễ bị các tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc lợi tiểu gây mất kali. Phải cho thuốc trong thời gian ít nhất 2 tuần trước khi điều chỉnh liều lượng để đánh giá đúng kết quả. + Tác dụng phụ của nhóm thuốc lợi tiểu không gây mất kali: kích thích ống tiêu hoá, ngủ gà, vú to, liệt dương, mất kinh, kéo dài thời gian bán huỷ của digoxin. 2.3. Thuốc kết hợp: Để khắc phục nhược điểm của các thuốc lợi tiểu gây giảm kali máu, người ta phối hợp 2 loại thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu gây mất kali và thuốc lợi tiểu không gây mất kali. + Modurêtic: amilorit + thiazit. + Aldactazin: spironolacton + thiazit. + Cycloteriam: triamteren + thiazit. 2.4. Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Thuốc lợi tiểu thẩm thấu bao gồm các chất có áp lực thẩm thấu cao, được lọc dễ dàng qua cầu thận, ít bị tái hấp thu ở ống thận do đó gây tăng áp lực thẩm thấu của dịch lọc trong lòng ống thận nên kéo theo nước gây lợi tiểu. Thuốc hay được dùng là manitol. Manitol: dung dịch 10%, 15%, 20%; liều có thể dùng 100-300ml/ngày, truyền tĩnh mạch nhanh. Thận trọng khi dùng trong suy tim vì làm tăng gánh tuần hoàn. Trong suy thận cấp có vô niệu, liều ban đầu dùng dung dịch 20%x100ml, truyền tĩnh mạch nhanh. Nếu có đáp ứng, có thể truyền tiếp liều thứ 2. Nếu không có đáp ứng phải ngừng vì có thể gây hoại tử ống thận do tăng áp lực thẩm thấu. Thuốc có tác dụng chống phù não rất tốt. 2.5. Một số chất có tác dụng lợi tiểu: + Nhóm xanthyl: theophylin dạng viên có hàm lượng 0,1; synthophylin, aminophylin dạng ống tiêm có hàm lượng 0,24. Thuốc làm tăng tần số tim và giãn mạch do đó làm tăng dòng máu tới thận và làm tăng mức lọc cầu thận. Thuốc gây tác dụng lợi tiểu nhẹ và có lợi trong điều trị phù phổi cấp vì có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản. + Nước sắc tầm gửi cây gạo; nước sắc râu ngô; nước sắc bông mã đề; nước sắc rễ cỏ tranh; nước sắc tua rễ đa là các thuốc đông y có tác dụng lợi tiểu. + Canh rau cải, cải bắp cũng có tác dụng gây lợi tiểu nhẹ. . digoxin. 2.3. Thuốc kết hợp: Để khắc phục nhược điểm của các thuốc lợi tiểu gây giảm kali máu, người ta phối hợp 2 loại thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu gây mất kali và thuốc lợi tiểu không gây. Sử dụng thuốc lợi tiểu (Kỳ 5) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.2. Thuốc lợi tiểu không gây mất kali: 2.2.1. Nhóm thuốc kháng aldosterol: + Biệt. triamteren. Các thuốc lợi tiểu trên không gây mất kali nên không gây tăng đường máu hoặc axít uric máu, có thể dùng cho các bệnh nhân dễ bị các tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc lợi tiểu gây mất

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan