Mô hình nào cho doanh nghiệp thế giới? Các doanh nghiệp (DN) thế giới đang đứng trước quyết định tái cấu trúc để tồn tại trong môi trường kinh doanh mới bị biến dạng bởi cuộc khủng hoảng tài chính: Phình ra hay thu hẹp lại, bãi bỏ rào cản hay gia tăng bảo hộ? Năm 1996, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đá có phát biểu gây chấn động: "Thời đại của chính quyền lớn đã kết thúc", ám chỉ: "Thời hoàng kim của những đại tập đoàn đã qua rồi”. Thực tế là những tập đoàn khổng lồ từng thao túng toàn bộ nền kinh tế tư bản, đã bị dư luận công kích, và rồi chính những người khổng lồ bị những DN tí hon qua mặt. Chẳng hạn, cái tên vang bóng một thời Pan Am gần như biến mất khỏi danh sách những công ty lớn. Người khổng lồ công nghệ IBM phải cầm cự bằng cách sa thải 122.000 nhân viên, một phần tư tổng lực lượng lao động của hãng vào những năm 1990- 1995… Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu, nhiều tập đoàn lớn như Citigroup và General Motors lại le lói hy vọng trước chủ trương giải cứu của Chính phủ. Không những có thêm năng lượng từ hàng tỷ USD trợ giúp, các tập đoàn lớn cũng đang có những lợi thế mới mà thị trường toàn cầu đem lại. Cuộc khủng hoảng là thử thách khắc nghiệt đối với nhiều công ty trẻ, vì thị trường đầu tư mạo hiểm bị thu hẹp,và cấu trúc công ty nhỏ còn yếu kém khó đứng vững trước giông bão. Trong khi đó các tập đoàn có lợi điểm như không bị khủng hoảng nhà cung ứng. Các công ty nhỏ sản xuất và bán đồ chơi trẻ em, thức ăn chó, mèo lao đao khi nguyên liệu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc) là hàng thứ phẩm, chất lượng kém. Ngược lại, những tập đoàn luôn kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng. Hơn thế nữa, những "người khổng lồ" đang trên đường hoàn thiện bằng cách cắt giảm nhân sự thừa, đẩy mạnh tiếp cận thị trường toàn cầu và nguồn chất xám dồi dào. Cisco đi tiên phong trong việc sử dụng kỹ thuật video tối tân để giao tiếp nội bộ; IBM tập trung nhân tài, lần gần đây nhất là 150.000 người, để cùng suy nghĩ giải pháp tìm ra phát kiến xây dựng sản phẩm mới Xu hướng này được củng có bằng những thương vụ sáp nhập giữa những cái tên khổng lồ thành những cái tên "đại không lồ": Oracle - Sun Microsystems chấp thuận đứng cùng hàng ngũ trong một thương vụ lên tới 714tỷ USD. Trước đó ít lâu, Microsoft cũng làm giới công nghệ sục sôi bằng hợp đồng hợp tác trong vòng 10 năm vơi Yahoo! để phân chia lại thế giới internet. Nhưng trên thực tế, lịch sử cho thấy không có sự phân biệt rạch ròi giữa công ty nhỏ và tập đoàn lớn. Apple Computer do Steve Jobs và Steve Wozniak sáng lập năm 1976 trong gara ô tô. Microsoft và Dell Computer đều ra đời qua ý tưởng của những người trẻ tuổi Larry Page và Sergey Brin thì thành lập Google tại phòng ngủ tập thể trường Stanford Sự phát triển nhanh chóng của những người tí hon thành khổng lồ này cho thấy, luôn có sự cộng sinh giữa những tập đoàn lớn và các công ty nhỏ. Đại tập đoàn có ưu thế vốn, đáp ứng nhu cầu số lượng của thị trường lớn; còn các công ty nhỏ thì có bộ máy gọn, dẫn đến khả năng cho ra đời sản phẩm nhiều cải tiến Chính vì vậy, các chuyên gia kinh tế hiện nay kêu gọi nhưng nhà làm luật của các nền kinh tế lớn toàn cầu đừng lún sâu vào sai lẩm bảo hộ một vài tên tuổi quen thuộc mà cần cởi bỏ những rào cản phát triển của DN trẻ, để các công ty ở mọi quy mô đều chung tay góp sức vực dậy nền kinh tế, khôi phục sức mua thị trường. Thực tế cho thấy, kinh tế Mỹ phát triển rực rỡ hơn châu Âeex trong những thập kỷ gần đây, vì những DN nhỏ được tạo điều kiện dễ dàng thành lâp và phát triển. Chỉ 5% công ty thành lập từ năm 1980 tại Liên minh châu Âu lọt vào danh sách 1.000 công ty lớn nhất EU; trong khi tỷ lệ này tại Mỹ là 22% . Mô hình nào cho doanh nghiệp thế giới? Các doanh nghiệp (DN) thế giới đang đứng trước quyết định tái cấu trúc để tồn tại trong môi trường kinh doanh mới bị biến dạng. sôi bằng hợp đồng hợp tác trong vòng 10 năm vơi Yahoo! để phân chia lại thế giới internet. Nhưng trên thực tế, lịch sử cho thấy không có sự phân biệt rạch ròi giữa công ty nhỏ và tập đoàn lớn chóng của những người tí hon thành khổng lồ này cho thấy, luôn có sự cộng sinh giữa những tập đoàn lớn và các công ty nhỏ. Đại tập đoàn có ưu thế vốn, đáp ứng nhu cầu số lượng của thị trường