Câu hỏivàtrảlời xung quanhviệcmởdoanhnghiệptạinhà (Phần 1)
Sống cuộc sống mà bạn muốn. Làm những việc mà bạn thích. Và tất cả đều được tiến
hành tại nhà. Hãy lắng nghe lời khuyên của Paul và Sarah Edwards, tác giá của nhiều
cuốn sách tư vấn cho những người muốn mởdoanhnghiệp
Hỏi: Tôi đã sẵn sàng để trở thành ông chủ của chính mình hay chưa?
Trả lời: Vào thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ XX và thế kỷ XXI, khi một nửa số người dân Mỹ
đang làm chủ của chính mình, thì rất ít người hỏicâuhỏi này. Nền kinh tế hồi phục và tăng
trưởng hiện tại đang khiến cho số lượng việc làm giảm đi, trong khi năng suất lao động vẫn tăng
lên. Nhiều phân đoạn sản xuất thuộc hầu hết các khu vực kinh tế được chuyển ra thị trường lao
động ở nước ngoài vì giá thuê nhân công rẻ. Xu hướng này khiến ngày càng nhiều người cần
phải tự tạo công việc cho mình. Để trảlờicâuhỏi này, bạn hãy tự đánh giá bản thân dựa trên
bản trắc nghiệm sau đây. Trắc nghiệm này sẽ đánh giá mức độ sẵn sàng tự làm chủ của bạn, và
xác định xem bạn còn cần phải làm gì để tiến tới ngưỡng cửa của việcmởdoanhnghiệptại nhà.
1. Bạn có dành nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch hơn thời gian làm việc không?
2. Bạn có bao giờ chợt thấy mình đang mơ mộng trong khi làm việc không?
3. Bạn có lo lắng nhiều hơn hành động không?
4. Bạn có tự hỏi rằng, liệu mình có quá già để khởi sự doanhnghiệp không?
5. Trong cuộc sống, khi một sự thay đổi tích cực nào đó càng đến gần, bạn có càng cảm thấy
khó vượt qua các trở ngại không?
6. Bạn có cảm thấy cần phải học về việc khởi sự và điều hành doanhnghiệp càng nhiều càng tốt,
trước khi bạn dấn thân vào đó không?
7. Bạn có lo lắng sự bất tài sẽ ngăn trở bạn theo đuổi những mục đích của mình không?
8. Bạn có cảm thấy khó khăn khi tiến hành các dự án và hoàn thành các dự án đó không?
9. Bạn có cảm thấy mình muốn khởi sự một doanh nghiệp, nhưng lại bối rối khi nghĩ xem nên mở
doanh nghiệp gì không?
10. Bạn có lo rằng bạn biết quá ít về việc khởi sự và điều hành một doanhnghiệp không?
11. Có phải sự ngại ngùng hay không thích việc tiếp thị làm bạn không tin rằng bạn có thể trở
thành chủ của chính mình?
12. Bạn có thường hoãn các công việc cần làm cho đến khi vấn đề trở nên cấp bách không?
13. Bạn có nhận được những phản ứng mà bạn không mong muốn, khi kể với mọi người về ý
tưởng kinh doanh của bạn không?
14. Nỗi sợ phải thay đổi có làm tê liệt các nỗ lực để đạt tới ước mơ của bạn không?
15. Có phải bạn biết rõ mình thích làm gì, song lại cho rằng việc đó không thực tế không?
16. Bạn có cảm thấy choáng váng khi nghĩ tới tất cả các loại doanhnghiệp mà bạn có thể khởi
sự không?
17. Bạn có cảm thấy mình muốn làm quá nhiều thứ đến mức bạn sẽ không có đủ thời gian để
thực hiện trọn vẹn một việc nào không?
18. Có phải bạn biết rõ mình muốn làm gì, nhưng không biết làm thế nào có được nguồn tài
chính để hỗ trợ công việc đó?
19. Có phải có những vấn đề đáng quan tâm khác chắn trên con đường thực hiện kế hoạch kinh
doanh của bạn không?
20. Có phải bạn vẫn chưa hiểu rõ mình có thể khởi sự loại doanhnghiệp gì và vẫn còn rất trẻ với
tuổi đời 50 không?
21. Có phải bạn khó ra quyết định, và một khi đã quyết định rồi lại cảm thấy khó theo đuổi việc đó
không?
22. Có phải các kế hoạch khởi sự doanhnghiệp của bạn bị trì hoãn vì bạn không có đủ tiền để
biến chúng thành hiện thực không?
23. Bạn có lo rằng bạn chọn đúng ngành kinh doanh nhưng rồi thất bại, hoặc sẽ có thể chọn
nhầm ngành kinh doanh không?
24. Những người quan trọng trong cuộc đời của bạn (vợ/chồng, gia đình, bè bạn) có tỏ ra coi
thường, hay thậm chí phản đối khát vọng khởi sự doanhnghiệp của bạn không?
Hãy cho 1 điểm với mỗi câutrảlời “Có” và 0 điểm cho mỗi câutrảlời “Không”, sau đó hãy cộng
số điểm của tất cả các câutrảlời lại và xem phần đánh giá dưới đây.
Kết quả:
0-8 điểm: Con đường bạn chọn khá bằng phẳng. Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng
thực sự là bạn không bị trở ngại nhiều. Đúng là bạn gặp phải một số chướng ngại vật nho nhỏ,
nhưng ý tưởng và một số hành động của bạn đã đi đúng hướng. Bạn đang bon bon trên con
đường chuẩn bị để tự làm chủ của chính mình.
9-16 điểm: Hơi vướng mắc một chút! Dường như bạn đang tự đấu tranh về những thay đổi bạn
cần tiến hành để thực hiện ước mơ trong đời của mình. Mặc dù bạn có nhiều nguyên nhân đúng
đắn để thực hiện những thay đổi lớn, song những lý do để không thực hiện lại ám ảnh bạn. Với
một ít trợ giúp, bạn sẽ có thể tập trung vào các khía cạnh tích cực – vào thành công mà bạn chắc
rằng mình sẽ đạt được nếu bạn một lòng quyết tâm – và ít lo lắng về các khía cạnh tiêu cực hơn.
Bạn nên đọc một số cuốn sách gợi ý các bước kinh doanh để biết cách giải quyết các vướng
mắc trên đường đi một cách có hệ thống.
17-24 điểm: Quả là bạn đang bị kẹt! Có thể bạn cũng nhận thấy điều này. Bạn thường bị lo lắng
quá mức về quá nhiều vấn đề khác nhau. Thật không may là bạn cảm thấy lưỡng lự, thậm chí sợ
hãi, khi nghĩ đến sự thay đổi. Hãy đọc những cuốn sách hay bài báo dành cho người mới khởi
nghiệp, tiến hành từng bước một theo chỉ dẫn để vượt qua từng trở ngại trên con đường thực
hiện ước mơ của bạn. Khi bạn đạt được những thành công nhỏ, bạn sẽ vững tâm hơn để làm
những điều lớn.
Những thắc mắc thường gặp liên quan đến kinh doanhtạinhà (tiếp theo)
Sống cuộc sống mà bạn muốn. Làm những việc mà bạn thích. Và tất cả đều được tiến
hành tại nhà. Hãy lắng nghe lời khuyên của Paul và Sarah Edwards, tác giá của nhiều
cuốn sách tư vấn cho những người muốn mởdoanh nghiệp.
Hỏi: Tôi luôn muốn khởi sự doanhnghiệp của riêng mình. Nhưng nên kinh doanh cái gì đây? Tôi
rối trí quá
Trả lời: Rất có thể nguyên nhân khiến bạn rối trí là vì bạn đã đặt câuhỏi sai. Có lẽ bạn đang tự
hỏi bản thân mình “có thể” làm gì, bạn “nên” làm gì, việc gì bạn có thể làm “tốt nhất”, hay bạn
thực sự không thấy những cơ hội hấp dẫn, hoặc ngược lại, thấy quá nhiều cơ hội làm bạn lúng
túng. Để thoát khỏi sự bế tắc đó, hãy đưa ra một câu khác: Tôi thích làm gì? Hãy tưởng tượng
nếu bạn có thể có được tất cả những gì bạn muốn thì bạn sẽ làm gì?
Trong quá khứ, hầu hết mọi người đều phải trả lời những câuhỏi mang tính “thực tế” hơn câu
hỏi trên, nhưng những thay đổi trong nền kinh tế hiện đại khiến người ta có thể khai thác những
mảng riêng biệt và làm những công việc mà trong quá khứ có lẽ không ai chịu trả tiền để thuê họ
làm. Vì thế, đừng hạn chế tương lai của bạn bằng những câuhỏilỗi thời “có thể làm gì?” Hãy tìm
một sự kết hợp hài hoà nhất giữa lối sống mà bạn muốn, kinh nghiệm và nền tảng văn hóa của
bạn, điều bạn mơ ước thực hiện với cái mà mọi người trả tiền để được sử dụng. Chúng tôi gọi
quá trình đó là “lập ma trận”.
Việc tìm được sự kết hợp để sau đó tạo ra lợi nhuận chắc chắn sẽ đòi hỏi bạn phải trải qua một
số thử nghiệm, nhưng cũng giống như bất kỳ chuyến đi nào, xác định cái đích phải tới là bước
đầu tiên để tìm được con đường dẫn bạn tới cái đích đó.
Hỏi: Tôi có cần vạch ra một kế hoạch kinh doanh không?
Từ lâu, chúng ta đã biết giá trị của một kế hoạch khởi sự doanhnghiệptạinhà là thúc đẩy suy
nghĩ của bản thân trước khi mạo hiểm đầu tư vào đó thời gian, tiền bạc và cả sức lực.
Peter Economy, đồng tác giả cuốn Lessons From the Edge: Success Secrets for Starting and
Growing a Business (Bài học từ Thương trường: Bí quyết Thành công để Khởi sự và Phát triển
Doanh nghiệp) đã phỏng vấn 75 người có công ty tạo ra trên 1 triệu USD/năm trước khi chủ
nhân của nó chạm ngưỡng tuổi 40. Theo Peter thì “Hầu hết mọi người đều nói rằng họ không
vạch ra kế hoạch kinh doanh nào cả. Các kế hoạch đó thường đóng vai trò như một lời xin lỗi vì
đã không đạt được thành công. Chính vì thế, hãy xắn tay áo vào việc ngay chứ không nên chần
chừ và hoạch định từng bước cho việc khởi nghiệp. Thời điểm duy nhất các công ty cần một kế
hoạch kinh doanh hoàn hảo là khi họ cần huy động vốn từ bên ngoài”.
Tương tự như vậy, David E. Gumpert, tác giả của How to Really Create a Successful Business
Plan (Làm thế nào để thực sự vạch ra một kế hoạch kinh doanh thành công) và Business Plan
That Win $$$ (Kế hoạch kinh doanh hái ra tiền) cũng vừa xuất bản cuốn Burn Your Business
Plan! (Hãy đốt bỏ kế hoạch kinh doanh của bạn!). Trong một phần nghiên cứu của mình,
Gumpert đã điều tra 42 nhà đầu tư tư nhân và phát hiện ra rằng, một nửa trong số họ đã đầu tư
vào các công ty mà chẳng hề xem kế hoạch kinh doanh, và gần hai phần ba đó quan niệm rằng
kế hoạch kinh doanh không quan trọng bằng ý kiến đánh giá tổng quan của chính họ về doanh
nghiệp. Gumpert đã thực hiện một nghiên cứu mang tính học thuật và kết luận rằng một kế
hoạch kinh doanh chính thức thậm chí có thể cản trở cơ hội thành công của các công ty trong
giai đoạn đầu. Liệu kế hoạch kinh doanh có phải là sản phẩm của thời đại @ và xuất hiện như
một trào lưu trong hàng chục cuốn sách cũng như chương trình học của mọi trường quản trị kinh
doanh không? Câutrảlời là “Đúng vậy”. Tuy nhiên, việc học những kiến thức về kinh doanhvà
thị trường vẫn có tầm quan trọng sống còn, vì thế, trước khi khởi sự một doanh nghiệp, bạn phải
chắc chắn có thể trảlời được những câuhỏi sau:
- Công việc kinh doanh của bạn là gì? Bạn định cho thuê áo cưới, bán các sản phẩm thể thao
hay cung cấp dịch vụ giải trí cho người cao tuổi?
- Bạn sẽ tạo ra sản phẩm hay dịch vụ? Ai sẽ là những người thường xuyên mua sản phẩm/dịch
vụ của bạn? Đâu là thị trường mục tiêu của bạn?
- Tại sao khách hàng lại nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có
những ưu điểm gì vượt trội so với sản phẩm và dịch vụ hiện đang có mặt trên thị trường?
- Cách tốt nhất để tiếp cận các khách hàng mục tiêu của bạn là gì?
- Bạn cần tiến hành những công việc gì để khởi sự kinh doanh? Theo bạn, bước đầu tiên là gì?
Bước thứ hai? Thứ ba?
- Bạn sẽ đặt giá sản phẩm và dịch vụ của bạn như thế nào, bạn dự đoán chi phí vàdoanh thu
của bạn là bao nhiêu?
Hỏi: Tôi sắp khởi sự doanhnghiệp riêng và đã lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, nhưng tôi gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin để có thể dự đoán chính sách về dòng tiền mặt.
Trả lời: Việc dự đoán dòng tiền mặt ban đầu có thể khá khó khăn, vì để biết được bạn cần bao
nhiêu tiền mặt, bạn cần ước lượng chính xác 4 yếu tố sau:
- Giá. Bạn cần xác định bạn sẽ thu về bao nhiêu tiền với mỗi đơn vị hàng hóa/dịch vụ mà bạn
cung cấp. Phí của bạn có thể tính theo giờ, theo dự án hay theo tiền hoa hồng tương ứng với kết
quả kinh doanh của bạn. Một số doanhnghiệpvànhà tư vấn đòi thù lao theo một tỷ lệ phần trăm
khoản tiền mà họ tiết kiệm hoặc kiếm được cho khách hàng.
- Chi phí. Bạn cũng cần biết bạn phải chi những khoản gì, chi bao nhiêu và nhận bao nhiêu. Tất
nhiên là bạn sẽ cần phải dự toán chi phí, nhưng bạn sẽ tìm thấy phương thức dự toán chung của
hầu hết các doanhnghiệp nổi tiếng trong các cuốn sách The Best Home Businesses for the 21st
Century (Các doanhnghiệptạinhà thành công nhất thế kỷ 21) và The Best Home Business for
People 50+ (Doanh nghiệptạinhà hiệu quả nhất giành cho những người trên 50 tuổi).
- Bạn sẽ có bao nhiêu giao dịch kinh doanh. Hãy xác định số khách hàng bạn sẽ phục vụ mỗi
tuần, mỗi thàng và quy mô các đơn đặt hàng hay dự án bạn sẽ nhận được. Những con số tiêu
chuẩn này trong ngành của bạn là bao nhiêu? Kế hoạch tìm hiểu thị trường của bạn như thế
nào?
- Phương thức thanh toán. Khách hàng sẽ thanh toán cho bạn khi nào và bằng cách nào cũng là
một yếu tố cần chú ý khi ước lượng dòng tiền mặt. Một số loại hình kinh doanh có thể nhận được
toàn bộ, hoặc một phần tổng số tiền trước khi thực hiện giao dịch. Một số loại khác đòi hỏi phải
thanh toán ngay sau khi giao hàng. Một số khác chỉ nhận được hóa đơn sau khoảng 30 ngày.
Một số công ty đợi tới 2-3 tháng trước khi trả hóa đơn. Hãy tìm hiểu xem thực tế thanh toán trong
ngành của bạn như thế nào?
Mặc dù lúc đầu bạn sẽ “đoán mò” cả 4 yếu tố này, nhưng một khi bạn đã hoạt động được một
thời gian, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn có thể theo dõi để dự toán dòng tiền mặt trong từng năm.
Tuy nhiên, vì lý do an toàn, hãy xây dựng dự toán của bạn theo xu hướng thấp hơn con số tính
ra một chút.
Nguồn : bwportal
. Câu hỏi và trả lời xung quanh việc mở doanh nghiệp tại nhà (Phần 1)
Sống cuộc sống mà bạn muốn. Làm những việc mà bạn thích. Và tất cả đều. sự doanh nghiệp của bạn không?
Hãy cho 1 điểm với mỗi câu trả lời “Có” và 0 điểm cho mỗi câu trả lời “Không”, sau đó hãy cộng
số điểm của tất cả các câu