U HẠT VÀNH (Granuloma annulare) pot

5 200 1
U HẠT VÀNH (Granuloma annulare) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

U HẠT VÀNH (Granuloma annulare) Giáo trình Bệnh Da và hoa liễu HVQY - Bệnh u hạt vành là bệnh da mạn tính căn nguyên không rõ, đặc trưng bởi một hoặc nhiều vòng nhẫn ở da hoặc dới da. - Colott- Fox (1895) lần đầu tiên mô tả với cái tên :" tổn thương vòng tròn ở các ngón tay". Sau này các tác giả Wells và Smith bổ sung thêm (1963). Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ 1- 2 tuổi đến cụ già. Nhưng chủ yếu ở trẻ em. Trên 2/3 trường hợp ở người nhỏ hơn 30 tuổi. Nữ giới bị bệnh nhiều hơn 2 lần so với nam giới. 1.Bệnh sinh: Nguyên nhân u hạt vành chưa rõ ràng, hơi giống như ban đỏ dạng thấp, thông thường biểu hiện sau khi côn trùng cắn (cho rằng do phản ứng mẫn cảm đối với căn nguyên). Hình thái lan toả hay biểu hiện ở vùng hở ( vùng ánh nắng chiếu vào). Các tổn thương kế tiếp xuất hiện sau điều trị bằng Canxiclorua. Có nhiều báo cáo nêu lên các tổn thương cực kỳ giống nhau như 2 anh em sinh đôi hoặc giống tính di truyền, hoặc coi là một phản ứng da đặc biệt . 2. Lâm sàng: Điển hình u hạt vành là rất giống nhau, tổn thương là vòng tròn hay vòng cung. Đường kính vài cm. Là các sẩn hay nút ăn vào trong da, bờ các nút có giới hạn rõ. Sẩn , nốt có mật độ chắc và ăn sâu xuống lớp nhú bì ( corium) hoặc đến lớp dưới da. Mầu sắc bình thường so với màu da xung quanh, nhưng có thể màu ngà, vàng hoặc hồng đỏ. Bề mặt nhẵn bóng, là để phân biệt với bệnh nấm da. Hiếm khi có vảy sừng ở trên . Sẩn không bao giờ vỡ tạo loét. Trung tâm của u hạt vành là bằng phẳng so với mặt da xung quanh hoặc có thể hơi lõm một ít. Mầu sắc không thay đổi, hồng nhẹ hoặc xanh lam hoặc hơi tối. Phần lớn các ca chỉ có một vòng nhưng cũng có thể vài vòng tổn thương, hiếm khi có chợt với kích thước khác nhau tổn thương thường đối xứng, ở bàn tay và cánh tay trên 60 % trường hợp ( theo Well). ở mông và đùi, cẳng chân chỉ 20 %. Có những bệnh nhân có rất nhiều tổn thương ở tứ chi cũng như ở toàn thân mình. Mặt và da đầu hầu như không bao giờ tổn thương. Zangel (1963) thông báo có sẩn điển hình ở niêm mạc miệng. Khi tổn thương ( sẩn, nút) mới rất khó chẩn đoán mà phải căn cứ vào chẩn đoán mô bệnh học . Một vài trường hợp có thể căn cứ vào hình ảnh điển hình như- ng thông thường số lượng ít. Một số tác giả thông báo có hàng trăm hoặc hàng nghìn tổn thương , có một bệnh nhân nữ 13 tuổi với rất nhiều sẩn màu vàng ở thân mình cùng với biểu hiện viêm khớp và viêm nội tâm mạc. 3. Liên quan bệnh nội tạng : Hình thái lan toả của u hạt vành có liên quan tới thấp khớp, viêm nội tâm mạc và đặc biệt thấy trong biến đổi tổ chức bệnh lý u hạt, dù sao nữa ngay cả những trờng hợp điển hình cũng hiếm thấy có liên quan tới bệnh hệ thống. Điện tim và tốc độ máu lắng bình thường, yếu tố thấp âm tính. Rhodes (1966) thấy có liên quan tới rối loạn chuyển hoá glucoza, nhưng cũng tuỳ cá thể. Về sau này một loạt tác giả khác Samman, Shrank thấy có sự liên quan giữa hình thái rải rác của u hạt vành và bệnh đái đường. 4. Cận lâm sàng : Bệnh nhân u hạt vành có rất ít biến đổi về các xét nghiệm thông thường. Moyer báo cáo tế bào aí toan E tăng 6- 10% ở những bệnh nhân u hạt có căn nguyên là do vết cắn côn trùng. Hình thái cấp tính tổn thương lan toả có liên quan đến yếu tố thấp thì tốc độ máu lắng cao 40 - 50 mm/ gìơ đầu, nhưng ở các hình thái thông thường thì phần lớn các xét nghiệm là không thay đổi. 5. Chẩn đoán phân biệt : Tổn thương của u hạt vành điển hình là tổn thương ở da, bề mặt có thể bong vẩy. Khi tổn thương không điển hình cần phân biệt với Sarco'idosis, với u hạt dạng hình đĩa và giang mai giai đoạn II, lichen phẳng. Khi tổn thương sâu, phân biệt với ban đỏ đa dạng, sẩn " mucin" với hình thái rải rác của u hạt vành. Tổn thương u hạt vành dới da giống nút khớp cả về lâm sàng và tổ chức bệnh lý. 6.Điều trị : Trước đây có nhiều hoá chất làm mất tổn thương . Như X quang trị liệu. Làm đông đặc với " éthylclo " hoặc các loại Freon, muối cacbodioxyt hoặc nitrozen lỏng, cắt bỏ u hạt vành, tiêm vào tổn thương hydrocooctizon, Procain hoặc Lidocain. 1963 Wells và Smith tiến hành nghiên cứu lại và kết luận tất cả các phơng pháp trên đều có tác dụng ít nhiều làm mất tổn thương. Gần đây nhất ngời ta tiêm Triamcinolone với tỷ lệ 1/3 ; 1/5 hoặc / 10 pha trong lidocai'n hoặc nước muối 9 %o có tác dụng tốt và tổn thương mất đi nhanh chóng. Điều trị trong dùng các muối salycylat, thuốc chống sốt rét hoặc cocticoit có kết quả không chắc chắn. 7. Tiến triển và tiên lượng : Xu hướng tự giảm dần của tổn thương đã được thừa nhận rõ. 1963 Wells và Smith thấy hơn 1/2 trong số 208 bệnh nhân u hạt vành tổn thương da bị mất đi sau 2 năm. 40 % trong số đó bị tái phát và tái vào đúng vị trí cũ của tổn thương. Các tổn thương tái phát mất đi dễ hơn tổn thương gốc và cũng khoảng 80 % cũng mất đi sau 2 năm. Các trường hợp cấp tính với tổn thương rải rác thường kèm với triệu chứng khớp và tính chất khớp thường đối xứng và tiến triển nặng hơn. . U HẠT VÀNH (Granuloma annulare) Giáo trình Bệnh Da và hoa li u HVQY - Bệnh u hạt vành là bệnh da mạn tính căn nguyên không rõ, đặc trưng bởi một hoặc nhi u vòng nhẫn ở da. thương s u, phân biệt với ban đỏ đa dạng, sẩn " mucin" với hình thái rải rác của u hạt vành. Tổn thương u hạt vành dới da giống nút khớp cả về lâm sàng và tổ chức bệnh lý. 6.Đi u trị. thấy có liên quan tới rối loạn chuyển hoá glucoza, nhưng cũng tuỳ cá thể. Về sau này một loạt tác giả khác Samman, Shrank thấy có sự liên quan giữa hình thái rải rác của u hạt vành và bệnh đái

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan