BAI KT TV 5 CUOI NAM (TR)

6 266 0
BAI KT TV 5 CUOI NAM (TR)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn: Tiếng Việt A. PHẦN I : ĐỌC HIỂU – ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 30 phút ) I. Đọc hiểu: Đọc thầm, làm bài cuối bài đọc. CON ĐƯỜNG QUÊ EM Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác. Bắt đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng bàn nước xếp hàng tư lát dọc, nhiều chỗ lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, nhà cửa san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất, nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “bàn cờ tướng” đúng là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia là phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc, đó chính là lối đi vào nhà em. Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy. Theo Hồng Lan Khoanh tròn vào chữ a, b, c hoặc d trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu: (5 điểm) 1. Bài văn tả cảnh gì? a. Con đường làng b. Phiến đá ven đường làng c. Làng quê d. Đêm trăng đẹp 2. Tác giả mêu tả mặt đường như vật gì vào dêm trăng sáng ? a. Như những phiến đá nhấp nhô b. Như ranh giới bản đồ c. Như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai d. Cả a, b đều đúng 3. Trong câu: “Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi.”. Tiếng “mặt” trong từ “mặt đường” có nghĩa giống tiếng “mặt” trong từ: a. Mặt người b. Mặt mũi c. Mặt biển d. Vắng mặt 4. Nhìn cái gì thì biết cổng từng nhà ? a. Nhìn phiến đá to nhất b. Nhìn những phiến đá ven đường c. phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc d. Số nhà 5. Trong câu: “Hai bên đường, nhà cửa san sát” từ mà không thể thay thế cho từ “san sát” là: a. Chật chội b. Chen chúc c. Thưa thớt d. Đông đúc 6. Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy”. Trạng ngữ trong câu này là trạng ngữ chỉ: Nguyễn Xu©n Trường Trêng TiÓu häc Hîp Hng a. Thời gian b. Địa điểm c. Nguyên nhân d. Mục đích 7. Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.” Từ “ Vui đùa” và “chạy nhảy” là từ: a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp b. Từ ghép có nghĩa phân loại c. Từ đơn d. Từ láy 8. Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Từ “ già” có thể thay thế bằng từ: a. Cổ kính b. Cổ thụ c. Cổ điển d. Cổ nhân 9. Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Và câu : “Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em.”. Câu văn này khi miêu tả đã sử dụng: a. Phép so sánh b. Phép nhân hóa c. Phép liên tưởng d. Cả ba cách trên. 10. Bài Văn tả theo thứ tự: a. Từ xa đến gần b. Từng bộ phận của cảnh c. Theo trật tự thời gian d. Cả 3 cách trên. II.Đọc thành tiếng: (5 điểm) Đọc bài văn trên trong khoảng 2 phút. Bài 1 : Lập làng giữ biển Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh : - Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả có gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi một vàn lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến thì để cho ai ? Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào. Bài 2 : Tranh làng Hồ. Từ ngày ít tuổi, tôi đã thích tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những Nguyễn Xu©n Trường Trêng TiÓu häc Hîp Hng người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh mà tươi vui. Trả lời các câu hỏi : 1. Bố Nhụ đã đưa ra những lí do gì để thuyết phục ông Nhụ ra nơi ở mới ? 2. Khi nhìn những bức tranh làng Hồ giải trên lề phố Hà Nội, tác giả có suy nghĩ gì ? Nguyễn Xu©n Trường Trêng TiÓu häc Hîp Hng KiÓm tra ViÕt ( Thêi gian lµm bµi : 60 phót) I. Chính tả: ( 15 phót ) 1.Bài viết (3 đ): II . TẬP LÀM VĂN ( 7 ®iÓm) Em hãy kể lại một kỷ niệm đẹp về tình bạn. Bài làm Nguyễn Xu©n Trường Trêng TiÓu häc Hîp Hng Nguyễn Xu©n Trường Trêng TiÓu häc Hîp Hng HƯỚNG DẪN CHẤM - L5 PHẦN I : Đọc 1.Đọc hiểu: Mỗi câu 0,5 điểm. Đáp án: 1.a ; 2.c ; 3.c ; 4.b ; 5.c ; 6.a ; 7.a ; 8.b ; 9.a ; 10.d 2.Đọc trả lời câu hỏi : (5 điểm ) - Đọc đúng, to, rõ ràng, diễn cảm (4 đ). - Đọc đúng, to, rõ ràng, ngắt nghỉ một số chỗ chưa đúng, còn ngắc ngứ 2 từ (3,5 đ). - Đọc đúng, to, rõ ràng, ngắt nghỉ một số chỗ chưa đúng, còn ngắc ngứ 5 đến 7 từ (3 đ). - Đọc đúng, to, rõ ràng, ngắt nghỉ một số chỗ chưa đúng, còn ngắc ngứ 7 từ trở lên cho ( 1 điểm) III.TLV( 7 điểm) -Bài viết đầy đủ 3 phần chính của bài văn kể chuyện. -Nêu được lý do chọn kể kỷ niệm đó. -Nêu được tính hấp dẫn của câu chuyện khiến người kể chọn kể. -Nêu được ý nghĩa của câu chuyện đối với người kề -Bài học rút ra từ câu chuyện trên. -Trình bày 1 điểm. Bài viết chính tả: Tiếng đàn Thủy nhận cây đàn vi – ô – lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc- sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Lưu Quang Vũ Nguyễn Xu©n Trường Trêng TiÓu häc Hîp Hng . häc Hîp Hng HƯỚNG DẪN CHẤM - L5 PHẦN I : Đọc 1.Đọc hiểu: Mỗi câu 0 ,5 điểm. Đáp án: 1.a ; 2.c ; 3.c ; 4.b ; 5. c ; 6.a ; 7.a ; 8.b ; 9.a ; 10.d 2.Đọc trả lời câu hỏi : (5 điểm ) - Đọc đúng, to, rõ. ràng, ngắt nghỉ một số chỗ chưa đúng, còn ngắc ngứ 2 từ (3 ,5 đ). - Đọc đúng, to, rõ ràng, ngắt nghỉ một số chỗ chưa đúng, còn ngắc ngứ 5 đến 7 từ (3 đ). - Đọc đúng, to, rõ ràng, ngắt nghỉ một. gần b. Từng bộ phận của cảnh c. Theo trật tự thời gian d. Cả 3 cách trên. II.Đọc thành tiếng: (5 điểm) Đọc bài văn trên trong khoảng 2 phút. Bài 1 : Lập làng giữ biển Bố Nhụ vẫn nói rất điềm

Ngày đăng: 02/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan