BÀI GIẢNG BASEDOW (Kỳ 4) pps

5 272 0
BÀI GIẢNG BASEDOW (Kỳ 4) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI GIẢNG BASEDOW (Kỳ 4) VI. CHẨN ĐOÁN 1. Thể điển hình: Gặp ở phụ nữ trẻ với đầy đủ các dấu chứng lâm sàng như trên. 2. Thể triệu chứng: Ưu thế một số cơ quan: Biểu hiện tim. Biểu hiện thần kinh. Biểu hiện cơ. Nhược cơ nặng và Basedow. Bệnh xương nhiễm độc giáp. Biểu hiện tiêu hóa. Basedow và nôn mửa. Biểu hiện huyết học. Thể vú to và Basedow. Basedow và tăng cân. 3. Thể liên quan nguyên nhân: Phối hợp với các bệnh lí tự miễn khác. Suy vỏ thượng thận và Basedow. Đái tháo đường và Basedow. 4. Các thể sinh học: - Tăng T3 chủ yếu. - Tăng T4 chủ yếu. 5. Các thể tiến triển: Thể điển hình: trở về bình giáp sau điều trị. Thể thoái triển tự phát: 10-20% Thể cấp và bán cấp: trong thể bán cấp thường phối hợp với dấu gầy nhiều, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, có sốt và biểu hiện tâm thần; thể cấp thường xảy ra do sai lầm điều trị, đặc biệt chuẩn bị nội khoa không tốt ở bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật. Thể vô tình cảm (apathies): thường gặp ở người lớn tuổi, bệnh cảnh trội về yếu cơ, liệt, chán ăn và rối loạn nuốt. Thường chẩn đoán khó. 6. Chẩn đoán phân biệt: - Teo cơ trong trường hợp bệnh cơ nặng cần phân biệt bệnh cơ nguyên phát. - Liệt chu kì giáp trạng thường xảy ra ở phụ nữ Châu Á, gây liệt đột ngột và giảm kali máu, đôi khi xảy ra tự phát, có thể dự phòng bằng dùng kali và thuốc ức chế β. - Tim trong cường giáp: khởi đầu loạn nhịp có hồi phục, không đáp ứng với digoxin, kèm tăng cung lượng tim. - Khoảng 50% không có bệnh lý tim tiềm tàng, bệnh đáp ứng với thuốc kháng giáp. - Người lớn tuổi biểu hiện sụt cân, bướu giáp không lớn, rung nhĩ chậm và trầm cảm (nặng gọi là cường giáp vô tình cảm = apathic hyperthyroidism). - Người phụ nữ trẻ đôi khi khởi đầu với mất kinh, vô sinh. - Hội chứng cường thyroxin do rối loạn albumin gia đình: do có bất thường albumin liên kết chủ yếu với T4, liên kết kém với T3, kết quả tăng T4, FT4 nhưng FT4, FT3 và TSH bình thường, cần phân biệt tình trạng bình giáp trong cường giáp. VII. BIẾN CHỨNG Do cơ chế bệnh sinh liên quan tự miễn bệnh có thể hồi phục tự phát hoặc do điều trị. Trong quá trình diễn biến bệnh thường gặp 2 biến chứng: 1. Bệnh cơ tim nhiễm độc giáp: Thường biểu hiện dưới 2 dạng: 1.1. Rối loạn nhịp tim: đa dạng với nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu, nhịp nhanh kịch phát trên thất 1.2. Suy tim cường giáp: Cần phân biệt 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn đầu suy tim tăng cung lượng (nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, cơ tim tăng co bóp ) và (2) Giai đoạn sau là thể bệnh cơ tim (phù, khó thở, tim lớn, rối loạn nhịp, suy tim, huyết áp giảm, chức năng co bóp tim giảm ). 2. Cơn cường giáp cấp: - Thường xảy ra ở bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị kém. - Khởi phát sau một sang chấn (phẫu thuật, nhiễm trùng hô hấp, chấn thương, tai biến tim mạch, sau sinh ). - Khi điều trị triệt để (phẫu thuật, xạ trị liệu) không được chuẩn bị tốt. Bệnh cảnh lâm sàng với các triệu chứng: + Sốt cao 40-41°C, đổ mồ hôi, mất nước. + Nhịp tim rất nhanh, rối loạn nhịp, suy tim, choáng trụy mạch. + Run, kích thích, thương tổn cơ (rối loạn nuốt), mê sảng, hôn mê. + Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, vàng da. + Có thể gặp cơn bão giáp vô cảm (apathetic storm) với đặc trưng yếu cơ, vô tình cảm, rối loạn tâm thần. Chẩn đoán dựa vào các dữ kiện lâm sàng được gợi ý. Nên điều trị tích cực ngay, không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm. 3. Lồi mắt ác tính: (xem phần tổn thương mắt). . BÀI GIẢNG BASEDOW (Kỳ 4) VI. CHẨN ĐOÁN 1. Thể điển hình: Gặp ở phụ nữ trẻ với đầy đủ các dấu chứng lâm. Biểu hiện cơ. Nhược cơ nặng và Basedow. Bệnh xương nhiễm độc giáp. Biểu hiện tiêu hóa. Basedow và nôn mửa. Biểu hiện huyết học. Thể vú to và Basedow. Basedow và tăng cân. 3. Thể liên. quan nguyên nhân: Phối hợp với các bệnh lí tự miễn khác. Suy vỏ thượng thận và Basedow. Đái tháo đường và Basedow. 4. Các thể sinh học: - Tăng T3 chủ yếu. - Tăng T4 chủ yếu. 5. Các thể

Ngày đăng: 02/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan