1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khi bọn trẻ hỗn chiến potx

6 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 127,67 KB

Nội dung

Khi bọn trẻ hỗn chiến Chị em đôi khi cũng ghen tỵ, thậm chí có một số trẻ thường đánh em mình. Thấy vậy, cha mẹ phải can thiệp ngay. Quan tâm tới trẻ một cách công bằng Những xung đột giữa bọn trẻ nổi lên ở lứa tuổi 4-5. Giai đoạn này trẻ hình thành nhân cách và có thể muốn cư xử bạo ngược để tồn tại. Đó cũng là lúc trẻ nói sõi và có thể lực đủ mạnh. Tâm lý của trẻ là bắt nạt em để bố mẹ chú ý nhiều hơn. Khi đó, chủ yếu cha mẹ phải hiểu được tâm lý của cả hai chị em chứ không chỉ bênh kẻ yếu. Bạo lực là biểu hiện của sự bất ổn ngầm và trẻ không tự vượt qua được. Một số trường hợp do bố mẹ ít hiểu và gần gũi con. Hoặc ngược lại, nạn nhân đôi khi là ''cục cưng'' của mẹ và đứa trẻ kia ghen tỵ nên trả thù. Giữ cho con có nét khác biệt Ngay lúc can thiệp, bố mẹ có thể giúp con lớn đặt mình vào vị trí của em để giải thích cho con hiểu nó đã làm em đau. Với trẻ bị đánh, hãy hỏi nó cảm thấy thế nào. Không dung thứ mà cần nói rõ giới hạn và nghiêm cấm như không được đánh người khác và phạt ngay (như phạt nửa giờ tách biệt trong phòng, không được xem tivi ). Phần lớn xung đột khi chị em chênh nhau ít tuổi hoặc sinh đôi. Trẻ gây gổ có xu hướng lấn át đứa kia và cư xử của nó nhằm thể hiện mình. Vì vậy, việc khuyến khích hình thành nét tính cách riêng của trẻ rất quan trọng. Ví như với 2 trẻ sinh đôi thì mẹ nên để mỗi trẻ có hoạt động riêng. Không để 2 đứa trẻ tắm chung, không ngủ chung một phòng và chơi lần lượt với mỗi trẻ nếu có thể. Không cho 2 trẻ học chung một lớp cũng làm giảm xung đột: mỗi trẻ có thể xây dựng cho mình một thế giới bạn bè ngoài gia đình. Lắng nghe trẻ mà không phán xét Ông bà cũng có vai trò nhất định. Nếu trẻ thấy bà lắng nghe và hiểu mà không phán xét thì nó sẽ yên tâm, nhẹ nhõm và phát triển hài hòa những quan hệ gia đình ngoài quan hệ cha mẹ và con cái. Khi những cách này không hiệu quả, bọn trẻ vẫn luôn hỗn chiến với nhau, bạn cần đến gặp nhà tâm lý học để được tư vấn. Không thể xem nhẹ những tình huống bạo lực vì ở trẻ nhỏ những tình huống này có nguy cơ để lại dấu ấn sâu xa và lâu bền khó điều trị. Khi con bị bắt nạt - Tại sao con không đi học? Con coi mấy đứa nhỏ phải đi bán vé số đầy đường, còn con được đi học mà còn làm eo! - Con không thích đi học! Hết cha trừng đến mẹ trợn. Cậu bé lắc đầu nói trong nước mắt. Cha cậu chở cậu đi học được nửa đường đến trường rồi mà cậu vẫn thổn thức không nguôi. Tìm hiểu kỹ, mẹ cậu biết cậu thường bị bạn bè trong lớp chê nhỏ con và bị trấn lột, dù chỉ là cục gôm, cái bánh hoặc các bạn không cho chơi cùng. Trẻ con trêu chọc nhau thường mang tính đùa vui, nhưng một khi những trò vui này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc có xu hướng lấn át thì không phải mọi trẻ đều phản ứng giống nhau. Một số tự tin, coi đó chỉ là trò đùa, số khác nổi khùng lên đánh bạn. Một số trẻ cảm thấy bị tổn thương nhưng không dám thổ lộ với mẹ cha như trường hợp cậu bé trên. Thái độ phản ứng khác nhau phụ thuộc vào tư chất, vào tính cách của đứa bé, vào vị trí của bé trong gia đình. Vậy cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt? Tuyệt đối không làm ngơ cho rằng trẻ con nào cũng thế. Nên gặp thầy cô giáo để xem con mình có thích nghi được với tập thể hay bị cô lập. Nếu trẻ hòa nhập tốt, sẽ tránh được những trêu chọc khó chịu. Một đứa bé phải đeo kính, đeo hàm chỉnh răng… cần được cô giáo giải thích không phải là chuyện gì lạ lắm, nhiều bạn khác cũng như thế và có thể chơi với bạn bình thường. Về phần mình, cô giáo có thể giao cho bé đó công việc tập thể, như báo cáo sĩ số, phát tập cho lớp để giúp trẻ tự tin hơn. Ðừng làm cho trẻ khác người như cho trẻ đeo nhiều đồ trang sức, ăn mặc lạc điệu, nhuộm tóc, sơn móng tay, son phấn… Phát huy sở trường của con, nắm vững năng khiếu của từng trẻ để khen ngợi. Khuyến khích trẻ tham gia những trò tập thể. Nhìn nhận sự việc một cách công bằng. Nếu trẻ chỉ trêu chọc nhau một chút thôi, bạn không nên làm lớn chuyện, hãy để chúng tự giải quyết. Ðó cũng là cách sau này trẻ tương tác với những người xung quanh. Nếu sự việc xảy ra nghiêm trọng, bạn hãy bình tĩnh và hết sức khách quan giải quyết để chấm dứt sự trêu chọc, trả lại sự tự tin cho con. Dù gì đi nữa, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng: mọi trẻ đều sẽ gia nhập môi trường học đường, dù chúng có tính cách hoàn toàn không giống nhau. Khi con cái đánh nhau Trẻ em không thể tránh khỏi bất hòa, đôi khi dẫn đến đánh nhau. Phần lớn các bậc cha mẹ thường bỏ mặc hoặc bênh vực những đứa nhỏ hơn. Điều này thường làm tình cảm giữa bọn trẻ xấu đi, và gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chia các bậc cha mẹ thành ba nhóm: nhóm thứ nhất can thiệp và giải thích điều phải trái; nhóm thứ hai đe nẹt, quát mắng và nhóm thứ ba không làm gì cả. Mặc dù các bậc cha mẹ (ở cả 3 nhóm) đều cho rằng nên giải quyết các xung khắc giữa bọn trẻ, nhưng trên thực tế khảo sát ở 88 gia đình có con từ 3-8 tuổi, hầu hết họ đều để mặc cho bọn trẻ đánh nhau. Vì sao cha mẹ thường không thể làm trọng tài khi con cái đánh nhau? Nguyên nhân thứ nhất là do họ cho đó chỉ là chuyện trẻ con, không đáng quan tâm. Điều này sẽ khiến cho trẻ không nhận ra được sai lầm của mình, và có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết những khó khăn sau này. Nguyên nhân thứ hai là do các bậc cha mẹ lo sợ sẽ xử lý thiên vị, vì vậy họ đã để cho trẻ tự giải quyết theo cách của mình. Trong trường hợp con bạn đánh nhau, tốt nhất là nên hòa giải chúng, phân tích và giải thích rõ việc bọn trẻ đánh nhau là không đúng, từ đó dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề nếu gặp trường hợp tương tự. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi con cái đánh nhau: - Không nên nuông chiều hay ủng hộ một phía vì sẽ làm trẻ ghen tị và hiếu chiến hơn. - Dạy cho trẻ biết sống chan hòa, thân ái, tôn trọng người khác, nhất là khi chúng là người trong cùng một gia đình. - Chỉ nên phạt trẻ khi bạn có lý do chính đáng, và giải thich rõ vì sao trẻ bị phạt. - Đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề và hướng trẻ vào cách giải quyết tốt nhất. . Khi bọn trẻ hỗn chiến Chị em đôi khi cũng ghen tỵ, thậm chí có một số trẻ thường đánh em mình. Thấy vậy, cha mẹ phải can thiệp ngay. Quan tâm tới trẻ một cách công bằng. và con cái. Khi những cách này không hiệu quả, bọn trẻ vẫn luôn hỗn chiến với nhau, bạn cần đến gặp nhà tâm lý học để được tư vấn. Không thể xem nhẹ những tình huống bạo lực vì ở trẻ nhỏ những. Ví như với 2 trẻ sinh đôi thì mẹ nên để mỗi trẻ có hoạt động riêng. Không để 2 đứa trẻ tắm chung, không ngủ chung một phòng và chơi lần lượt với mỗi trẻ nếu có thể. Không cho 2 trẻ học chung

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN