1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khi con trẻ tè dầm potx

5 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 133,17 KB

Nội dung

Khi con trẻ tè dầm Đôi khi các bậc phụ huynh thường cáu gắt và nạt nộ con mỗi khi trẻ đái dầm và chính sự gay gắt đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm lí của trẻ. Đái dầm có thể "đánh bại" bố mẹ và khiến đứa trẻ cảm thấy bối rối vì vậy mà rất nhiều gia đình đã phải "chiến đấu" với chứng đái dầm này hàng năm trời trước khi quyết định tham khảo hoặc xin lời khuyên của bác sĩ. Người ta ước tính rằng có đến 20% số trẻ trong độ tuổi sáu tuổi, và khoảng 5% số trẻ ở tuổi mười bốn thường xuyên đái dầm. Đôi khi đái dầm vẫn tiếp tục vào tuổi trưởng thành. Đái dầm là bệnh di truyền? Đái dầm được cho là một bệnh di truyền, nhưng nó không nhất thiết là bệnh trẻ được di truyền trực tiếp từ cha mẹ. Nếu trẻ có dì, ông bà hoặc chú có tiền sử về bệnh đái dầm thì rất có thể sau đó trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải chứng bệnh đái dầm. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ có những người thân có tiền sử đái dầm đều đái dầm. Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm Các nhà nghiên cứu tin rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ. Nguyên nhân đầu tiên là do bàng quang của trẻ chưa trưởng thành, hoặc bàng quang của trẻ thực sự không thể cầm cự được lượng nước tiểu qua đêm. Nguyên thứ hai được cho là do giấc ngủ của trẻ rất sâu giấc. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi trẻ ngủ sâu giấc, não của trẻ không nhận được tín hiệu của bàng quang phản ánh rằng lượng nước tiểu đã đầy và nó cần được đào thải ra ngoài. Do đó trước khi con đi ngủ, các mẹ nên đưa con vào nhà vệ sinh để trẻ loại bỏ lượng nước tiểu ra ngoài. Đái dầm có ảnh hưởng đến trẻ? Đái dầm có thể ảnh hưởng bất lợi đến lòng tự trọng và hình ảnh tự tin của trẻ. Thường thì trẻ sẽ không dám ngủ qua đêm ở nhà một ai đó vì sợ đái dầm, và khi thức giấc, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ và thất bại khi bố mẹ nói với trẻ rằng trẻ đã làm ướt giường của mình. Trẻ em cũng có nhận thức sâu sắc về cảm xúc của người khác đối với sự việc đái dầm, vì vậy cha mẹ nên chăm sóc cẩn thận con và không nên thể hiện sự bực bội hoặc trêu trọc trẻ khi trẻ đái dầm vì điều đó có thể khiến trẻ tổn thương tâm lí. Thay vào đó, cha mẹ cần hỗ trợ và chủ động trong việc giúp đỡ con vượt qua khó khăn này. Giúp con vượt qua bệnh đái dầm Có nhiều điều mà cha mẹ có thể làm để giúp con thoát khỏi chứng đái dầm bằng cách sau: - Hạn chế cho trẻ uống sau bữa ăn tối vì uống nước nhiều có thể khiến bàng quang của trẻ ứ đầy trong đêm. - Tạo lập cho trẻ thói quen đi vào nhà vệ sinh trước khi trẻ đi ngủ để làm rỗng bàng quang của mình. - Để điện dọc hành lang đi vào phòng vệ sinh để con có thể tự vào đó khi cần thiết. - Khi trẻ lên 7 tuổi mà vẫn mắc chứng đái dầm, cha mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để có được lời khuyên thực sự hữu hiệu. . Khi con trẻ tè dầm Đôi khi các bậc phụ huynh thường cáu gắt và nạt nộ con mỗi khi trẻ đái dầm và chính sự gay gắt đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm lí của trẻ. Đái dầm có. phải tất cả trẻ có những người thân có tiền sử đái dầm đều đái dầm. Nguyên nhân khi n trẻ đái dầm Các nhà nghiên cứu tin rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ. Nguyên. khác đối với sự việc đái dầm, vì vậy cha mẹ nên chăm sóc cẩn thận con và không nên thể hiện sự bực bội hoặc trêu trọc trẻ khi trẻ đái dầm vì điều đó có thể khi n trẻ tổn thương tâm lí. Thay

Ngày đăng: 01/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN