Phuong an xu ly ho Dam Rong1_Revised1

36 401 2
Phuong an xu ly ho Dam Rong1_Revised1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dề án xử lý Hồ Đầm Rong

Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 3 1.1. Mở đầu: 3 1.2. Nội dung Đề án: .4 1.3. Phạm vi nghiên cứu: .4 1.4. Tổ chức thực hiện: .4 1.5. Phương pháp thực hiện: 4 . 5 PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM .6 2.1. Hiện trạng của hồ đầm: 6 2.2. Kết quả quan trắc: 7 2.2.1. Các số liệu khảo sát trong quá khứ (từ năm 1998 đến 2003): .7 2.2.2. Kết quả quan trắc hiện tại: 8 2.3. Kết quả điều tra cộng đồng: .12 PHẦN 3 – CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM, TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA HỒ .15 3.1. Các nguồn gây ô nhiễm hồ: 15 3.1.1. Ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt: 15 3.1.2. Ô nhiễm từ các nguồn nước thải khác: 16 3.1.3. Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt: .18 3.2. Đánh giá khả năng tự làm sạch của hồ: 19 PHẦN 4 – XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN TỔNG HỢP TẠI ĐẦM RONG .21 4.1. Các căn cứ pháp xây dựng Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong 21 4.2. Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm: .21 4.3. Xác định chức năng của hồ: .22 4.4. Các giải pháp quản tổng hợp môi trường tại Đầm Rong .22 4.4.1. Cơ sở xây dựng và lựa chọn giải pháp: .22 4.4.2. Các giải pháp quản lý: .22 4.4.3. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm: 23 4.4.3.1. Giai đoạn 1: .23 4.4.3.2. Giai đoạn 2: 25 4.5. Khái toán kinh phí 25 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 5.1. Kết luận: .27 5.2. Kiến nghị 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO .29 Phụ lục 1. Dự toán các hạng mục và phân kỳ đầu tư .30 Phụ lục 2. Chương trình quan trắc kiểm soát môi trường Đầm Rong32 Phụ lục 3. Hiện trạng một số hồ trong thành phố Đà Nẵng .33 Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 1 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Phụ lục 4: Một số bản đồ liên quan .34 Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 2 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Mở đầu: Đầm Rong là một một hệ thống hồ có vị trí nằm ngay tại khu trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Đầm Rong bao gồm 2 hồ tự nhiên thông nhau, đó là Đầm Rong 1 có diện tích khoảng 12.000 m 2 và Đầm Rong 2 có diện tích khoảng 10.811m 2 [1]. Chức năng chính của Đầm Rong là điều tiết nước mưa, tiếp nhận và xử nước thải sinh hoạt của khu dân cư trung tâm thành phố Đà Nẵng. Lưu vực tiếp nhận nước thải khoảng 210 ha [2]. Phía Tây của lưu vực là đường Ông Ích Khiêm, phía Bắc là vịnh Đà Nẵng, phía Đông là đường Lê Lợi và phía Nam là đường Pasteur[2]. Trong quá khứ, Đầm Rong đã được khảo sát để xây dựng thành một hệ thống xử nước thải sinh hoạt hoàn chỉnh. Dự án này do Trung tâm nghiên cứu Môi trường - Viện quy hoạch đô thị và nông thôn thiết kế. Các chuyên gia môi trường của vùng NORD PAS - DE- CALAIS (Cộng hoà Pháp) và thành phố Đà Nẵng đã cộng tác đưa ra các giải pháp thực hiện. Nội dung chính của dự án xây dụng Đầm Rong 1 như là một bể lắng và xử một phần bằng phương pháp sinh học. Đầm Rong 2 sẽ được lắp đặt một hệ thống sục khí cưỡng bức nhằm xử nước thải theo phương pháp hiếu khí. Đối với Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng - Một dự án lớn về xử nước thải sinh hoạt của toàn thành phố, Đầm Rong cũng là một địa điểm cần quan tâm. Dự án đã thực hiện một số hạng mục nằm trong lưu vực của Đầm Rong là: nạo vét cống; Mở rộng cống đường Ông Ích Khiêm từ ga đến vịnh Đà Nẵng; Mở rộng cống đường Hải Phòng từ Ngô Gia Tự đến Ông Ích Khiêm; Xây cống đường Quang Trung từ Đống Đa đến Ông Ích Khiêm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dự án xây dựng khu xử nước thải tại Đầm Rong vẫn chưa thực hiện được. Hiện nay, Đầm Rong 1 đang được san lấp để khai thác quỹ đất, Đầm Rong 2 vẫn chưa được lắp đặt hệ thống sục khí để xử nước thải. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực là đáng báo động. Trên trang web của Bộ TNMT ngày 16/6/2005 có đăng bài về tình trạng ô nhiễm môi trường của Đầm Rong như sau: “Nước hồ Đầm Rong luôn xám xịt, đen ngòm. Mùi hôi thối và mầm mống của không biết bao nhiêu loại bệnh là những gì mà người dân sống xung quanh hồ phải chịu đựng hàng chục năm nay” hay như trên trang web của Môi trường ngành xây dựng có đăng tải bài báo có tự đề là Các hồ ở Đà Nẵng đang chết, trong đó có đoạn “ Tại Đà Nẵng, hồ ô nhiễm có bề dày lịch sử nhất là Đầm Rong, nước có màu đen xỉn. Hàng ngàn hộ dân sống ở khu vực phường Thuận Phước và Thanh Bình từ hàng chục năm nay sống chung với mùi hôi thối, muỗi, ruồi . Thật vậy, vấn đề ô nhiễm Đầm Rong là một trong những vấn đề môi trường đáng được quan tâm hiện nay của thành phố. Tại kỳ họp hội đồng nhân dân vừa qua, đồng chí Bí thư thành Uỷ Nguyễn Bá Thanh cũng nhấn mạnh cần phải xử triệt để vấn đề ô nhiễm tại khu vực này. Với định hướng phát triển Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 3 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng thành phố theo hướng du lịch thì việc nghiên cứu, đề ra các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản để cải thiện môi trường tại khu vực Đầm Rong là một việc làm cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Nội dung Đề án: - Đánh giá mức độ ô nhiễm của Đầm Rong và tác động đến đời sống nhân dân trong khu vực. - Phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm; xác định nguồn thải và tính toán tải lượng ô nhiễm. - Đánh giá khả năng tự làm sạch của hồ theo phương pháp phân huỷ sinh học tự nhiên như hiện nay. - Đề ra các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản để giảm thiểu ô nhiễm, cải tạo chất lượng môi trường Đầm Rong. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: - Do Đầm Rong 1 đang bị san lấp nên báo cáo này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Đầm Rong 2, mương dẫn từ Đầm Rong 2 đến Âu thuyền Thuận Phước và Âu thuyền Thuận Phước (nay được cải tạo làm thành âu thuyền Thuận Phước) - Đối với dân cư thì phạm vi nghiên cứu ở nhân dân các tổ đang sống xung quanh hồ Đầm Rong 2, mương dẫn ra Âu thuyền Thuận Phước thuộc 2 phường Thanh Bình và Thuận Phước. 1.4. Tổ chức thực hiện: - Báo cáo được thực hiện bởi nhóm chuyên viên kỹ thuật của Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú - Trong quá trình tổ chức điều tra, thu thập thông tin, đã phối hợp với các chuyên viên Phòng Tài nguyên môi trường Quận Hải Châu và UBND phường Thuận Phước. - Thời gian thực hiện: từ ngày 6 tháng 12/2006 đến 1/2007. 1.5. Phương pháp thực hiện: Báo cáo được thực hiện trên các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp: Thu thập, tập hợp các thông tin, số liệu và các đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan đến việc đánh giá chất lượng môi trường khu vực hồ nhằm đảm bảo lượng thông tin đánh giá. - Phương pháp khảo sát, điều tra thông tin cộng đồng tại hiện trường: xác định thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, xã hội, tự nhiên, xác định các nguồn gây ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm… - Lấy mẫu, đo đạc tại hiện trường và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước có trong TCVN. Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 4 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng - Phương pháp thống kê: cập nhật và xử các số liệu, dữ liệu điều tra, kết quả đo đạc chất lượng môi trường. - Phương pháp so sánh: so sánh chất lượng môi trường theo TCVN trước đây và TCVN 2001. - Phương pháp đánh giá tải lượng ô nhiễm của WHO - Phương pháp chuyên gia: Mời các chuyên gia tham gia phân tích, đánh giá ô nhiễm và đề xuất các biện pháp quản lý. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, ngành quản lý: đảm bảo tính phù hợp về pháp lý, kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 5 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM 2.1. Hiện trạng của hồ đầm: Hiện tại, nước thải đều đổ vào Đầm Rong 2 sau đó được dẫn qua một kênh dẫn hở có chiều rộng khoảng 6m, dài khoảng 500m rồi đổ vào Âu thuyền Thuận Phước, hồ này đã được cải tạo thành một âu thuyền để neo đậu các tàu thuyền đánh cá nhỏ trong khu vực rồi thông ra cửa Sông Hàn. Đầm Rong 2 có cao độ tương đối thấp nên bị tác động mạnh mẽ bởi chế độ triều của Sông Hàn. Trong thời gian khảo sát vào tháng 12/2006, biên độ triều tác động trong vào hồ giữa lúc thấp nhất và cao nhất là 0.6m. Khi triều lên, nước từ cửa sông dâng vào làm cho nước trong hồ không thoát ra được, đến khi triều xuống thì nước thải đã được trộn với nước sông thoát ra ngoài. Đầm Rong 2 có độ sâu trung bình từ 1,2 - 1,4m, Âu thuyền Thuận Phước có diện tích 20.028m 2 [1], độ sâu trung bình 1,4 – 1,6m. Tại Âu thuyền Thuận Phước do có tàu thuyền thường xuyên ra vào nên lớp bùn đáy tương đối ít, khoảng 0,2 – 0,3 m, trong khi đó tại Đầm Rong 2 lớp bùn đáy khảo sát được là rất lớn, độ dày trung bình của lớp bùn là 0,5 m có nơi lên đến 0,7 – 0,8m. Nguyên nhân tạo ra lớp bùn đáy này là do hồ tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải sinh hoạt nên có hàm lượng cặn rất lớn, một phần do sinh khối đã chết của các loại vi sinh, tảo có ở trong hồ gây nên. Quan sát kỹ nước ở trong hồ thấy có rất nhiều tảo nhỏ li ti, tại những nơi có lớp bùn đáy dày thấy có rất nhiều bọt khí nhỏ nổi lên mặt nước. Đây chính là những sản phẩm phân hủy yếm khí gây nên, cụ thể là những hợp chất như: H 2 S, N-NH 4 , CH 4 … Chính các chất khí này đã gây nên mùi hôi tại khu vực. Theo kết quả quan trắc nhiều năm, thì hàm lượng DO của nước Đầm Rong là rất thấp. Tại lớp nước bề mặt DO xấp xỉ 0,1 – 0,3mg/l, ở những tầng nước sâu hơn 0,5m hàm lượng DO xấp xỉ 0 mg/l. Đối với rác thải trên mặt hồ, dù luôn có 2 công nhân làm nhiệm vụ vớt rác thường xuyên nhưng vẫn không thể vớt được hết. Theo phản ánh của bà con trong khu vực thì những người từ nơi khác thường vứt rác xuống hồ vào ban đêm, đôi khi có cả xác súc vật chết. Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 6 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Đầm Rong khi triều lên Đầm Rong khi triều xuống Với các hiện tượng nêu trên cho thấy Đầm Rong 2 và Âu thuyền Thuận Phước đã bị phú dưỡng. Sự phú dưỡng (eutrophication) được khái niệm là làm giàu quá mức những chất dinh dưỡng trong nguồn nước gây nên sự phát triển bùng nổ các loài tảo, rong trong nguồn nước.[3] Hoặc, sự phú dưỡng hóa là sự phát triển của thực vật nước quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và mục đích sử dụng nước. Trong nước, tảo sử dụng CO 2 , Nitơ, phospho và các chất dinh dưỡng khác với một lượng rất nhỏ để phát triển. Khi nồng độ Nitơ, Phospho cao rong, tảo phát triển mạnh tạo nên một sinh khối lớn đến mức các loại động vật phù du không tiêu thụ được hết, dẫn đến đục nước, sau đó tảo sẽ chết hàng loạt. Tiếp đó là sự phát triển của các vi sinh vật sống trong lớp tảo mục nát, tiêu thụ một lượng lớn oxy làm oxy hòa tan trong nước bị suy giảm nghiêm trọng. Do thiếu oxy, các hợp chất hữu cơ bị phân hủy chậm và không hoàn toàn, các khí H 2 S, NH 4 , CH 4 , mercaptan…được hình thành gây nên mùi hôi thối. Mặt khác, tảo thối rửa lại chìm xuống đáy hồ với lớp bùn đáy ngày càng dày. Nhìn chung, hiện tượng phú dưỡng gây ra một số hậu quả như sau: - Sự đa dạng các loài sinh vật giảm đi, loài đặc trưng (thống trị) thay đổi; - Sinh khối động thực vật tăng lên; - Làm tăng độ đục của nước trong hồ; - Tốc độ lắng tăng, tuổi thọ tối đa của ao, hồ giảm; - Làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Từ những hậu quả kể trên đã dẫn đến các vấn đề sau: - Nước hồ có màu, mùi hôi, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan nguồn nước; - Nước trong hồ bị ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe; - Lớp bùn trong hồ tăng lên làm cản trở quá trình lưu thông nước. 2.2. Kết quả quan trắc: 2.2.1. Các số liệu khảo sát trong quá khứ (từ năm 1998 đến 2003): STT Thời gian quan trắc Chỉ tiêu phân tích (mg/l) Ghi chú BOD COD TSS NO 3 NH 4 * 1 3/2001 51 107 70 4,8 26,4 * 2 8/2001 71 95 60 3,6 12,3 * 60 78 18 - 37 58 77 15 - 23 76 105 26 - 23 76 97 36 8,4 27,5 Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 7 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng 54 96 26 3 13,5 28 73 6 2,6 13,1 6 1998 48 90 4 0,024 24 ** Giá trị lớn nhất 76 107 70 8,4 37 Giá trị trung bình 58 91 29 3,7 22,2 TCVN <25 <35 80 15 1 Ghi chú: - : Không có kết quả * : Số liệu từ chương trình quan trắc địa phương TP Đà Nẵng ** : Báo cáo nghiên cứu khả Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường TP Đà Nẵng. Từ kết quả quan trắc theo dõi chất lượng nước hồ từ năm 2001 đến 2003 với tần suất quan trắc 2 tháng một lần. Các kết quả quan trắc vào mùa khô (tháng 3, 4, 6) đã được tính toán, cho thấy giá trị trung bình vượt tiêu chuẩn khoảng từ 2,5 – 3,5 lần. Giá trị Max vượt tiêu chuẩn trên 3 lần. Các chỉ tiêu TSS và NO 3 thấp hơn tiêu chuẩn, còn chỉ tiêu NH 4 vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần, đối với giá trị trung bình thì cao hơn 22 lần và giá trị max cao hơn 37 lần. Điều này chứng tỏ hồ đã bị ô nhiễm hữu cơ khá nặng và chính nồng độ NH 4 cao đã làm cho không khí khu vực xung quanh hồ có mùi hôi. 2.2.2. Kết quả quan trắc hiện tại: Để thu thập thêm dữ liệu về chất lượng môi trường nước Đầm Rong, Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng đã tiến hành lấy mẫu với các nội dung như sau: - Thời gian lấy mẫu: 2 ngày, 14-15/12/2006 - Số lượng mẫu: 06 mẫu - Tần suất: 2 đợt trong 1 ngày, vào thời điểm triều thấp nhất và cao nhất trong ngày - Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu tổ hợp theo tầng. Tại mỗi vị trí lấy các mẫu đơn cách mặt nước 20cm cho đến đáy. Trộn chung các mẫu này lại để có mẫu tổ hợp đem về PTN phân tích. Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 8 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng - Kí hiệu mẫu: STT KHM Vị trí lấy mẫu Ngày lấy mẫu Thời điểm 1 H1 Mẫu nước đầu vào 14/12/06 Triều kiệt 2 H2 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 14/12/06 Triều kiệt 3 H3 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 14/12/06 Triều kiệt 4 H4 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 14/12/06 Triều kiệt 5 H5 Mẫu giữa hồ T.Phước (âu thuyền) 14/12/06 Triều kiệt 6 H6 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 14/12/06 Triều kiệt 7 M7 N.giếng nhà Ông Dũng 14/12/06 Triều kiệt 8 M8 N. Giếng công cộng tại tổ 14 14/12/06 Triều kiệt 9 H1.2 Mẫu nước đầu vào 14/12/06 Đỉnh triều 10 H2.2 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 14/12/06 Đỉnh triều 11 H3.2 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 14/12/06 Đỉnh triều 12 H4.2 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 14/12/06 Đỉnh triều 13 H5.2 Mẫu giữa hồ T.Phước (âu thuyền) 14/12/06 Đỉnh triều 14 H6.2 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 14/12/06 Đỉnh triều 15 H1.3 Mẫu nước đầu vào 15/12/06 Triều kiệt 16 H2.3 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 15/12/06 Triều kiệt 17 H3.3 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 15/12/06 Triều kiệt 18 H4.3 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 15/12/06 Triều kiệt 19 H5.3 Mẫu giữa hồ T.Phước (âu thuyền) 15/12/06 Triều kiệt 20 H6.3 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 15/12/06 Triều kiệt 21 H1.4 Mẫu nước đầu vào 15/12/06 Đỉnh triều 22 H2.4 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 15/12/06 Đỉnh triều 23 H3.4 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 15/12/06 Đỉnh triều 24 H4.4 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 15/12/06 Đỉnh triều 25 H5.4 Mẫu giữa Âu thuyền Thuận Phước 15/12/06 Đỉnh triều 26 H6.4 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 15/12/06 Đỉnh triều Đo nhanh tại hiện trường Lấy mẫu tại khu vực âu thuyền Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 9 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Kết quả quan trắc chất nước nước hồ được trình bày chi tiết tại phần phụ lục. Kết quả xử số liệu quan trắc một số chỉ tiêu được trình bày như sau: KHM pH DO TSS NO 3 - Dầu mỡ Coliforms NH 4 + BOD 5 COD - mg/L Mg/L mg/L mg/L MPN/100mL mg/L mg/L mg/L TCVN 5942- 1995 5,5 - 9,0 2,00 80,0 15,0 0,30 10,000,0 1,0 25,0 35,0 HĐRmax 7,8 1,10 55,0 23,7 1,40 260,000,000,0 33,0 96,0 166,0 HĐRmin 7,3 0,09 19,7 7,4 0,10 7,500,000,0 14,0 53,0 90,0 HĐRavg 7,4 0,27 41,4 15,4 0,64 87,725,000,0 22,0 67,0 113,3 HKDmax 7,8 1,10 96,0 63,2 0,80 3,600,000,0 40,0 102,0 168,0 HKDmin 7,3 0,10 27,0 13,1 0,20 95,000,0 20,0 45,0 83,0 HKDavg 7,4 0,36 65,1 25,8 0,40 1,296,875,0 26,1 68,0 115,7 HTPmax 7,6 0,40 93,0 32,8 0,50 35,000,000,0 21,0 64,0 109,0 HTPmin 7,3 0,10 60,0 5,4 0,20 2,900,000,0 8,0 6,0 10,0 HTPavg 7,4 0,22 67,7 16,1 0,30 16,437,500,0 15,4 44,3 75,8 Ghi chú: HĐR- Vị trí lấy mẫu tại Đầm Rong; HKD- vị trí lấy mẫu kênh dẫn nước và HTp- vị trí lấy mẫu tại Âu thuyền Thuận Phước. Max- giá trị đo được cao nhất; min – giá trị đo được thấp nhất; avg- giá trị đo được trung bình. Giá trị đo được của một số chỉ tiêu theo chế độ triều: Chỉ tiêu phân tích (mg/l) BOD COD NO 3 NH 4 Giá trị TB của các vị trí khi triều cường 54 94 17,5 21 Giá trị max của các vị trí khi triều cường 96 166 27,5 33 Giá trị TB của các vị trí khi triều kiệt 65 109 20,65 21 Giá trị max của các vị trí khi triều kiệt 102 163 63,2 40 TCVN 5942 – 1995 25 35 15 1 Đồ thị của giá trị trung bình, max so với TCVN khi triều cường Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 10 [...]... nhiễm: Các nghiên cứu đã cho thấy bèo lục bình có khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng, giảm BOD, các hợp chất Nitơ và phospho trong nước thải sinh ho t với hiệu suất cao, góp phần giảm thiểu mùi hôi xung quanh khu vực Tại thành phố Đà Nẵng Bèo Tây đã được đưa vào xử nước thải cho hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung bước đầu đã cho kết quả rất khả quan Tuy nhiên, nếu trồng ho c để cho bèo phát triển với mật... mưa trong khu vực - Cải tạo hồ để tạo cảnh quan môi trường cho khu dân cư, làm nơi hóng mát, tập thể dục cho dân cư xung quanh - Góp phần điều tiết khí hậu, giảm bớt nhiệt độ không khí xung quanh trong mùa hè oi bức 4.4 Các giải pháp quản tổng hợp môi trường tại Đầm Rong 4.4.1 Cơ sở xây dựng và lựa chọn giải pháp: * Tiêu chí môi trường  Đảm bảo cảnh quan khu vực hồ  Bảo đảm kỹ thuật xử cải tạo... hợp cho việc xử nước thải Để đảm bảo chức năng của hồ không trở thành hồ chứa nước thải đô thị, cần đầu tư hệ thống tách dòng thải sinh ho t thải vào khu vực hồ Đây là hạng mục liên quan đến công trình hệ thống vệ sinh thành phố hiện do Ban quản Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố thực hiện Kính đề nghị UBND thành phố xem xét, giao cho Ban Quản Dự án đưa vào công trình thoát nước... nhiễm từ rác thải sinh ho t: Bên cạnh các nguồn thải chính nêu trên, rác thải sinh ho t của các hộ sống xung quanh vứt trực tiếp xu ng hồ cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm Thành phần chính của rác thải sinh ho t là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, gồm thức ăn thừa, các sản phẩm thừa từ quá trình chuẩn bị bữa ăn, phân súc vật, xác động vật chết… Các loại này khi bị vứt xu ng lòng hồ sẽ xảy ra... lúc triều kiệt khoảng 10% Điều này có thể giải là do nước sông tràn vào, đã pha loãng một phần nước thải vào hồ - So sánh với số liệu quan trắc của các năm trước BOD, COD của đợt quan trắc này thay đổi không đáng kể (vượt TCVN khoảng từ 2,5 – 3 lần), trong khi đó chỉ tiêu NH4 đã tăng lên đáng kể và vượt TCVN đến 40 lần Chính điều này đã làm cho môi trường không khí tại khu vực xung quanh hồ ngày càng... của cuộc điều tra: * Tác động của hồ đến sức khoẻ nhân dân trong khu vực * Phạm vi tác động của hồ đến khu dân cư * Một số ho t động có thể làm ô nhiễm cho hồ - Mẫu phiếu điều tra: xem phần phụ lục - Kết quả điều tra: 1 Tình hình sử dụng nguồn nước: Tỷ lệ %  Dùng nước máy (276/600): 46%  Dùng nước giếng khoan, đào (108/600): 18%  Dùng cả nước giếng khoan và nước máy (216/600): 36% 2 Lượng nước trung... một người sẽ sử dụng trung bình khoản 150lít nước/ngày cho sinh ho t Thực tế lượng nước thải sinh ho t của người Việt Nam là khoản 100 lít/ngày Tuy nhiên, bên cạnh nước thải phát sinh ra từ các hộ dân cư còn có nước thải của các khách sạn, nhà hàng trong khu vực này nên lượng nước thải sinh ho t theo thuyết sẽ là từ 100 - 150l/người/ngày Như vậy, lượng nước thải sinh ho t đổ vào Đầm Rong 2 và Âu thuyền... rác thải khu vực quận Hải Châu bố trí các thùng thu gom rác công cộng xung quanh hồ để thuận lợi cho người dân đổ rác, chấm dứt tình trạng xả chất thải rắn xu ng hồ Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 22 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng - Tiến hành quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường nước hồ hàng năm để theo dõi... Mạc Tử và các kiệt nhỏ) và phường Thanh Bình (đường Hải hồ, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ…) Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 15 Đề án Quản tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Khu vực âu thuyền Cống thải NM chế biến thuỷ sản 32 Âu thuyền Thuận Phước: Là nơi tiếp nhận nước thải của khu tái định cư xung quanh âu thuyền và nước thải thuỷ sản... giữ nguyên cho đến 11h30 mới bắt đầu lên lại Chúng tôi đã tiến hành khảo sát lưu lượng trong khoảng thời gian từ 8h – 11h sáng, vì tại thời điểm này nước chảy từ hồ ra cửa sông gần như ho n toàn là nước thải sinh ho t Vị trí khảo sát: Ngay miệng mương dẫn từ hồ Đầm Rong 2 để dẫn nước qua Âu thuyền Thuận Phước Vị trí khảo sát, đo đạc Thiết bị: Máy đo lưu tốc dòng chảy Greenline của hãng Rickly Hydrological, . ô nhiễm của WHO, 1993 thì trung bình một người sẽ sử dụng trung bình khoản 150lít nước/ngày cho sinh ho t. Thực tế lượng nước thải sinh ho t của người. nhiễm từ rác thải sinh ho t: Bên cạnh các nguồn thải chính nêu trên, rác thải sinh ho t của các hộ sống xung quanh vứt trực tiếp xu ng hồ cũng là một trong

Ngày đăng: 01/02/2013, 16:58

Hình ảnh liên quan

Mô hình thả Bèo Tây tại hồ đầm - Phuong an xu ly ho Dam Rong1_Revised1

h.

ình thả Bèo Tây tại hồ đầm Xem tại trang 24 của tài liệu.
(Bảng khái toán chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1) - Phuong an xu ly ho Dam Rong1_Revised1

Bảng kh.

ái toán chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1) Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan