1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHẠC SĨ HUY DU " MÃI XANH NHƯ ĐỈNH TRƯỜNG SƠN"

10 1.4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NHẠC SĨ HUY DU Nhạc sĩ Huy Du được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất Thứ tư, 24/10/2007, 09:00 GMT+7 Nhạc sĩ Duy Du nhận Huân chương trên giường bệnh. Nhạc sĩ Huy Du hôm nay đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất của Nhà nước. Ông là tác giả của nhiều bài hát đi cùng năm tháng như Việt Nam trên đường chúng ta đi, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Anh vẫn hành quân, Bài ca đường 9 Nhạc sĩ Huy Du từng là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội khoá VIII. Quyết định trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho nhạc sĩ Huy Du được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký sáng nay. Nhạc sĩ Huy Du lâm bệnh hiểm nghèo kể từ tháng 3-2006. Đến nay, dù đã phải trải qua hai lần phẫu thuật, nhạc sĩ vẫn lạc quan và tiếp tục sáng tác ngay cả khi ông nằm trên giường bệnh. Cách đây vài ngày, nhạc sĩ vẫn còn sáng tác hai bài hát dành tặng cháu nội của mình. Trước đó, sau lần phẫu thuật đầu tiên, nhạc sĩ cũng đã sáng tác bài hát “Tà áo trắng trong đêm” tặng các y, bác sĩ tại bệnh viện. Dù rất mệt và nói rất khó khăn, nhạc sĩ Huy Du cũng đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với Nhà nước đã quan tâm đến ông và cũng mong muốn có thêm nhiều anh em nghệ sĩ cũng sẽ nhận được sự ghi nhận như ông. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam nói: “ Đây là sự ghi nhận của Nhà nước đối với sự cống hiến cho nền âm nhạc của nước nhà đối với nhạc sĩ và cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc, đầy tình nghĩa của Nhà nước đối với nhạc sĩ Huy Du. Đây chắc chắn sẽ là sự khích lệ rất lớn đối với nhạc sĩ trong những ngày khó khăn còn lại của cuộc đời.” Cho tới nay, Huy Du là một trong ba nhạc sĩ (trước đó là nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát) được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất. Trước đó, nhạc sĩ Huy Du cũng đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương quân công hạng nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật 2001. Sinh ngày 1-12-1926, nhạc sĩ Huy Du được coi là một trong những người có nhiều đóng góp vào nền âm nhạc cách mạng. Tên tuổi của ông luôn được nhớ đến với nhiều bài hát đi cùng năm tháng như Việt Nam trên đường chúng ta đi, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Anh vẫn hành quân, Bài ca đường 9 • Theo Nhân Dân Vĩnh biệt nhạc sĩ Huy Du: Mãi xanh như đỉnh Trường Sơn Thứ tư, 19/12/2007, 10:41 GMT+7 Nhạc sĩ Huy Du (ảnh) đã tạ thế lúc 8 giờ tối - giờ tuất ngày 17.12.2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), thọ 82 tuổi. Thêm một đại tang của làng nhạc giữa lúc Hội Nhạc sĩ VN chuẩn bị kỷ niệm nửa thế kỷ thành lập. Huy Du sinh ngày 1.12.1926 ở xã Tân Chi, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Có lẽ vì yêu quê hương, nên cụ thân sinh ra nhạc sĩ đã đặt tên Du cho cậu con trai dòng họ Nguyễn Huy truyền thống này. Sinh ở quê, nhưng tuổi thơ của Huy Du lại là những năm tháng học hành ở Hà Nội khi cụ giáo Hoàng (cha ông) rời Lạng Sơn về HN dạy học. Huy Du yêu nhạc từ lúc nào không hay, nhưng trước Cách mạng Tháng Tám cùng người bạn Nguyễn Văn Tường (tức nhạc sĩ Phong Nhã) cùng mấy bạn khác hợp thành ban nhạc và đã từng chơi ở rạp Tố Như hàng đêm. Cách mạng Tháng Tám đã "bẻ ghi" âm nhạc trong chàng thanh niên Huy Du từ âm hưởng trữ tình sang âm hưởng hào hùng. Ngày 19.8.1945 là ngày cướp chính quyền ở Hà Nội thì cũng là ngày nhập ngũ của Huy Du. Trong kháng chiến chống Pháp, Huy Du đã từng hoạt động âm nhạc ở Liên khu III. Viết về Hà Nội kháng chiến, nếu Lương Ngọc Trác có "Mơ đời chiến sĩ", "Thủ đô huyết thệ", Nguyễn Đình Thi có "Người Hà Nội" thì Huy Du có "Sẽ về thủ đô" đã từng dàn dựng cho một dàn hợp xướng. Viết về sự tàn phá quê hương, nhất là vùng Thiên chúa giáo, nếu Nguyễn Xuân Khoát có "Tiếng chuông nhà thơ", Văn Cao có "Làng tôi", thì Huy Du có "Những gác chuông giáo đường" (thơ Hữu Loan) đã gây niềm căm giận trong nhân dân khi biểu diễn ở những vùng giáo dân ven biển khu III. Tiến tới một sự phát triển âm nhạc thời chống Pháp với khúc thức, cấu trúc ngắn gọn, nếu Đỗ Nhuận có "Hành quân xa" thì Huy Du có "Tôi yêu hoà bình". Ước vọng hoà bình đã được thốt lên thật kiệm lời và cô đọng. Sau hoà bình, được đi tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh, Huy Du đã vượt lên như những nhạc sĩ hàng đầu của VN thời chống Mỹ. Các tác phẩm khí nhạc như "Miền Nam quê hương ta ơi!" (độc tấu violon và dàn nhạc giao hưởng), "Kể chuyện sông Hồng" (tam tấu violon - cello - piano) cho thấy một Huy Du đã chín trong nghiệp nhạc. Khi chiến tranh chống Mỹ ập đến, lúc đang cùng đoàn văn công Tổng cục Chính trị biểu diễn ở Trung Quốc, nghe tin máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, Huy Du đã thét lên một chính ca "Thà chết bảo vệ tổ quốc" chất ngất một tinh thần "Sát thát" khi xưa của cha ông. Về nước, ông mê mải trong những sáng tạo. Đấy là "Anh vẫn hành quân" (thơ Trần Hữu Thung), "Chưa hết giặc là ta chưa về", "Tiếng kèn cứu nước", "Tiếng hát pháo binh" Giặc Mỹ ném bom đảo Bạch Long Vĩ, Huy Du có mặt ngay và bên cạnh "Bạch Long Vĩ đảo quê hương" đầy hơi thở trữ tình là một "Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi" rắn rỏi, kiêu hãnh. Song có lẽ mảng đề tài đã đưa Huy Du tới đỉnh cao của sáng tạo chính là những ca khúc viết về Trường Sơn. Những năm xông pha Trường Sơn, trận mạc, có người lính nào là không thuộc đôi ba giai điệu của Huy Du. Đấy là "Đêm Trường Sơn" trầm hùng và "Trên đỉnh Trường Sơn ta hát" phơi phới. Đấy là "Nổi lửa lên em" chứa chan và da diết, là "Bài ca đường chín" thúc giục và hào sảng. Và trên hết những trập trùng giai điệu là "Đường chúng ta đi" như khúc khải hoàn ca xuân Mậu Thân tổng tấn công 1968 và trở thành bản chính ca từ ngày Hiệp định Paris được ký kết. Huy Du có một năng lực sáng tạo thật thâm hậu. Ngay sau ngày thống nhất, ông đã chủ động trẻ hoá mình giữa anh em nhạc sĩ trẻ. Những "Biển cả quê hương", "Nhớ về cửa biển", "Chợ chờ em vẫn chờ ai" (thơ Phạm Tiến Duật), "Khát vọng mùa xuân" (thơ Huy Cừ), "Đường chân trời" (thơ Hoàng Trần Cương) là một minh chứng về sức thanh xuân trong sáng tạo của Huy Du ngay cả khi ông phải đảm đương rất nhiều trọng trách như Bí thư Đảng đoàn và Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ VN khoá III, Đại biểu Quốc hội khoá VII và khoá VIII Ông thật xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt II). Cũng xứng đáng khi những ngày cuối đời, ông được trao tặng Huân chương Độc Lập hạng Nhất. Huy Du ra đi, làng nhạc trống trải thêm một bóng cây đại thụ. Nhưng những giai điệu ông gửi lại cuộc đời vẫn mãi xanh như đỉnh Trường Sơn. Xin vĩnh biệt ông. Nhạc sỹ Huy Du: Thênh thang trên “Đường chúng ta đi” Thứ hai, 4/6/2007, 15:58 GMT+7 Được coi là một trong những nhạc sỹ có “giai điệu đẹp nhất” của nền tân nhạc Việt Nam, “con đường âm nhạc” của nhạc sĩ Huy Du đã được “vẽ” lại khá hoành tráng tối qua tại cung Hữu nghị Hà Nội. Cơn mưa rào đầu mùa hạ bất chợt ầm ầm đổ xuống phố, nhưng vẫn không ngăn nổi những bước chân hối hả đến với cung Hữu nghị Hà Nội. Dường như những trái tim yêu âm nhạc Huy Du không ngần ngại thời tiết, họ đến để chia sẻ với ông cảm xúc của những giai điệu ngọt ngào, hùng tráng và để chứng kiến sự tiếp nối con đường âm nhạc thênh thanh của một người nghệ sỹ tài năng. Nhạc sỹ Huy Du sinh ngày 1/12/1926 tại Nam Định, nhưng trong một tài liệu khác của ông có ghi bút danh là Huy Cầm và sinh tại Liên Sơn, Bắc Ninh. Biết chơi Violon và thổi sáo trúc từ nhỏ, và những làn điệu quan họ ngọt ngào chính là những nét giai điệu đầu tiên ngấm vào ông. Từng làm giáo viên dạy nhạc khi tuổi đời còn trẻ, nhạc sỹ Huy Du còn giữ những trọng trách như Trưởng đoàn văn công bộ tư lệnh quân khu 3 (1949), trưởng đoàn văn công sư đoàn 320 (1951). Đây là giai đoạn ông sáng tác những bài hát như Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô, Những gác chuông giáo đường, Tôi yêu hoà bình… Sau khi đi du học tại Nhạc viện Bắc Kinh trở về, ông công tác tại Đoàn ca múa tổng cục chính trị, và chính thời gian này, hàng loạt những ca khúc của ông ra đời. Các ca khúc như Tình em (thơ Ngọc Sơn, 1962), Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường, 1963), Tôi ca mãi đời anh (1964) đã thực sự trở nên phổ biến trong công chúng yêu nhạc. Những ca khúc của ông trở nên nổi tiếng và trở thành câu hát quen thuộc của cả tiền tuyến và hậu phương trong những năm kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, mà âm hưởng của nó vẫn vọng mãi đến ngày nay như: Thề bảo vệ Tổ quốc, Anh vẫn hành quân (thơ Trần Hữu Thung), Bạch Long Vĩ đảo quê hương, Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi, Chưa hết giặc ta chưa về, Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách), Nổi lửa lên em (phỏng thơ Giang Nam), Đường chúng ta đi (lời thơ Xuân Sách), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Đêm Trường Sơn… Chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình, nhạc sỹ Huy Du đã viết: Việt Nam ơi ta bước tiếp, Việt Nam ơi! Mùa xuân đến rồi, Chiều không em (phỏng thơ Thuỵ Kha), Người mù hát tình ca (phỏng thơ Thế Hùng)… và mạch nguồn ca khúc của nhạc sỹ Huy Du chưa bao giờ dừng lại, kể cả khi ông nằm trên giường bệnh trong thời gian gần đây thì ông vẫn cho ra đời những ca khúc như Tình hoa, Tà áo trắng trong đêm… Ngoài mảng ca khúc, nhạc sỹ Huy Du còn viết khí nhạc mà nổi bật là tác phẩm Miền Nam quê hương ta ơi cho violon và piano (1959) cùng rất nhiều tác phẩm âm nhạc cho phim và sân khấu. Con đường âm nhạc “Đường chúng ta đi” đã khắc họa được một phần gia tài âm nhạc của nhạc sỹ Huy Du. Những nét tiêu biểu trong âm nhạc của ông được thể hiện khá hoành tráng và xúc động trên sâu khấu. Từ mảng hành khúc hùng tráng đến những ca khúc trữ tình và cả phần khí nhạc cũng đã được trân trọng giới thiệu. Hàng loạt ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Huy Du đã được cất lên như Anh vẫn hành quân, Cùng anh tiến quân trên đường dài (lời Xuân Sách), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Nổi lửa lên em (lời Giang Lam - Huy Du) , bên cạnh đó là những ca khúc ít phổ biến hơn nhưng vẫn đầy ma lực cuốn hút người nghe như Sóng nước Ngọc Tuyền, Hoa mộc miên, Chưa hết giặc ta chưa về, Chợ Chờ em vẫn chờ ai (thơ Phạm Tiến Duật) cùng với những ca khúc thời kỳ đầu sáng tác của ông như Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô… đã được thể hiện bởi những giọng ca trẻ “hàng đầu” dòng nhạc “đỏ” như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn, Anh Thơ, Hoàng Tùng và những ca sỹ nhạc nhẹ như Mỹ Linh, nhóm AC&M. Đặc biệt, sự xuất hiện của NSND Quang Thọ với bài hát quen thuộc Đường chúng ta đi cùng dàn hợp xướng Nhạc viện Hà Nội đã góp một phần quan trọng làm nên thành công của chương trình. Điểm nổi bật của Con đường âm nhạc lần này là những ca khúc “đậm” chất “nhạc đỏ” nhưng đã được các nhạc sỹ trẻ phối khí lại theo phong cách hoàn toàn mới mẻ, trẻ trung khiến cho những bài hát này mang một màu sắc mới đầy hấp dẫn. Những nhạc sỹ như Minh Đạo, Dương Hùng, Lưu Hà An, Hồng Kiên, Nguyễn Hùng đã thổi một luồng gió mới vào những ca khúc tưởng như đã cũ và quá quen thuộc của nhạc sỹ Huy Du. Bên cạnh đó, những ca sỹ trình bày cũng đem đến cho khán giả sự thích thú. Nhóm AC&M đã làm ngạc nhiên những ai từng yêu Nổi lửa lên em qua giọng ca Bích Việt khi hòa bè rất ấn tượng chỉ với cây ghi-ta gỗ và đàn accocrdeon, hoặc như Anh Thơ hát Chợ Chờ em vẫn chờ ai ngọt ngào, sâu lắng trên nền bản phối cực kỳ hiện đại, Mỹ Linh khắc khoải đầy cảm xúc trong Tình em cũng chỉ với phần đệm nhạc của cây ghi-ta thùng tạo hiệu quả bất ngờ. Tam ca nổi tiếng Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn một lần nữa khẳng định vị trí độc tôn của họ trong dòng nhạc đỏ; đặc biệt là bản khí nhạc Miền Nam quê hương tôi được thể hiện rất xuất sắc bởi tay violon Minh Chính và piano Huy Phương. Con đường âm nhạc Huy Du nếu như có chút “gợn” thì đó chính là MC Phan Huyền Thư. Được đánh giá là MC tốt nhất của Con đường âm nhạc từ trước tới nay, nhưng tối qua Phan Huyền Thư không tiết chế được cảm xúc nên nói dài và luẩn quẩn. Đôi khi chị đặt câu hỏi xong mà nhạc sỹ Huy Du không hiểu MC định hỏi điều gì. Những lời hoa mỹ sẽ rất hay nếu như nó được sử dụng phù hợp với từng đối tượng, còn với nhạc sỹ Huy Du, thiết nghĩ nên dùng những từ ngữ giản dị nhất, chân thành nhất sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên hấp dẫn hơn. • The Nhạc sĩ Huy Du với Đường chúng ta đi Thứ sáu, 25/5/2007, 09:35 GMT+7 Đường chúng ta đi - chủ đề chương trình Con đường âm nhạc tháng 6 với nhân vật chính là nhạc sĩ Huy Du sẽ diễn ra vào ngày 3-6 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Nhằm khắc họa một cách rõ nét về phong cách sáng tác của nhạc sĩ Huy Du, chương trình Đường chúng ta đi được dàn dựng thành hai phần. Phần 1 là những ca khúc cách mạng tiêu biểu mang âm hưởng anh hùng ca như Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Bạch Long Vĩ đảo quê ta, Phần 2 là những ca khúc mang giai điệu trữ tình ngọt ngào nhưng không kém phần hào hùng như Tình em, Chiều không em, Nổi lửa lên em, Tham gia biểu diễn trong chương trình gồm các giọng ca: NSND Quang Thọ, Mỹ Linh, Anh Thơ, Việt Hoàn, Đăng Dương, Trọng Tấn, Tấn Minh (ảnh), Nam Khánh, nhóm AC&M, Từ nhỏ, nhạc sĩ Huy Du đã có niềm đam mê với đàn violon và sáo trúc. Ông bắt đầu đến với âm nhạc qua những giai điệu dân ca ngọt ngào của vùng kinh Bắc. Ông thừa nhận, âm nhạc dân tộc chính là niềm đam mê của ông nhưng trong quá trình học tập, ông lại có nhiều cơ hội tiếp xúc với âm nhạc phương Tây. Để có thể tận dụng cả niềm đam mê lẫn những kiến thức được học, ông khéo léo kết hợp những nét đặc trưng của hai phong cách nhạc trong các tác phẩm của mình. Sự hòa quyện của âm nhạc Đông - Tây đã tạo nên nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của ông: gần gũi, sang trọng và đầy sức hấp dẫn. Ngoài ca khúc, ông còn viết khí nhạc mà nổi bật là tác phẩm Miền Nam quê hương ta ơi cho violon và piano. • Theo Người Lao Động VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Nhạc sĩ Huy Du tên đầy đủ là Nguyễn Huy Du (ông còn có bút danh Huy Cầm) Ngày sinh: 01/12/1926 tại xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh, Năm 1944 tham gia Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu. tham gia Tổng khởi nghĩa năm 1945, tham gia Đội Tuyên truyền Văn hóa chiến khu III, Năm 1947 – 1955: Dạy nhạc ở trường Thiếu sinh quân liên khu III, Trưởng đoàn Văn công Liên khu III, Trưởng đoàn Văn công Sư đoàn 320. 1955-1962: học Đại học Sáng tác, Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh – Trung Quốc. 1962 1979 tốt nghịêp, về nước khi là trưởng đoàn Ca múa Tổng cục chính trị, khi phụ trách Đội sáng tác của Tổng cục Chính trị. 1979-1983: chuyển ngành, làm bí thư Đảng Đoàn , phó tổng thư ký hội Nhạc sĩ Việt Nam 1983-1989 Tổng thư ký hội Nhạc sĩ Việt nam khóa III , 1990 nghỉ hưu tại Hà Nội Phó chủ tịch hội Hữu Nghị Việt Trung, Đại biểu quốc hội khóa VII và khóa VIII , Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội khóa VIII. Được nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất (10-2007) Huân chương Quân Công hạng Nhì Huân chương Chiến Công hạng Nhì và Ba Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II. TÁC PHẨM: 1- Ca khúc: Gần 400 ca khúc, ca khúc hợp xướng, hợp xướng có dàn nhạc đệm và không có dàn nhạc đệm (a cappella), ca khúc nghệ thuật (có phần đệm piano) 2- Nhạc thính phòng - giao hưởng. • “Miền Nam quê hương ta ơi”: (1959) viết cho violon và piano – sau này ông phối âm cho violon và dàn nhạc giao hưởng • “Kể chuyện sông Hồng”: (1960). viết cho violon, cello và piano. • Đường chúng ta đi (1968) – lời thơ Xuân Sách • Trên đỉnh Trường Sơn ta hát (1971) 3- Nhạc cho điện ảnh: • “Bạch Long Vĩ”, “Rừng o Thắm” (đồng tác giả), “Quảng trị giải phóng”, “Đại thắng mùa xuân”(đồng tác giả), ‘Dã tràng”, “Tiểu thư Yến ngọc”… 4- Nhạc cho kịch nói: • “Cố nhân”, “Hành trình đến tự do”, “Quê hương” THÁNG 9/2007 TẤM ẢNH TRIỂN LẢM CUỐI CÙNG Nhạc sĩ Huy Du: Tấm ảnh và bản nhạc cuối cùng Thứ tư, 19/12/2007, 14:05 GMT+7 Trong những lúc chống chọi với những cơn đau khủng khiếp của bệnh tật, người nghệ sĩ của "Việt Nam trên đường chúng ta đi" hào sảng vẫn trên cuộc hành trình cùng dân tộc, vẫn sáng tác và say mê làm việc. Dưới đây là câu chuyện về tấm ảnh cuối cùng và bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Huy Du Nhạc sĩ Huy Du, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam đã ra đi trong những ngày cuối đông, trước lúc Hội Nhạc sĩ Việt Nam – nơi ông đã từ công tác với trọng trách Tổng Thư ký hội - đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội. Tấm ảnh triển lãm cuối cùng Nhạc sĩ Huy Du tháng 9/2007 (Ảnh: Trịnh Hải) Trong triển lãm “Ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh cao tuổi” trung tuần tháng 11 vừa rồi có một tấm ảnh nhạc sĩ Huy Du bên cây đàn piano rất ấn tượng. Tôi tìm đến gặp tác giả là nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Hải, được ông kể lại: “Bạn học cũ của tôi là nguyên thiếu tướng Đỗ Văn Phúc từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mặt đất và cả Điện Biên Phủ trên không. Từ ngày về hưu, anh sống ở TP Hồ Chí Minh và thích sáng tác nhạc. Mỗi lần ra Hà Nội, tôi đưa anh đến thăm các anh Hồ Bắc, Phạm Tuyên, Nguyễn Đức Toàn Tháng 9 vừa qua, anh ra Hà Nội, khi nghe tin anh Huy Du bị bạo bệnh, anh bảo tôi đưa đến thăm kẻo không còn dịp. Anh Huy Du trò chuyện với chúng tôi rất vui và thản nhiên như bệnh chẳng có gì đáng ngại, nhưng chúng tôi biết trước mặt chúng tôi là một con người đáng quí, một nhạc sĩ tài năng của đất nước sắp ra đi. Nhạc sĩ Huy Du cùng cháu bé Tuệ Linh và gia đình (Ảnh: Trịnh Hải) Thật tội nghiệp, anh thèm thuốc lá quá, thỉnh thoảng phải bập một hai hơi rồi lại tắt thuốc đi. Tôi tranh thủ chụp ảnh anh ở nhiều tư thế khác nhau. Hai hôm sau, tôi gọi điện tới anh để đến tặng ảnh thì vợ anh nói đã trở lại nằm bệnh viện rồi, đành gửi những bức ảnh đã chọn để anh xem vì tâm lý người được chụp ảnh thường mong ảnh. Tôi vào thăm anh trong bệnh viện, anh khen ảnh chụp đẹp lắm. Tôi chọn ảnh anh đang ngồi làm việc bên đàn để bày trong cuộc triển lãm ảnh của Câu lạc bộ nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội tháng 11 vừa qua. Có thể những ảnh tôi chụp là những bức ảnh cuối cùng của anh mà anh không thể được xem ảnh phóng lớn, những chi tiết và thần thái rất Huy Du được nâng lên gấp nhiều lần. Bản thân tôi trong nỗi tiếc thương anh, nghĩ cũng có chút yên lòng đã làm anh vui thấy được ảnh mình về cuối đời”. Bản nhạc cuối cùng Nhạc sĩ Huy Du cùng cháu Phương Linh (Ảnh: Trịnh Hải) Nhạc sĩ Huy Du đã sáng tác hai bản nhạc cuối cùng của đời mình trên giường bệnh. Cả hai bài hát nhỏ ông đều dành cho đứa cháu nội yêu dấu của ông: Bé Nguyễn Phương Tuệ Linh. Bài “Cháu yêu bà” viết ngày 9-10 và bài “Nguyễn Phương Tuệ Linh” viết ngày 14-10. Ông đưa cho tôi xem hai bản nhạc chép bằng nét chữ đã yếu nhưng vẫn rõ ràng. Bài hát được phối âm dàn dựng và đưa vào bệnh viện cho ông nghe. Nét mặt ông tươi vui hẳn lên khi ông nghe bài hát. Cô cháu nội Tuệ Linh mai sau lớn lên sẽ hiểu được ông nội yêu cháu như thế nào nhưng cùng là món quà của nhạc sĩ dành cho các cháu bé – tác phẩm cuối cùng dành cho mầm non của đất nước. Bản thảo bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Huy Du Nhạc sĩ Huy Du sáng tác về nhiều thể loại, nhiều đề tài nhưng nổi bật là chủ đề “Tổ quốc và người chiến sĩ”. Khoảng 400 tác phẩm ca khúc và các bản nhạc khí của Huy Du đủ sức đứng riêng, mang vẻ đẹp mạnh mẽ mà trữ tình. Tác phẩm hành khúc của ông mang chất trữ tình, như bông hoa không xoè nở mà dồn nén nội lực, để khi người nghe cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu, của ca từ, chất nhạc và phần ý nghĩa ca khúc của Huy Du mới thấm dần vào lòng người. Một nhạc sĩ như thế mãi trẻ trung, mà như có đồng nghiệp nói về Huy Du: có là " lão thành" chứ không " thành lão". Trong tâm trí tôi hình ảnh nhạc sĩ Huy Du là một người nhỏ nhắn nhanh nhẹn, mái tóc trắng bạch kim mà cuối đuôi tóc ngả sáng màu vàng óng như ảnh lửa lấp lánh trên mái tóc. Từ tấm ảnh cuối và bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Huy Du, nghĩ đến ông, tôi thấy được rằng trong những lúc chống chọi với những cơn đau khủng khiếp của bệnh tật, người nghệ sĩ của "Việt Nam trên đường chúng ta đi" hào sảng vẫn đang trên cuộc hành trình cùng dân tộc, vẫn sáng tác và say mê làm việc. Có phải đó là thông điệp của ông gửi lại trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng . NHẠC SĨ HUY DU Nhạc sĩ Huy Du được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất Thứ tư, 24/10/2007, 09:00 GMT+7 Nhạc sĩ Duy Du nhận Huân chương trên giường bệnh. Nhạc sĩ Huy Du hôm nay. đi, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Anh vẫn hành quân, Bài ca đường 9 • Theo Nhân Dân Vĩnh biệt nhạc sĩ Huy Du: Mãi xanh như đỉnh Trường Sơn Thứ tư, 19/12/2007, 10:41 GMT+7 Nhạc sĩ Huy Du (ảnh). cháu như thế nào nhưng cùng là món quà của nhạc sĩ dành cho các cháu bé – tác phẩm cuối cùng dành cho mầm non của đất nước. Bản thảo bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Huy Du Nhạc sĩ Huy Du sáng

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:00

Xem thêm: NHẠC SĨ HUY DU " MÃI XANH NHƯ ĐỈNH TRƯỜNG SƠN"

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w