TRẦM CẢM (Kỳ 4) pdf

6 252 1
TRẦM CẢM (Kỳ 4) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẦM CẢM (Kỳ 4) B. PHÂN LOẠI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM: * THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 3 VÒNG (Tricycle Antidepressants - TCA) 1. Phân loại: - Loại có tác dụng êm dịu, giải lo âu: Amitriptyline, Elavil, Laroxyl, Triptizol - Loại có tác dụng hoạt hoá, kích thích: Melipramin, Imipramin, Tofranil. - Loại trung gian (Anafranil) 2. Cơ chế tác dụng: - Ức chế tái hấp thu noradrenalin và cả serotonin (neuron trước synapse). - Do đó làm tăng 2 amine đơn này ở khe synapse. - Làm tăng hoạt tính gắn kết của hai chất này ở vị trí tiếp nhận ở neuron sau synapse. Dẫn đến tăng dẫn truyền thần kinh làm tăng khí sắc. 3. Chuyển hoá hấp thu: - Hấp thu bằng đường uống nhanh và hoàn toàn sau 2-4 giờ đạt đến nồng độ tối đa trong máu. - Có ái lực với các mô có lưu lượng tuần hoàn cao (não, tim, gan, thận) nên dễ gây tác dụng phụ tim mạch (rối loạn nhịp tim, block nhanh, đau ngực). - Chuyển hoá chủ yếu ở gan, thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu. - Thời gian bán huỷ trung bình 15-30 giờ tuỳ từng cá thể. - Thời gian tác dụng rõ từ 7-14 ngày. 4. Tác dụng phụ: TCA có nhiều tác dụng phụ: - Anticholinergic: khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ, táo bón, giảm trí nhớ, làm trầm trọng thêm bệnh tăng nhãn áp góc đóng. - Antihistaminic: buồn ngủ, tăng cân. - Đổi kháng alpha; adrenoceptor: giảm huyết áp tư thế đứng. - Các tác dụng phụ về tim mạch: nhịp nhanh, loạn nhịp, chậm dẫn truyền, tử vong. - Giảm chức năng tình dục, suy giảm nhận thức và các kỹ năng ứng xử tâm thần vận động, co giật. 5. Chỉ định: - Các loại trầm cảm nặng (nội sinh, tâm sinh, thực tổn). - Các rối loạn hoảng sợ, lo âu, nghi bệnh, ám ảnh, suy nhược trầm cảm. - Chán ăn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, đái dầm, cơn hoảng sợ ban đêm ở trẻ em. - Chứng đau đầu Migraine, sau chấn thương sọ não. 6. Liều lượng sử dụng: Tuỳ cá thể phải chọn lựa cho phù hợp - Amitriptylin 50 - 200 mg - Imipramin 50 - 200 mg * CÁC THUỐC CTC ỨC CHẾ MEN MONOAMINO OXYDASE (MAOIs) Hiện nay ít dùng do có nhiều biến chứng nguy hiểm. * CÁC THUỐC CTC ỨC CHẾ CHỌN LỰA SEROTONIN (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors - SSRIs) 1. Phân loại SSRIs: Là loại chống trầm cảm mới (1984) gồm: Fluoxetine, Sertraline, Paroxetine 2. Cơ chế tác dụng: - Ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine ở khe synapse làm tăng sự dẫn truyền của serotonine gây tăng khí sắc. - Ít tác dụng phụ, dung nạp tốt do đó bệnh nhân dễ chấp nhận điều trị hơn các thuốc CTC TCAs, an toàn khi quá liều. 3. Chuyển hoá hấp thu: - Hấp thu tốt bằng đường uống, đạt nồng độ cao sau 4-8 giờ. - Được chuyển hoá ở gan. - Fluoxetine có thời gian bán huỷ dài 2-3 ngày, chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính 7-9 ngày, có thể trên 5 tuần nên khi chuyển sang thuốc khác cần chú ý tương tác nguy hiểm. - Thuốc có tác dụng sau 1 tuần. - Một số bệnh nhân không dung nạp. - Fluoxetine và Paroxetine làm giảm chuyển hoá các thuốc hướng thần khác (nhất là TCAs ) dễ làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương, ảnh hưởng men gan cytochrome P450 2D6. - Fluoxetine có tác dụng chống lo âu dùng kéo dài có thể gây kích động. - Thuốc bán huỷ dài (có khi tới 5 tuần) cho nên khi chuyển thuốc khác đặc biệt RMAOIs có thể biến chứng. 4. Các biến chứng: · Buồn nôn/nôn · Khô miệng · Đau bụng · Táo bón, tiêu chảy · Nhức đầu, suy nhược · Chóng mặt · Mất ngủ, ngủ nhiều · Toát mồ hôi · Chán ăn · Bồn chồn, kích động · Run, co giật · Rối loạn chức năng tình dục (giảm dục năng, mất cực khoái). 5. Chỉ định: - Như đối với CTC 3 vòng, TCA: trầm cảm nặng. - Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (obsessive compulsive disorder). - Chứng ăn nhiều (bulemia), béo phì (obesity). - Rối loạn khí sắc chu kỳ. - Rối loạn hoảng sợ. 6. Chống chỉ định: - Dị ứng thuốc. - Không phối hợp với MAOIs và RMAOIs. . TRẦM CẢM (Kỳ 4) B. PHÂN LOẠI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM: * THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 3 VÒNG (Tricycle Antidepressants - TCA) 1. Phân loại:. động, co giật. 5. Chỉ định: - Các loại trầm cảm nặng (nội sinh, tâm sinh, thực tổn). - Các rối loạn hoảng sợ, lo âu, nghi bệnh, ám ảnh, suy nhược trầm cảm. - Chán ăn tâm thần, rối loạn giấc. (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors - SSRIs) 1. Phân loại SSRIs: Là loại chống trầm cảm mới (19 84) gồm: Fluoxetine, Sertraline, Paroxetine 2. Cơ chế tác dụng: - Ức chế tái hấp thu

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan