1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiến thức cơ bản Lịch sử 6

18 7,3K 183

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 255 KB

Nội dung

- Giữa người tối cổ và người tinh khôn có sự khác nhau cơ bản về hình dáng, về cuộc sống, về sự chế tạo công cụ lao động.. - Biết cải tiến công cụ đá - Phát hiện ra kim loại và biết chế

Trang 1

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SỬ 6 TỪ NĂM 2008-2009

HỌC KỲ 1

8 8 Chương1: Buổi đầu lịch sử nước ta

Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta

KT15P

Bài8

9 9 Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta Bài9

10 10 Kiểm tra viết 1 tiết

11 11 Chương 2: Thời đại dựng nước Văn Lang Âu Lạc Bài 10

Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

14 14 KIỂM TRA 15 PHÚT Đời sống VChất và Tthần cư dân Văn

HỌC KÌ 2

19

21

19 Chương 3: Thời kì bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập

20 20 Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống Hán Bài 18

22 22 Từ sau Trưng vương đến trước Lí Nam Đế (TT) Bài 20

23 23 KT 15 PHÚT Làm bài tập lịch sử

30

31

30 Chương 4: Bước ngoặt lịch sử đầu TK X

Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương Bài26

32 32 KT 15 PHÚT -LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Trang 2

Tiết: 1

Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

1 Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ

2 Học lịch sử để làm gì?

- Hiểu được cội nguồn dân tộc

- Biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta,

- Biết được quá trình sống, lao động của tổ tiên

- Biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên

- Biết vận dụng vào hiện tại để làm giàu truyền thống dân tộc

3 Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

- Tư liệu truyền miệng(các chuyện dân gian )

- Tư liệu hiện vật(các văn bản viết.)

- Tư liệu chữ viết(những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.)

 Nguồn tư liệu là gốc giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử

“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”

Tiết:2

Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

1 Tại sao phải xác định thời gian?

Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian

Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch.sử

2 Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

- Có 2 cách tính lịch:

+ Phương Đông: Dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất (Âm lịch)

+ Phương Tây: Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời (Dương lịch)

- Đơn vị tính: Ngày, tháng, năm

3 Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?

- Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước ngày càng tăng  cần phải có lịch chung

- Dương lịch được hoàn chỉnh và trở thành Công lịch - Công lịch là lịch chung cho các DT trên thế giới

- Năm đầu của Công nguyên được quy ước là năm Chúa Giêsu ra đời, trước đó là năm trước Công nguyên (TCN)

+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ

+ 1 thế kỷ = 100 năm, + 1 thiên niên kỷ = 1000 năm

Phần một: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

Tiết:3

Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

1 Con người đã xuất hiện như thế nào?

- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, từ 1 loài vượn cổ trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn đã tiến hoá thành người tối cổ

Trang 3

- Người tối cổ sống ở nhiều nơi trên thế giới.

- Người tối cổ sống thành từng bầy trong hang động, mái đá và cả ngoài trời

- Công cụ sản xuất: đá thô sơ

- Sống bằng hái lượm và săn bắt

- Biết sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn

2 Người tinh khôn sống như thế nào?

- Sống từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc

- Họ làm chung, ăn chung, biết cải tiến công cụ đá, biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức

- Phát hiện ra kim loại và biết chế tạo ra công cụ kim loại

 Cuộc sống ổn định hơn

3 Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

Công cụ bằng kim loại xuất hiện ; diện tích trồng trọt tăng; nhiều sản phẩm thừa  Xã hội

đã có sự phân biệt giàu nghèo: Xã hội nguyên thủy tan rã nhừng chỗ cho xã hội có giai cấp

Tiết:4

Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

1 Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

- Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN, trên lưu vực những con sông lớn: Sông Nin (Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Ha), sông Hằng và sông An (An Độ), sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (Trung Quốc) các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành

- Nền kinh tế chính là nông nghiệp

2 Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:

- Nông dân công xã: chiếm đa số ,là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội

- Quý tộc quan lại: có nhiều của cải và quyền thế.Đứng đầu là vua: Nắm mọi quyền hành

- Nô lệ: hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc

 Do bị bóc lột Nô lệ và dân nghèo nổi dậy đấu tranh

3 Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.

- Đứng đầu là vua đứng đầu, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội

- Giúp vua có bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc

Tiết:5

Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY

1 Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây?

- Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, trên 2 bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a, các quốc gia cổ đại phương Tây: Hy Lạp và Rô-ma được hình thành

- Nền kinh tế chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp

2 Xã hội cổ đại Hy lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào?

Có 2 giai cấp cơ bản:

- Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ

- Nô lệ: lực lượng lao động chính trong xã hội,làm việc cực nhọc trong các trang trại, bị đối

xử tàn tệ và là tài sản riêng của chủ nô, bị xem như “công cụ biết nói”

 Nô lệ nổi dậy đấu tranh.( tiêu biểu cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cut năm 71-73 trước công nguyên)

3 Chế độ chiếm hữu nô lệ.

Trang 4

- Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có 2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ, chủ nô sống dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ

- Nhà nước do dân tự do và quý tộc bầu ra, gọi là chế độ dân chủ chủ nô (dân ch ủ cộng hoà.)

Tiết:6

Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI

1 Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

- Thiên văn, lịch (âm lịch), làm đồng hồ

- Chữ tượng hình Ai Cập, Trung Quốc

Được viết trên giấy Pa pi rút, trên mai rùa, thẻ tre, đất sét…

- Toán học:

+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm được số pi bằng 3.16

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học

+ Người An Độ tìm ra các chữ số (kể cả số 0)

- Kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà),

2 Người Hy Lạp và Rô-ma có những đóng góp gì về văn hóa?

- Thiên văn, lịch (dương lịch)

- Chữ viết: sáng tạo Hệ chữ cái a, b, c,

- Chữ số: Số thường 1, 2, 3, và số La Mã I, II, III,

- Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học, Thiên văn, Vật lý, Sử học, Triết học,

- Văn học cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ với những vở kịch thơ độc đáo: Ê-đíp làm vua,

- Kiến trúc: Đền Pác Tê-nông (Aten), đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, Thần

Vệ Nữ,

Tiết:7

Bài 7: ÔN TẬP

1 Những dấu vết của người tối cổ (người vượn) được phát hiện ở đâu?

- Đông Phi, Gia-va, gần Bắc Kinh

- Thời gian: 3 – 4 triệu năm

2 Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ?

- Giữa người tối cổ và người tinh khôn có sự khác nhau cơ bản về hình dáng, về cuộc sống,

về sự chế tạo công cụ lao động Ta thấy được vai trò của sự lao động trong sự tiến hoá từ vượn thành người

Con người Khi đi ngã về phía trước, tay dài quá

đầu gối, ngón tay vụng về, thể tích não 850-1100cm3

Người đứng thẳng, trán cao, mặt phẳng, bàn tay nhỏ khéo léo, thể tích não phát triển 1450cm3

Công cụ sản xuất đá thô sơ - Biết cải tiến công cụ đá

- Phát hiện ra kim loại và biết chế tạo ra công cụ kim loại

Tổ chức xã hội - Người tối cổ sống thành từng bầy

trong hang động, mái đá và cả ngoài trời

- Sống bằng săn bắt và hái lượm

- Biết sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn

- Sống từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc

- Họ làm chung, ăn chung, biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm

đồ trang sức

Trang 5

PHƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG TÂY

Các quốc gia

thời cổ đại

- Cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III TCN có các quốc gia thành lập: Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ, Trung Quốc

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

- Khoảng thiên niên kỷ I TCN có các quốc gia thành lập: Hy Lạp và Rô-ma

- Kinh tế chủ yếu là thương nghiệp và thủ công nghiệp

Các tầng lớp

trong xã hội

- Vua, quý tộc

- Nông dân công xã

- Nô lệ

- Chủ nô

- Nô lệ

Hình thái Nhà

nước

Nhà nước quân chủ chuyên chế Nhà nước cộng hòa (dân chủ chủ nô)

Thành tựu văn

hóa

- Thiên văn, lịch (âm lịch), làm đồng hồ

- Chữ tượng hình Ai Cập, Trung Quốc Được viết trên giấy Pa

pi rút, trên mai rùa, thẻ tre, đất sét

- Toán học:

+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm được số pi bằng 3.16 + Người Lưỡng Hà giỏi về số học

+ Người An Độ tìm ra các chữ

số (kể cả số 0)

- Kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà),

- Thiên văn, lịch (dương lịch)

- Chữ viết: sáng tạo Hệ chữ cái a, b, c,

- Chữ số: Số thường 1, 2, 3, và số La Mã I,

II, III,

- Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học, Thiên văn, Vật lý, Sử học, Triết học,

- Văn học cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ với những vở kịch thơ độc đáo: Ê-đíp làm vua,

- Kiến trúc: Đền Pác Tê-nông (Aten), đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ Nữ,

TIẾT 8

KIỂM TRA 15 PHÚT

Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ XX

CHƯƠNG I:

BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA

Bài 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

Các giai đoạn Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy Công cụ chủ yếu

1 Những dấu tích

của Người tối cổ

được tìm thấy ở

đâu?

40 – 30 vạn năm - Hang Thẩm Khuyên, Thẩm

Hai (Lạng Sơn)

- Núi Đọ (Thanh Hóa)

- Xuân Lộc (Đồng Nai)

Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ

2 Ở giai đoạn đầu

Người tinh khôn

sống như thế nào?

3-2 vạn năm - Mái đá Ngườm (Thái

Nguyên)

- Sơn Vi (Phú Thọ)

Rìu bằng hòn cuội, có hình thù rõ ràng

3 Giai đoạn phát

triển Người tinh

khôn có gì mới?

12.000 – 4.000 năm - Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng

Sơn)

- Hạ Long, Bàu Tró

- Quỳnh Văn

Công cụ đá được mài lưỡi, sắc bén hơn

Công cụ bằng xương, sừng

Đồ gốm

Trang 6

1.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu

- Cách đây khoảng 40-30 vạn năm người tối cổ sinh sống ở khắp nơi trên đất nước ta (gần: sông, suối, ven biển)

+ Thẩm Khuyên, Thẩm Hải (Lạng Sơn)

+ Quan Yên, Núi Đọ (Thanh Hoá)

+ Xuân Lộc (Đồng Nai)

- Sử dụng CCLĐ bằng đá, ghè đẽo thô sơ

2.Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống ntn?

- Khoảng 3-2 vạn năm người tối cổ chuyển dần thành người tinh khôn ở nhiều nơi

+ Mai đá Ngườm (Thái Nguyên)

+ Sơn Vi (Phú Thọ)

+ Lai Châu Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An

- CCLĐ vẫn bằng đá, song có hình thù rõ ràng

(CCLĐ bằng đá được cưa, mài nhẵn)

3.Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới

Cách ngày nay khoảng 10000-4000 năm

- Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn),Hạ Long, Bàu Tró

- Công cụ đá được mài lưỡi, sắc bén hơn.,Công cụ bằng xương, sừng

Đồ gốm

- Việt Nam là một trong những quê hương của loài người

Tiết:9

Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY

TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

1 Đời sống vật chất:

- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất lao động: Biết mài đá làm công cụ: Rìu, bôn, chày

- Họ biết làm gốm, sử dụng công cụ tre, gỗ, xương, sừng

- Biết trồng trọt (rau, đậu, bí) và chăn nuôi (chó, lợn)

- Sống ở hang động, mái đá, lều cỏ hoặc lá cây

2 Tổ chức xã hội:

- Người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm ở vùng thuận tiện, định cư lâu dài ở một nơi

- Quan hệ xã hội được hình thành Những người cùng họ hàng huyết thống chung sống với nhau, tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ

Những người cùng sống chung với nhau thành từng nhóm và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ Đó là thị tộc mẫu hệ

3 Đời sống tinh thần:

- Biết làm đồ trang sức

- Có quan niệm tín ngưỡng: thờ vật tổ (hươu)chôn người chết (chôn theo công cụ)

TIẾT 10 :KIỂM TRA 1 TIẾT

CHƯƠNG II:

THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC Tiết: 11

Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ

1 Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?

Trang 7

- Người nguyên thủy mở rộng vùng cư trú xuống thung lũng, vùng chân núi, vùng khe Họ sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá

- Công cụ lao động được cải tiến:

+ Rìu đá có vai, mài nhẵn 2 mặt, lưỡi đục, bàn mài và những mảnh cưa đá

+ Công cụ bằng xương, sừng nhiều hơn

+ Đồ gốm xuất hiện cùng với chì lưới bằng đất nung (để đánh cá)

- Xuất hiện đồ trang sức

2 Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?

- Để định cư lâu dài con người cần phải cải tiến công cụ lao động

- Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim (từ quặng, đồng =>đồ đồng xuất hiện)

 Ý nghĩa: Công cụ sản xuất nhiều, nâng cao năng suất lao động, của cải làm ra nhiều

3 Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng

- Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta

 Cuộc sống con người ổn định hơn, định cư lâu dài, cây lương thực chính,

Tiết:12

Bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1 Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?

- Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển

- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp

 Trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng

2 Xã hội có gì đổi mới?

- Hình thành hàng loạt làng bản gọi là chiềng chạ, nhiều chiềng chạ hợp thành bộ lạc

- Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ

- Làng bản biết bầu người quản lý

- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo

3 Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?

- Từ thế kỷ VIII – I TCN, có nhiều nền văn hóa phát triển cao như: Oc Eo (An Giang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đông Sơn (Bắc Bộ – Bắc Trung Bộ)

- Văn hóa Đông Sơn có công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, lưỡi rìu,  đồ đồng thay

thế đồ đá đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong xã hội

- Cư dân văn hóa Đông Sơn gọi là cư dân Lạc Việt

Tiết:13

Bài 12: NƯỚC VĂN LANG

1 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Sự hình thành các bộ lạc lớn

- Sản xuất phát triển  Sự phân hóa giàu nghèo

- Cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng

- Chống giặc ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc

2 Nước Văn Lang thành lập

- Thế kỷ VII TCN thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành 1 nước gọi là nước Văn Lang Người thủ lĩnh lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang thuộc vùng Bạch Hạc- Phú Thọ

3 Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

(Xem sơ đồ trong sách giáo khoa)

- Đứng đầu là Vua Hùng Giúp việc có Lạc hầu, Lạc tướng

Trang 8

- Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu là Lạc tướng.

- Dưới Bộ là chiềng chạ, đứng đầu là Bồ chính

- Chưa có luật pháp và quân đội

Nhận xét: Là nhà nước đơn giản.

Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN

CỦA CƯ DÂN VĂN LANG

1 Nông nghiệp và các nghề thủ công

Văn Lang là một nước nông nghiệp: Thóc lúa là lương thực chính, còn trồng thêm khoai, đậu, trồng dâu, chăn tằm, đánh cá và nuôi gia súc phát triển

- Các nghề thủ công: làm gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá, đặc biệt nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao Ngoài ra, người Văn Lang còn biết rèn sắt

2 Đời sống vật chất:

- Việc ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền, vật liệu: tre, lá

- Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền

- Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, gia vị Biết dùng mâm, bát, muôi

- Về mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu, đeo đồ trang sức

3 Đời sống tinh thần:

- Tổ chức lễ hội vui chơi, đua thuyền, giã gạo

- Biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên, biết chôn người chết theo hiện vật

- Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình

 Đời sống tinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng

TIẾT 15

Bài 14: NƯỚC ÂU LẠC

1 Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần diễn ra như thế nào?

- Cuối thế kỷ III TCN, nước Văn Lang không còn yên bình

- Năm 218 TCN Vua Tần đánh xuống phương Nam

- Tây Au và Lạc Việt hợp lại, cử Thục Phán chỉ huy Người Việt trốn vào rừng, ngày ở yên, đêm ra đánh

- Kết quả: Năm 209 TCN, Người Việt đánh tan quân Tần, giết chết Hiệu úy Đồ Thư, quân Tần rút về nước

2 Nước Âu Lạc ra đời

- Năm 207 TCN, Thục Phán hợp nhất đất đai Tây Au và Lạc Việt, lập ra nước Au Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa – Hà Nội)

- Bộ máy nhà nước (Xem sơ đồ Tổ chức NN Văn Lang)

 Bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn thời An Dương Vương, quyền lực nhà vua cao hơn

3 Đất nước Au Lạc có gì thay đổi?

- Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng dùng phổ biến, lúa gạo nhiều hơn, chăn nuôi, đánh cá, săn bắt phát triển

- Thủ công nghiệp: Đồ gốm, dệt vải phát triển, đặc biệt là ngành xây dựng và luyện kim

- Xã hội: Dân số tăng, phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc

Tiết: 16

Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (tt)

Trang 9

4 Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng

- Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín, các vòng thành đều có hào bao quanh thông với đầm Cả

và sông Hoàng

- Lực lượng quốc phòng gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí bằng đồng

- Thành Cổ Loa là một công trình độc đáo sáng tao của người Âu Lạc

- Cổ Loa là một quân thành

5 Nhà nước Au Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

- Năm 179 TCN, Triệu Đà dùng kế chia rẽ nội bộ Au Lạc, An Dương Vương không đề phòng  Au Lạc thất bại nhanh chóng

- Bài học kinh nghiệm:

+ Đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác

+ Vua phải tin tưởng vào trung thần

+ Phải dựa vào dân để đánh giặc

Tiết:17

Bài 16: ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II

1 Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?

THỜI GIAN

XUẤT HIỆN

Hàng chục vạn năm Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai

40 – 30 vạn năm Núi Đọ (Thanh Hóa) Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ

4 vạn năm Hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) Răng và mảnh xương trán của người

tinh khôn 4000-3500 năm Phùng Nguyên, Cồn Chân, Bến

Đò,

Nhiều công cụ đồng thau

2 Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?

Các giai đoạn Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy Công cụ chủ yếu

Người tối cổ: Sống

thành từng bầy 40 – 30 vạn năm - Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

- Núi Đọ (Thanh Hóa)

- Xuân Lộc (Đồng Nai)

Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ

Ở giai đoạn đầu

Người tinh khôn:

Sống thành thị tộc

mẫu hệ

3-2 vạn năm - Mái đá Ngườm (Thái

Nguyên)

- Sơn Vi (Phú Thọ)

Rìu bằng hòn cuội, có hình thù rõ ràng

Giai đoạn phát

triển Người tinh

khôn: Sống thành

bộ lạc và liên minh

các thị tộc phụ hệ

12.000 – 4.000 năm

4000 – 3500 năm

- Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn)

- Hạ Long, Bàu Tró

- Quỳnh Văn

- Phùng Nguyên

Công cụ đá được mài lưỡi, sắc bén hơn

Công cụ bằng xương, sừng

Đồ gốm Kim loại: đồng, sắt

3 Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Au Lạc:

- Sự hình thành các bộ lạc lớn, mâu thuẫn giữa giàu và nghèo đã nảy sinh

- Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc, chống ngoại xâm

- Nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng

Trang 10

-Vùng cư trú mở rộng.

-Cơ sở kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước đã trở thành nghành chinh, chăn nuôi cũng phát triểnThủ công: Nghề luyện kim phát triển đạt đến trình độ cao

-Các quan hệ xã hội:

+ Dân cư ngày càng đông

+ Xuất hiện sự phân biệt giàu , nghèo ngày càng rõ

4 Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Au Lạc:

Trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa

TIẾT 18

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

GIỚI THIỆU VÀI NÉT KHÁI QUÁT

VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí, địa hình, thổ nhưỡng

 Thành phố HCM có diện tích khoảng2095Km2, giáp các tỉnh Tây Ninh,Đồng Nai, Bình Dương,Long An

 Thành phố HCM nằm hạ lưu sông Sài Gòn, hình thành trên lằn ranh giữa hai vùng phù sa cũ và mới: phía Bắc thành phố là vùng phù sa cổ và đất đỏ ba-dan; phia nam là vùng phù sa mới

b Khí hậu

 TPHCM nằm trong vành đai nhiệt đới ẩm, chỉ có 2 mùa mưa nắng riêng biệt, với thời tiết điều hòa, nóng ẩm

c Hệ sinh thái

 Hệ sinh thái đa dạng: rừng ngập mặn vùng duyên hải với hệ động thực vật phong phú, vùng biển phía đông nam và hệ thống sông ngòi đem lại nguồn thủy sản dồi dào

d Vị thế

 Thành phố HCM có vị trí “ mở”:là đầu mối giao thông quan trọng giữa Đông Nam bộ và Tây Nam bộ; với miền Trung, miền Bắc và cả khu vực cũng như ngước ngoài

 Là 1 thành phố trẻ, chỉ hình thành hơn 300 năm và là trung tâm kinh tế , văn hóa của cả nước

2 Thành phố Hồ Chí Minh nơi “ đất lành chim đậu”

 Dân số TPHCM có hơn 7 triệu người với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, cả ngoại kiều trên thế giới

 Mật dộ dân số: khoảng 2700 người/ 1Km2

 Do có điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên TPHCM là điểm lập nghiệp và định cư

lí tưởng, nguồn lao động dồi dào giúp thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển

II/ TỔ CHỨC CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

o 19 quận : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Thủ đức, Gò vấp, Bình thạnh, Tân bình, Tân phú, Phú nhuận, Tân phú

o 5 huyện; Hóc Môn, Củ chi, Bình chánh, Cần giờ, Nhà bè

 Các đơn vị hành chính tại TPHCM: Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân được thành lập từ cấp thành phố đến các quận, huyện, phường xã

KIỂM TRA HỌC KỲ I

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thái Nhà - Kiến thức cơ bản Lịch sử 6
Hình th ái Nhà (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w