Là một hình thức đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại Cơ sở và báo cáo định kỳ về Cơ quan thẩm quyền (cụ thể là: Chi cục BVMT; Phòng TNMT). Đánh giá chất lượng môi trường ở đây nghĩa là đánh giá một cách tổng quan trên nhiều nguồn phát sinh chất thải như: nước thải, khí thải, chất thải rắn (bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại). Hình thức đánh giá bằng cách đo đạc mẫu khí thải, nước thải, tính toán lượng chất thải rắn phát sinh và tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.
1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì? Là một hình thức đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại Cơ sở và báo cáo định kỳ về Cơ quan thẩm quyền (cụ thể là: Chi cục BVMT; Phòng TNMT). Đánh giá chất lượng môi trường ở đây nghĩa là đánh giá một cách tổng quan trên nhiều nguồn phát sinh chất thải như: nước thải, khí thải, chất thải rắn (bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại). Hình thức đánh giá bằng cách đo đạc mẫu khí thải, nước thải, tính toán lượng chất thải rắn phát sinh và tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước. 2. Những đơn vị nào cần thực hiện? - Cơ sở sản xuất lớn, nhỏ; - Khách sạn, nhà nghỉ; - Nhà trọ (từ 10 phòng trở lên); - Bệnh viện, phòng khám; - Trường học; - Nhà hàng lớn, nhỏ; - Chung cư; - Tòa nhà; - Công trình xây dựng; - Khu công nghiệp; - Khu dân cư; - Trung tâm thương mại; - Siêu thị. 3. Cơ quan tiếp nhận: - Đối với các doanh nghiệp có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết): trình nộp cho Sở TNMT – Chi cục BVMT. - Đối với các doanh nghiệp có Quyết định phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường (hoặc Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường đơn giản): trình nộp cho Phòng TNMT. - Đối với các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp hoặc Khu công nghệ cao có thể nộp thêm 01 bản báo cáo cho Ban quản lý (không bắt buộc). 4. Căn cứ thực hiện: - Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở TNMT thành phố HCM. - Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương. - Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 5. Thời gian thực hiện: Dựa trên Phần Cam kết (Chương 4) trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường mà mỗi Doanh nghiệp có thời gian lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau. Tuy nhiên, đối với những Doanh nghiệp chưa có bất cứ giấy tờ nào liên quan như trên có thể áp dụng thời gian như sau: - Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh: 6 tháng/ lần. Thời hạn nộp Báo cáo giám sát môi trường cho 6 tháng đầu năm: ngày 15/07 Thời hạn nộp Báo cáo giám sát môi trường cho 6 tháng cuối năm: ngày 15/01 của năm kế tiếp. - Bình Dương: Đo đạc, phân tích mẫu nước thải, khí thải: 3 tháng/ lần. Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ: 1 năm/ lần. (vào Quý đầu tiên của năm kế tiếp) 6. Quy trình thực hiện: - Khảo sát, đánh giá sơ bộ về Cơ sở; - Dựa trên công nghệ sản xuất, đánh giá các nguồn ô nhiễm phát sinh như: nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại; - Đánh giá chi tiết từng nguồn ô nhiễm và các loại chất thải phát sinh của mỗi nguồn. - Đo đạc, phân tích mẫu nước thải, khí thải theo Quy chuẩn Việt Nam, có chứng nhận Vilas. - Dựa trên Quy chuẩn về nước thải, khí thải của Nhà nước, đánh giá kết quả phân tích thực tế tại Cơ sở, nhằm mục đích xác định được chất lượng môi trường hiện hữu. - Đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiện tại tại Cơ sở, và các biện pháp giảm thiểu trong tương lai (nếu có) - Trình nộp cho Cơ quan thẩm quyền. 7. Số lượng mẫu khí thải, nước thải cần phải đo đạc: Tương tự như thời gian thực hiện Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, dựa trên Phần Cam kết (Chương 4) trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường mà mỗi Doanh nghiệp có số lượng mẫu đo đạc khác nhau. Tuy nhiên, đối với những Doanh nghiệpchưa có bất cứ giấy tờ nào liên quan như trên, số lượng mẫu sẽ ước tính khi khảo sát hoặc dựa trên những thông tin sơ bộ. 8. Chi tiết về lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ từ năm 2014 của tỉnh Bình Dương: Đối với các Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong hoặc ngoài Khu/cụm công nghiệp: Nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình bảo vệ môi trường tại Doanh nghiệp mà tỉnh Bình Dương đã triển khai hình thức Báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới cho mỗi Cơ sở. Theo Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương, tất cả các Doanh nghiệp có chế độ báo cáo mới như sau: + Giám sát môi trường xung quanh: giám sát các thông số ô nhiễm đặc trưng theo Quy chuẩn Việt Nam hiện hành với tần suất 06 tháng/ lần. + Giám sát chất thải: giám sát, đo đạc chất thải tại Cơ sở theo Quy chuẩn Việt Nam hiện hành với tần suất 03 tháng/ lần. Thời hạn nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho các Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa bàn tỉnh là 01 lần/ năm (cụ thể là vào Quý đầu tiên của năm kế tiếp). Trong đó, nội dung Báo cáo phải đầy đủ kết quả của các đợt quan trắc theo quy định. Đối với các Chủ đầu tư Khu/cụm công nghiệp: Đối với chủ đầu tư các Khu/cụm công nghiệp, Ủy ban tỉnh có biện pháp quản lý chặt chẽ với tần suất báo cáo giám sát môi trường định kỳ cao hơn, là 02 lần/ năm. Thời hạn nộp báo cáo định kỳ như sau: + Thời hạn nộp báo cáo định kỳ lần 1: tháng 07 hàng năm; + Thời hạn nộp báo cáo định kỳ lần 2: vào tháng 03 của năm sau. Bên cạnh những thay đổi trên, Ủy ban tỉnh với chủ trương giảm bớt thời gian, chi phí đi lại cho Doanh nghiệp, Sở TNMT tỉnh Bình Dương đã đưa vào vận hành phần mềm “báo cáo giám sát môi trường” trực tuyến thông qua website: quanlymoitruongbinhduong.gov.vn. Do đó, Doanh nghiệp có thể đăng nhập bằng mã số thuế và báo cáo môi trường định kỳ về cho Cơ quan nhà nước. 9. Những câu hỏi thường gặp: a. Cơ sở sản xuất nhỏ có cần phải làm Báo cáo giám sát môi trường định kỳ không? Tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ, nếu đã có sản xuất thì đều bắt buộc làm Báo cáo giám sát môi trường. b. Cơ sở sản xuất nhỏ (các tỉnh, trừ Bình Dương) có thể đề nghị Cơ quan nhà nước xem xét làm Báo cáo giám sát môi trường 1 lần/ năm được không? Cơ sở chỉ được làm Báo cáo giám sát môi trường 1 lần/ năm khi đã được Cơ quan nhà nước kiểm tra và cấp phép (hoặc công văn) nêu rõ tần suất báo cáo. c. Không làm Báo cáo giám sát môi trường phạt bao nhiêu tiền? - Phạt cảnh cáo: 1.000.000VNĐ đến 2.000.000VNĐ - Phạt tiền theo Điều 8 & Điều 9, Mục 1, Chương 2 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. - Phạt tiền từ 500.000VNĐ đến 200.000.000VNĐ, nặng hơn có thể bị tước giấy phép hoạt động. d. Doanh nghiệp chưa có bất cứ giấy tờ nào về môi trường, có thể làm Báo cáo giám sát môi trường không? Có. Doanh nghiệp vẫn tiến hành Báo cáo giám sát môi trường định kỳ bình thường. e. Doanh nghiệp hoạt động trên bao lâu thì phải làm Báo cáo giám sát môi trường định kỳ? 6 tháng trở lên. g. Kết quả đo đạc, phân tích mẫu nước thải, khí thải trong quá trình thực hiện Báo cáo giám sát môi trường định kỳ bị vượt so với quy định, có bị phạt không? Có. Mức phạt nêu rõ trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. h. Làm Báo cáo môi trường định kỳ trình nộp cho Cơ quan nào? Chi cục Bảo vệ môi trường hoặc Phòng TNMT. i. Các hồ sơ môi trường mà Doanh nghiệp cần làm là gì? 10. Tại sao chọn LIGHTHOUSE làm đối tác của bạn? là gì? Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng.Thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Những đơn vị phải nào phải lập cam kết bảo vệ môi trường? Dự án có có phát sinh chất thải sản xuất. Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường. Dự án thay đổi địa điểm thực hiện; Dự án không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký Quy trình thực hiện Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, không khí, tiếng ồn Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tư nhiên, môi trường, KT-XH. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án. Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: chất thải nguy hại, khí thải, nước thải, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án. Đề xuất phương án giảm thiểu, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình giám sát môi trường. Đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường. Tại sao bạn nên để trường Lighthouse giúp bạn: Thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp. Tận tâm tư vấn kiến thức và luật môi trường cho doanh nghiệp. Chi phí hợp lý. CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG LIGHTHOUSE Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.62968275 - 08.62964247 . Fax: 08.62964247 Email: lighthouse.environment@gmail.com . gian thực hiện Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, dựa trên Phần Cam kết (Chương 4) trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường mà mỗi. Doanh nghiệp chưa có bất cứ giấy tờ nào về môi trường, có thể làm Báo cáo giám sát môi trường không? Có. Doanh nghiệp vẫn tiến hành Báo cáo giám sát môi trường định kỳ bình thường. e. Doanh nghiệp. độ báo cáo mới như sau: + Giám sát môi trường xung quanh: giám sát các thông số ô nhiễm đặc trưng theo Quy chuẩn Việt Nam hiện hành với tần suất 06 tháng/ lần. + Giám sát chất thải: giám sát,