1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 20(tiết2): Chiến sự lan rộng...

5 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 28 Bài 20 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 , NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được từ năm 1873 , Pháp mở rộng xâm lược cả nước, những diễn biến chính trong quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. - Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa. 2 Tư tưởng: - Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp. - Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 3. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét , rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại. - Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: - Lược đồ trận Cầu Giấy lần 2. - Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì. - Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học. - Văn thơ yêu nước đương thời. III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hoàn cảnh, nội dung của điều ước Nhâm Tuất . 3. Dẫn dắt vào bài mới: Với âm mưu và tham vọng của mình dù sau khi đã chiếm được 6 tỉnh Nam Kì và tiến đánh Hà Nội lần thứ nhất thất bại với trận Cầu Giấy (21/12/1873). Hơn nữa ngay từ đầu Pháp đã liên tục vấp phải phong trào kháng chiến của nhân dân ta nhưng chúng vẫn không từ bỏ ý định xâm lược toàn bộ Viêt Nam. Vậy để tìm hiểu quá trình Pháp tiến hành âm mưu của mình có thuận buồm xuôi gió hay không? Kết quả thế nào? Hôm nay chúng ta tiếp tục học bai 20 để giải quyết những vấn đề này. 4. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp: Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì những năm 1882-1884. 1. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882-1883). -GV: Tại sao Pháp lúc này xúc tiến âm mưu xâm lược Bắc Kì nói riêng và toàn bộ Việt Nam nói chung? -HSTL+GVKQ: Vào nhưng năm 70 của thế kỉ XIX nước Pháp chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa thì vấn đề đặt ra cho chính phủ Pháp lúc này là: thị trường, nhân công, nguyên liệu và lợi nhuận. + Trước 1875 do thất bại trong chiến tranh Pháp – Phổ nên Pháp suy yếu nghiêm trọng. Sau đó lại phải đối phó với sự nổi dậy của công nhân(công xã Pa-ri 1871) nên phải co lại chính sách đối với thuộc địa. + Sau 1875, Pháp ổn định và phát triển theo chủ nghĩa đế quốc. Cho nên lúc này xâm lược toàn bộ Việt Nam không chỉ là việc của thương nhân, bọn thực dân hiếu chiến mà là đường lối chung của nhà nước tư sản Pháp. -GV: Vậy theo em Pháp dựa vào cớ nào để đánh Bắc Kì lần thứ hai? -HSTL+GVKQ: Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 qua việc cho quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc ngăn cản việc đi lại buôn bán trên sông Hồng, tàn sát đạo, đàn áp những người cộng tác với Pháp. Giao thiệp với nhà Thanh. Cho nên: Ngày 3/4/1882, quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội. - GV giảng: Đạo quân này do đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy. Sau khi được tăng thêm viện binh chúng liền gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu: yêu cầu quân đội triều đình phải nộp thành trong vòng 3 giờ. Tuy nhiên chưa hết thời hạn thì: Ngày 25/4/1884, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. - GV gọi 1HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được sự tàn phá và tội ác của quân Pháp. -GV: Vậy các em cho thầy biết lúc này thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? -HSTL+GVKQ: Trước sự tấn công ồ ạt của thực dân Pháp thì triều đình Huế tỏ ra hết sức bạc nhược, hoang mang dao động.Triều đình Huế không dám đối phó mà luôn chờ thương lượng. Nhân cơ hội đó: Pháp đánh chiếm 1 số tĩnh ở Bắc Kì như: Mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định (3/1883). - Ngày 3/4/1882, quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội. - Ngày 25/4/1884, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. - Triều đình Huế không dám đối phó mà luôn chờ thương lượng. - Pháp đánh chiếm 1 số tĩnh ở Bắc Kì như: Mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định (3/1883). - Chuyển ý: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến như thế nào? 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến. -GV giảng: Đứng trước âm mưu và hành động xâm lược của Pháp ngay từ đầu nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì đã thể hiện được tinh thần quyết chiến anh dũng của mình. Tiêu biểu là tấm gương của Hoàng Diệu: Khi Pháp tấn công vào thành thì ông đã đứng ra chỉ huy kiên quyết chống cự, nhưng do Pháp quá mạnh không thể cản nổi cho - Tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội. nên sau khi thảo tờ di biểu gởi kên triều đình Huế, ông đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu để khỏi rơi vào tay giặc. -GV: Em biết gì về Hoàng Diệu? -HSTL+GVKQ: - Hoàng Diệu ( 1829- 1882) quê gốc ở Quảng Nam - Năm 16 tuổi đã nổi tiếng về văn thơ, 20 tuổi đỗ cử nhân, 26 tuổi đỗ phó Bảng và ra làm quan. Năm 1880 làm Tổng đốc thành Hà Nội. Khi Pháp tấn công Bắc Kì lần 2 (1882), ông đã cho đào hào đắp lũy, phòng thủ chuẩn bị chiến đấu. Khi Pháp tấn công Hà Nội ồ ạt thì ông đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh. -GV giảng: Dù thành Hà Nội rơi vào tay giặc nhưng nhiều sĩ phu văn thân vẫn tiếp tục nổi dậy kháng chiến và đã lập nên chiến công hiển hách với: - Thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ 2 (19/5/1883). - Hoạt động nhóm: - Nhóm 1: Bối cảnh dẫn đến trận Cầu Giấy lần 2? - Nhóm 2: Nêu sơ lược diễn biến chính của trận Cầu Giấy? - Nhóm 3: Kết quả và ý nghĩa của trận Cầu Giấy? - Nhóm 4: Nhận xét về thái độ của triều Nguyễn sau chiến thắng này? * Nhóm 1 + nhóm 2: HS tham khảo SGK để trả lời. * Nhóm 3: HSTL+GVKQ: - Đánh bại bước tiến, âm mưu mở rộng vùng chiếm đóng của địch. - Gây hoang mang lo sợ cho quân quân Pháp «thực là cuộc sống kinh khủng đối với 1 dúm người chừ kết liễu cuộc đời». - Thể hiện tinh thần quyết chiến dũng cảm của quân và dân ta. Cổ vũ và làm nức lòng nhân dân cả nước nhất tề nổi dậy đánh trả quân thù. *Nhóm 4: HSTL+GVKQ: Triều đình Huế lúc này vẫn nuôi ảo tưởng thương thuyết, sợ Pháp không dám đối phó. -Chuyển ý: Đứng trước thái độ của triều đình nhà Nguyễn sau trận Cầu Giấy thì nghị viện Pháp thông qua ngân sách chiến phí gửi thêm quân và chiến hạm sang Việt Nam. Pháp tấn công cửa biển Thuận An chiếm cửa biển Thuận An buộc triều đình nhà Nguyễn phải kí với Pháp 2 hiệp ước 1883 và 1884. Để biết được điều này, ta sang mục: II. Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hai hiệp ước 1883 và 1884. 1. Pháp tấn công cửa biển Thuận An. -GV: Vì sao lúc này Pháp quyết định tấn công cửa biển Thuận An? - Ngày 18/8/1883, quân Pháp tiến vào cửa biển Thuận An. -HSTL+GVKQ: vì lúc này ngoại giao- chính trị Pháp ổ định. Khi Pháp đánh Bắc Kì thì quân Thanh cũng kéo sang, hơn nữa Thuận An được xem là cổ họng của kinh thành Huế. Đặc biệt lúc này triều đình Huế rơi vào rối loạn do vua Tự Đức mất ( 17/7/1883). Và sau cái chết của Ri-vi-e, Pháp kêu gọi trả thù. * GV giảng: Sáng 18/8/1883 quân Pháp do Cuốc-bê chỉ huy tấn công vào Thuận An. Trước khi tấn công chúng đưa tối hậu thư buộc triều đình Huế giao toàn bộ các pháo đài. Nhưng chưa hết thời hạn thì thực dân Pháp hành động. Và sau 2 ngày công phá thì đến: Ngày 20/8/1883, Pháp đánh chiếm được Thuận An. - Ngày 20/8/1883, Pháp đánh chiếm được Thuận An. * GV giảng: Sau khi Pháp đánh chiếm được cửa biển Thuận An thì triều đình lo sợ đã kí với Pháp hiệp ước 1883 và sau đó kí thêm 1 hiệp ước nữa vào 1884. 2. Hai hiệp ước 1883 và 1884. - Ngày 25/8/1883, kí hiệp ước Hác- măng. -GV: Hiệp ước 1883 có những nội dung gì? -HSTL+GVKQ: - Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. - Đại diện Pháp nắm các công việc ở Trung Kì. - Ngoại giao Việt Nam do Pháp nắm. - Quân sự do Pháp huấn luyện và quản lí. - Kinh tế do Pháp nắm và quản lí toàn bộ. -GV: Bảo hộ là gì? - Ngày 6/6/1884, kí hiệp ước Pa-tơ- nốt. -HSTL+GVKQ: Bảo hộ là hình thức thống trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, nó vẫn duy trì chính quyền tay sai để phục vụ quyền lợi của nó. -GV giảng: Mặc dù kí hiệp ước và ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp tục diễn ra ở Bắc Kì và đã hình thành các trung tâm kháng chiến chống Pháp nổi lên vai trò của nhiều thủ lĩnh như: Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiên, Phạm Vụ Mẫn… Cho nên thực dân Pháp liên tục tổ chức nhiều cuộc hành quân càng quét để tiêu diệt. Sau đó chính phủ Pháp đã cử Pa-tơ-nốt sang Việt Nam kí với triều đình nhà Nguyễn hiệp ước vào ngày 6/6/1884, gồm 19 điều khoản dựa trên những điều khoảng cơ bản của hiệp ước Hác-măng nhưng có sửa chữa nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc các phần tử phong kiến. -GV giảng: Như vậy việc kí 2 hiệp ước trong khoảng thời gian ngắn với những nội dung của nó đã chứng tỏ triều đình Huế đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Cho dù lúc này nhân dân vẫn anh dũng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. -GV: Em có nhận xét đánh giá như thế nào về thái độ và trách nhiệm của triều Nguyễn? -HSTL+GVKQ: Thái độ của triều đình Huế ngay từ đầu tỏ ra lưng chừng sợ Pháp, sợ phong trào quần chúng nhân dân. Tỏ ra hết sức bạc nhược, luôn nuôi ảo tưởng thương lượng với Pháp. Cho nên ta thấy nhà Nguyễn có trách nhiệm lớn khi để nước ta rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. IV. CỦNG CỐ- BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Củng cố: GV có thể củng cố bài giảng bằng một số câu hỏi : + Tại sao Pháp phải tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam tới gần 30 năm 1858 - 1884 ? + Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược . + Em hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 2. Bài tập về nhà: + Làm các bài tập trong SGK. + Học bài cũ xem trước bài mới. . giảng: Tiết: 28 Bài 20 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 , NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học,. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược . + Em hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 2. Bài tập về nhà: + Làm các bài tập trong SGK. + Học bài cũ xem trước bài mới. . (3/1883). - Chuyển ý: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến như thế nào? 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến. -GV giảng: Đứng trước

Ngày đăng: 02/07/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w